Details
Nothing to say, yet
Nothing to say, yet
Kinh đại Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa Tập 19, Quyển 463, LXVIII Phẩm Phương Tiện Thiện Xảo 04 Bây giờ, Cụ Thọ Thiện Hiện Bạch Phật, Bạch Thế Tôn, như Lai thường nói Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa, do nhân duyên dị mà Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa được gọi là Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa. Phật Bảo Thiện Hiện Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa đến bờ rốt tráo bên kia của tất cả các Pháp, nên gọi là Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa. Lại nữa, Thiện Hiện Nhờ Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa, mà Thanh Văn, Độc Giác, Bồ Tát, như Lai có thể đến bờ bên kia, nên gọi là Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa. Lại nữa, Thiện Hiện Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa phân tích các Pháp nhỏ hơn cực vi, hoàn toàn không thấy một vật nhỏ nào thật sự có thể nắm bắt được, nên gọi là Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa. Lại nữa, Thiện Hiện Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa bao hàm chân như Pháp giới, Pháp tánh, nói rộng cho đến cảnh giới bất tương nghị, nên gọi là Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa. Lại nữa, Thiện Hiện Đối với Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa, không có Pháp nhỏ nào hoặc hợp, hoặc tan, hoặc có sắc, hoặc không sắc, hoặc có thấy, hoặc không thấy, hoặc hữu đối, hoặc vô đối, nên gọi là Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa. Vì sao? Vì Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa chẳng hợp, chẳng tan, không sắc, không thấy, không có một tướng đối lập nên gọi là vô tướng. Lại nữa, Thiện Hiện Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa có thể sanh ra tất cả thiện Pháp vi diệu, có thể phát sanh tất cả trí tuệ biện tại, có thể đem đến tất cả an lạc thế gian và suốt thế gian, có thể thông đặc nghĩa lý sâu xa của tất cả các Pháp cho nên gọi là Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa. Lại nữa, Thiện Hiện Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa có ý nghĩa chắc thật không thể lây động hưu hoại. Nếu Đại Bồ-Tát nào hành Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa, thì tất cả ác ma và quyến thủ của ma, thanh văn, độc giác, ngoại đạo, phạm chí, bạn ác, kẻ thù đều không thể phá hoại. Vì sao? Vì Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa nói tự tướng của tất cả các Pháp đều là không, các ác ma v.v. đều bất khả đắc, nên gọi là Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa. Thiện Hiện Các Đại Bồ-Tát phải thật sự làm theo nghĩa lý sâu xa của Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa này, nghĩa là quán thấy tự tướng tất cả các Pháp đều là không, nên tất cả ác duyên không thể lây động phá hoại. Lại nữa, Thiện Hiện Các Đại Bồ-Tát nào muốn thực hành theo nghĩa lý sâu xa của Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa, thì phải thực hành nghĩa vô thường, khổ, không, vô ngã, nghĩa tịch tịnh, nghĩa viễn ly. Phải thực hành nghĩa tuệ khổ, tập, diệt, đạo. Phải thực hành nghĩa trí khổ, tập, diệt, đạo. Phải thực hành nghĩa Pháp trí, loại trí, tha tâm trí. Phải thực hành nghĩa thế tục trí, thắng nghĩa trí. Phải thực hành nghĩa tận trí, vô sanh trí. Phải thực hành nghĩa tận sở hữu trí, như sở hữu trí. Thiện Hiện Để thực hành theo nghĩa lý sâu xa của Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa, các Đại Bồ-Tát phải thực hành Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa. Cụ Thọ Thiện Hiện lại bạch Phật. Bạch Thế Tôn Ở trong nghĩa lý sâu xa vi diệu của Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa này, nghĩa và phi nghĩa đều bất khả đắc. Vì sao để thực hành theo nghĩa lý sâu xa của Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa, các Đại Bồ-Tát phải hành Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa. Phật Bảo Thiện Hiện Để thực hành theo nghĩa lý sâu xa của Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa, các Đại Bồ-Tát phải nghĩ Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của tham, ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của sân, ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của si, ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của ta kiến, ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của ta định, ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của tất cả kiến thủ. Vì sao? Vì chân như thật tế của tham dục, sân hận, ngu si, ta kiến, ta định, cho đến tất cả kiến thủ không phải là nghĩa hoặc phi nghĩa đối với các Pháp. Lại nữa, Thiện Hiện Để thực hành theo nghĩa lý sâu xa của Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa, các Đại Bồ-Tát phải nghĩ như vậy, ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của sắc, ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của thọ, tưởng, hành, thức. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Nhãn Sứ cho đến Ý Sứ. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Sắc Sứ cho đến Pháp Sứ. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Nhãn Giới cho đến Ý Giới. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Sắc Giới cho đến Pháp Giới. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Nhãn Thức Giới cho đến Ý Thức Giới. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Nhãn Xuất cho đến Ý Xuất. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của các thọ do Nhãn Xuất làm duyên sanh ra cho đến các thọ do Ý Xuất làm duyên sanh ra. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Địa Giới cho đến Thức Giới. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Nhân Duyên cho đến Tăng Thượng Duyên. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Vô Minh cho đến Lão Tử. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Bố Thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát Nhã Ba-la-mật-đa. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Pháp Nội không cho đến Pháp Vô Tính Tự Tính không. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Trân Như cho đến Cảnh Giới Bất Tư Nghì. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Thánh Đế Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Bốn Niệm Trụ cho đến Tám Chi Thánh Đạo. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Bốn Tịnh Lự, Bốn Vô Lượng, Bốn Định Vô Sắc. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Tám Giải Thoát cho đến Mười Biến Thứng. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Pháp Môn Giải Thoát không, Vô Tướng, Vô Nguyện. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Tịnh Quán Địa cho đến Như Lai Địa. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Cực Khỉ Địa cho đến Pháp Vân Địa. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của tất cả Pháp Môn Đà-la-Ni, Pháp Môn Tam-ma Địa. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Năm Loại Mắt, Sáu Phép Thần Thông. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Mười Lực Như Lai cho đến Mười Tám Pháp Phật Bất Trọng. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Ba Mươi Hai Tướng Đại Sĩ, Tám Mươi Vẽ Đẹp. Ta không nên thực hành pháp nghĩa hoặc phi nghĩa của Pháp Không Quên Mất, Tánh Luân Luôn Xã. Ta không nên thực hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Quả Dự Lưu cho đến Độc Giác Bồ Đề. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của tất cả hành đại Bồ Tát. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của Quả Vị Vô Thường Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật. Ta không nên thực hành nghĩa hoặc phi nghĩa của trí nhất thiết trí. Vì sao? Thiện hiện. Vì khi đạt được Quả Vị Vô Thường Chánh Đẳng Bồ Đề như Lai Tiền Nghĩa và Phi Nghĩa của tất cả các Pháp đều không thể được. Thiện hiện nên biết, dù như Lai có tra đời hay không tra đời, thì Pháp Tánh, Pháp Trụ, Pháp Định, Pháp Nghĩa của các Pháp đều thường trụ, với các Pháp không có Pháp nào là nghĩa hoặc phi nghĩa. Thiện hiện. Các đại Bồ Tát nên liệt tất cả sự chấp trước nghĩa hoặc phi nghĩa để thực hành nghĩa lý sâu xa của Bác Nhã-Ba-La-Mật-Đa. Cụ thọ thiện hiện lại bạch Phật. Tại sao Bác Nhã-Ba-La-Mật-Đa không phải là nghĩa hoặc phi nghĩa đối với các Pháp? Phật bảo thiện hiện. Vì muốn chứng đắc Pháp vô vi, nên Bác Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa không là nghĩa hoặc phi nghĩa đối với các Pháp. Cụ thọ thiện hiện lại bạch Phật. Há không phải tất cả Hiền Thánh đều lấy Pháp vô vi làm thắng nghĩa sao? Phật bảo thiện hiện. Đúng vậy. Đúng vậy. Như lời ông nói, tất cả Hiền Thánh đều dùng Pháp vô vi làm thắng nghĩa, nhưng Pháp vô vi không tăng, không giảm đối với các Pháp. Thiện hiện. Giống như hư không, chân như, Pháp giới không tăng, không giảm đối với các Pháp. Cũng vậy, Bác Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa mà các Đại Bồ Tát thực hành cũng không tăng, không giảm đối với các Pháp. Vì thế Bác Nhã-Ba-La-Mật-Đa không là nghĩa hoặc phi nghĩa đối với các Pháp. Cụ thọ thiện hiện lại bạch Phật. Lẽ nào các Đại Bồ Tát không cần học Bác Nhã-Ba-La-Mật-Đa vô vi mới có thể chứng đắc trí nhất thiết trí sao? Phật bảo thiện hiện. Đúng vậy. Đúng vậy. Như lời ông nói, các Đại Bồ Tát cần học Bác Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa mới có thể chứng đắc trí nhất thiết trí, vì dùng Pháp không hay làm phương tiện. Thiện hiện lại hỏi. Dùng Pháp không hay chứng đắc Pháp không hay phải không? Phật bảo. Không phải. Thiện hiện lại hỏi. Dùng Pháp không hay để chứng đắc Pháp không hay phải không? Phật bảo. Không phải. Thiện hiện thưa. Nếu không dùng Pháp đối đại và Pháp không hay để chứng đắc Pháp không hay thì các Đại Bồ Tát phải làm sao để chứng đắc trí nhất thiết trí? Phật bảo. Thiện hiện. Pháp đối đại và Pháp không hay đều bất khả đắc. Cho nên không thể dùng Pháp đối đại hoặc Pháp không hay để chứng đắc trí nhất thiết trí. Nhưng Pháp không sợ đắc có thể chứng đắc không sợ đắc. Vì sao? Vì Bác Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa và trí nhất thiết trí đều bất khả đắc. L.I.G.X. Phẩm Thọ Dụ. Bây giờ, cụ Thọ thiện hiện Bạch Phật. Bạch Thế Tôn. Như Bác Nhã-Ba-La-Mật-Đa rất sâu xa, các Đại Bồ Tát có thể làm việc khó làm lạ, không nắm bắt các hữu tình, cũng không nắm bắt sự tạo tác của các hữu tình nhưng vì hữu tình cầu mong sớm chứng đắc trí nhất thiết trí. Bạch Thế Tôn. Giống như có người muốn trồng cây ở hư không nơi không sắc, không thấy, không đối tượng, không nơi nương tựa, thì rất khó. Cũng vậy, vì các Đại Bồ Tát không nắm bắt hữu tình và sự tạo tác của họ mà vì hữu tình cầu chứng đắc trí nhất thiết trí là việc rất khó. Phật bảo. Thiện hiện. Đúng vậy. Đúng vậy. Như lời ông nói. Bác Nhã-Ba-La-Mật-Đa rất sâu xa, các Đại Bồ Tát có thể làm việc khó làm là không nắm bắt hữu tình và sự tạo tác của họ mà vì hữu tình cầu mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Thiện hiện nên viết, tuy các Đại Bồ Tát không thấy có hữu tình thật, cũng không thấy sự tạo tác của họ. Nhưng hữu tình ngu si điên đảo chấp là có thật, chiền đắm trong sanh tử chịu khổ không dứt, cho nên vị ấy cầu sớm chứng đắc trí nhất thiết trí để cứu vớt họ, dùng phương tiện thiện xảo để cứu đồ họ. Giống như có người trồng cây nơi đất tốt, tuy người ấy không biết gốc, thân, nhánh, lá, hoa quả của cây này như thế nào nhưng sau khi đã trồng cây, người ấy tùy thời tưới nước, và không chăm sóc. Cây này dần dần lớn lên, gốc, thân, nhánh, lá, hoa quả sung xuê, nhiều người nhờ họ dùng sản phẩm của cây đó mà được lanh bệnh, yên vui. Cũng vậy, tuy không thấy có quả báo hữu tình, nhưng vì các hữu tình mà các Đại Bồ-Tát cầu mau chứng đắc trí nhất thiết trí lần lượt tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bác nhã-ba-la-mật-đa và vô số pháp bồ đề phần khác. Sau khi tu các pháp ấy đã viên mãn, họ liên chứng đắc trí nhất thiết trí, làm cho các hữu tình họ dùng quả báo nhánh lá, hoa quả đều được lợi ích. Thiện hiện nên biết, lợi ích cành lá nghĩa là các hữu tình nương vào Bồ-Tát này được thoát khỏi đường ác, lợi ích nơi hoa là nhờ nương vào Bồ-Tát này các hữu tình được sanh vào dòng họ lớn sát đế lợi, hoặc sanh vào dòng họ lớn ba-la-môn, hoặc sanh vào dòng họ lớn trưởng giả, hoặc sanh vào dòng họ lớn cưu sĩ, hoặc sanh lên cõi trời tiếu thiên vương cho đến trời phi tưởng phi phi tưởng xướng. Lợi ích nơi quả là Đại Bồ-Tát này từ chứng quả vị vô thường chánh đẳng Bồ-Đề để làm cho các hữu tình hoặc trụ quả dự lưu, hoặc trụ quả nhất lai, hoặc trụ quả bất hoàng, hoặc trụ quả A-la-háng, hoặc trụ quả độc giác Bồ-Đề, hoặc trụ quả vị vô thường chánh đẳng Bồ-Đề. Các hữu tình này xiên tu các pháp lành, nương theo đạo ba-thừa lần lượt chứng đắc nhiết bàn ba-thừa. Như vậy gọi là lợi ích của quả báo. Thiện hiện Tuy làm việc lợi ích lớn như vậy nhưng các Đại Bồ-Tát hoàn toàn không thấy thật có hữu tình nào đạt được nhiết bàn, chỉ thấy vọng tưởng và các khổ lằn dứt. Như vậy, thiện hiện Các Đại Bồ-Tát thực hành bác nhã ba-la-mật-đa sâu xa, không nắm bác hữu tình và sự tạo tác của họ. Nhưng vì trừ diệt ngã chấp điên đảo của họ, nên Bồ-Tát cầu mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Vì vậy, đó là việc rất khó. Cụ thọ thiện hiện bạch Phật Bạch Thế Tôn Các Đại Bồ-Tát phải biết như Phật. Vì sao? Vì nương vào các Đại Bồ-Tát ta liền có thể vĩnh viễn đoạn trừ tất cả địa ngục, bàn sanh, cõi quỷ, và cũng có thể vĩnh viễn đoạn trừ tất cả tai nạn, nghèo thiếu, thấp kém và các khổ ở ba cõi. Phật báo thiện hiện Đúng vậy. Đúng vậy. Như lời ông nói, các Đại Bồ-Tát phải biết như Phật. Nếu không có các Bồ-Tát ở thế gian thì không có tất cả như Lai ở ba đời, cũng không có độc giác và thanh văn. Cũng không thể vĩnh viễn đoạn trừ tất cả địa ngục, bàn sanh, cõi quỷ và tai nạn nghèo thiếu, thấp kém cùng các khổ trong ba cõi. Vì thế, thiện hiện, việc ông nói các Đại Bồ-Tát giống như Phật thật là đúng. Lại nữa, thiện hiện nên biết, các Đại Bồ-Tát tức là như Lai. Vì sao? Thiện hiện. Vì nếu do chân như này tạo ra như Lai, tức là do chân như này tạo ra độc giác, cũng do chân như này tạo ra thanh văn, cũng do chân như này tạo ra hiện thánh, cũng do chân như này tạo ra sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Cũng do chân như này tạo ra nhãn giới cho đến ý giới. Cũng do chân như này tạo ra sắc giới cho đến pháp giới. Cũng do chân như này tạo ra nhãn giới cho đến ý giới. Cũng do chân như này tạo ra sắc giới cho đến pháp giới. Cũng do chân như này tạo ra nhãn thức giới cho đến ý thức giới. Cũng do chân như này tạo ra nhãn xuất cho đến ý xuất. Cũng do chân như này tạo ra các thọ do nhãn xuất làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xuất làm duyên sanh ra. Cũng do chân như này tạo ra địa giới cho đến thức giới. Cũng do chân như này tạo ra nhân duyên cho đến tăng thượng duyên. Cũng do chân như này tạo ra vô minh cho đến lão tử. Cũng do chân như này tạo ra bố thí Balamudda cho đến bát ngã Balamudda. Cũng do chân như này tạo ra pháp nội không cho đến pháp vô tính tự tính không. Cũng do chân như này tạo ra thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Cũng do chân như này tạo ra bốn niềm trụ cho đến tám chi thánh đạo. Cũng do chân như này tạo ra bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Cũng do chân như này tạo ra tám giải thoát cho đến mười biến phướng. Cũng do chân như này tạo ra pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Cũng do chân như này tạo ra tịnh quán địa cho đến như lai địa. Cũng do chân như này tạo ra cực khỉ địa cho đến pháp vân địa. Cũng do chân như này tạo ra tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma địa. Cũng do chân như này tạo ra năm loại mắt, sáu phép thần thông. Cũng do chân như này tạo ra mười lực như lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Cũng do chân như này tạo ra ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp. Cũng do chân như này tạo ra pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Cũng do chân như này tạo ra trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Cũng do chân như này tạo ra tất cả hành đại Bồ-Tát. Cũng do chân như này tạo ra quả vị vô thường chánh đẳng Bồ-đệ của Chiêu Phật. Cũng do chân như này tạo ra trí nhất thiết trí. Cũng do chân như này tạo ra cảnh giới hữu vi. Cũng do chân như này tạo ra cảnh giới vô vi. Cũng do chân như này tạo ra tất cả pháp. Cũng do chân như này tạo ra tất cả hữu tình. Cũng do chân như này tạo ra tất cả đại Bồ-Tát. Như vậy, thiện hiện, hoặc chân như của Như Lai, hoặc chân như của Độc Giác, hoặc chân như của Thanh Văn, hoặc chân như của tất cả Hiền Thánh, hoặc chân như của các pháp như Sát V, V, hoặc chân như của tất cả hữu tình, hoặc chân như của tất cả đại Bồ-Tát, tất cả chân như này thật ra đều không khác nhau. Do không khác nên gọi là chân như. Các đại Bồ-Tát tu học viên mãn chân như này liền có thể chứng đắc trí nhất thiết trí. Do đã chứng đắc trí nhất thiết trí nên họ được gọi là Như Lai. Do đó, nên biết các đại Bồ-Tát rất là Như Lai. Vì tất cả các pháp, tất cả hữu tình đều lấy chân như làm định lượng. Thiện hiện. Như vậy, các đại Bồ-Tát nên học bác nhã Palamuddha sâu xa. Ai học bác nhã Palamuddha sâu xa tức là học chân như của tất cả pháp. Ai học chân như của tất cả pháp thì được tự tại vào chân như tất cả pháp. Nếu được tự tại vào chân như của tất cả pháp thì được trí phân biệt căng cơ hơn kém của tất cả hữu tình. Nếu đạt được trí phân biệt căng cơ hơn kém của tất cả hữu tình thì có thể biết hết sự hiểu biết sai khác của tất cả hữu tình. Nếu có thể biết hết sự hiểu biết sai khác của tất cả hữu tình thì biết nghiệp và quả báo của tất cả hữu tình. Nếu biết nghiệp và quả báo của tất cả hữu tình thì nguyện trí viên mãn. Nếu nguyện trí viên mãn thì có thể tịnh tu diệu trí ba đời. Nếu có thể tịnh tu diệu trí ba đời thì có thể viên mãn trí nhất thiết trí. Nếu năng viên mãn trí nhất thiết trí thì có thể làm đúng theo hành Bồ-Tát. Nếu có thể làm đúng theo hành Bồ-Tát thì có thể thường dùng tài thí, pháp thí làm lợi ích hữu tình. Nếu có thể dùng tài thí, pháp thí làm lợi ích hữu tình thì có thể thật sự làm thành thuộc hữu tình. Nếu có thể thật sự làm thành thuộc hữu tình thì có thể thật sự trang nghiêm cõi Phật. Nếu có thể thật sự trang nghiêm cõi Phật thì có thể chứng đắc trí nhất thiết trí. Nếu có thể chứng đắc trí nhất thiết trí thì có thể thật sự chuyển bánh xe diệu Pháp. Nếu có thể thật sự chuyển bánh xe diệu Pháp thì có thể giúp hữu tình đứng vững nơi Đạo Ba Thừa. Nếu có thể giúp hữu tình đứng vững nơi Đạo Ba Thừa thì có thể giúp cho hữu tình nhập vào cảnh giới vô dư y nít bàn. Như vậy, thiện hiện Các Đại Bồ-Tát thấy vô lượng công đức tự lợi, lợi thai như vậy, muốn làm cho tâm Đại Bồ-Đệ đã phát trở nên kiên cố, không thối chuyển thì nên siêng năng tu hành phương tiện thiện xảo Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa. Khi ấy, cụ thọ thiện hiện Bạch Phật. Bạch Thế Tôn Đại Bồ-Tát nào có thể phát tâm quả vị vô thường chánh đẳng Bồ-Đệ, tu hành Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa một cách đúng đắn thì thế gian trời, người, Atula V.V. đều nên cung kính lễ lệ. Phật bảo thiện hiện Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời ông nói Đại Bồ-Tát nào phát tâm quả vị vô thường chánh đẳng Bồ-Đệ, tu hành Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa một cách đúng đắn thì thế gian trời, người, Atula V.V. đều nên cung kính lễ lệ. Cụ thọ thiện hiện lại Bạch Phật Nếu vì làm lợi ích cho tất cả hữu tình, các Đại Bồ-Tát vừa phát tâm quả vị vô thường chánh đẳng Bồ-Đệ thì được bao nhiêu phước đức? Phật bảo thiện hiện Giả sử làm cho tất cả hữu tình đầy khắp tiểu thiên thế giới đều đến địa vị thanh văn, độc giác, thì theo ý ông, phước đức của các hữu tình này có nhiều không? Thiện hiện đáp Bạch Thế Tôn Rất nhiều Phước đức mà họ đạt được nhiều vô lượng, vô biên Phật bảo thiện hiện Phước mà các hữu tình ấy đạt được so với phước của một Đại Bồ-Tát đạt được nhờ mới phát tâm quả vị vô thường chánh đẳng Bồ-Đệ để làm lợi ích tất cả hữu tình mà ông vừa hỏi thì không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, như vậy cho đến không bằng một phần trăm ức muôn ức. Vì sao? Vì thanh văn, độc giác đều nương vào Đại Bồ-Tát mà có. Không phải Đại Bồ-Tát nương vào các thanh văn, độc giác mà có. Lại nữa, thiện hiện Hãy gác lại phước đức mà tất cả hữu tình đầy tiểu thiên thế giới hoặc trung thiên thế giới đạt được đều nhờ đến địa vị thanh văn hoặc độc giác. Giả sử tất cả hữu tình ở ba ngàn đại thiên thế giới đều đạt đến địa vị thanh văn, độc giác thì theo ý ông phước đức các hữu tình này đạt được có nhiều không? Thiện hiện đắt Bạch thế tôn Rất nhiều Phước đức mà họ đạt được nhiều vô lượng, vô biên Phật bảo thiện hiện Phước mà các hữu tình ấy đạt được so với phước của một Đại Bồ-Tát thu được nhờ mới phát tâm quả vị vô thường chánh đẳng Bồ-Đệ để làm lợi ích tất cả hữu tình mà ông đã hỏi thì không bằng một phần trăm, một phần ngàn, như vậy cho đến không bằng một phần trăm ngàn, một phần trăm ức muôn ức. Vì sao? Vì thanh văn, độc giác đều nương vào Đại Bồ-Tát mà có. Không phải Đại Bồ-Tát nương vào thanh văn, độc giác mà có. Lại nữa, thiện hiện Hãy gác lại phước đức mà tất cả hữu tình đầy khắp ba ngàn đại thiên thế giới có được nhờ đạt đến địa vị thanh văn hoặc độc giác. Giả sử tất cả hữu tình đầy khắp ba ngàn đại thiên thế giới đều trụ vào tỉnh quán địa thì theo ý ông phước đức của các hữu tình này có nhiều không? Thiện hiện đắt Bạch thế tôn Rất nhiều Phước đức người ấy đạt được nhiều vô lượng, vô biên Phật bảo thiện hiện Lượng phước mà các hữu tình ấy đạt được so với phước của một Đại Bồ-Tát đạt được nhờ mới phát tâm quả vị vô thường chánh đẳng Bồ-Đệ để làm lợi ích tất cả hữu tình như ông đã hỏi thì không bằng một phần trăm, một phần ngàn, như vậy cho đến không bằng một phần trăm ngàn, trăm ức muôn ức. Vì sao? Vì thanh văn, độc giác đều nương vào Đại Bồ-Tát mà có. Không phải Đại Bồ-Tát nương vào thanh văn, độc giác mà có. Lại nữa, thiện hiện Hãy chắc lại phước đức mà tất cả hữu tình đầy khắp ba ngàn đại thiên thế giới có được đều nhờ trụ vào tỉnh quán địa. Giả sử tất cả hữu tình đầy khắp ba ngàn đại thiên thế giới đều trụ vào chủng tánh địa, hoặc đệ bác địa, hoặc cụ kiến địa, hoặc bạc địa, hoặc ly dục địa, hoặc dĩ biện địa và giả sử tất cả hữu tình khắp ba ngàn đại thiên thế giới đều trụ vào địa vị độc giác, thì theo ý ông phước đức của các hữu tình này đạt được có nhiều không? Thiện hiện đáp Bạch thế tôn Rất nhiều Phước mà họ đạt được nhiều vô lượng, vô biên Phật bảo thiện hiện Lượng phước mà các hữu tình ấy đạt được so với phước của một đại Bồ Tát đạt được nhờ mới phát tâm quả vị vô thường chánh đẳng bồ đệ để làm lợi ích tất cả hữu tình như ông đã hỏi thì không bằng một phần trăm, một phần ngàn, như vậy cho đến không bằng một phần trăm ngàn, trăm ức muôn ức. Vì sao? Không phải đại Bồ Tát nương vào thanh văn, độc giác nương vào đại Bồ Tát mà có. Không phải đại Bồ Tát nương vào thanh văn, độc giác mà có. Lại nữa, thiện hiện Giả sử tất cả hữu tình đầy khắp ba ngàn đại thiên thế giới mới phát tâm vô thường chánh đẳng bồ đệ để làm lợi ích tất cả hữu tình, lượng phước của đại Bồ Tát này đạt được so với lượng phước đã được của đại Bồ Tát nhập chánh tánh ly xanh của Bồ Tát thì không bằng một phần trăm, một phần ngàn, như vậy cho đến không bằng một phần trăm ngàn, trăm ức muôn ức. Lại nữa, thiện hiện Giả sử tất cả hữu tình đầy khắp ba ngàn đại thiên thế giới đều nhập vào chánh tánh ly xanh của Bồ Tát, lượng phước mà các đại Bồ Tát này đạt được so với phước mà một đại Bồ Tát hành bồ đệ hướng đạt được thì không bằng một phần trăm, một phần ngàn, như vậy cho đến không bằng một phần trăm ngàn, trăm ức muôn ức. Lại nữa, thiện hiện Giả sử tất cả hữu tình đầy khắp ba ngàn đại thiên thế giới đều hành bồ đệ hướng, lượng phước mà các đại Bồ Tát này đạt được so với phước của một vị như Lai ứng chánh đẳng giác có được thì không bằng một phần trăm, một phần ngàn, như vậy cho đến không bằng một phần trăm ngàn, trăm ức muôn ức. Bây giờ, cụ Thọ thiện hiện lại Bạch Phật. Bạch Thế Tôn Các đại Bồ Tát mới phát tâm quả vị vô thượng chánh đẳng bồ đệ tư duy những gì? Phật dạy Thiện hiện Đại Bồ Tát này thường tư duy về trí nhất thiết trí. Cụ Thọ thiện hiện lại Bạch Phật. Trí nhất thiết trí lấy gì làm tánh? Lấy gì làm sở duyên? Lấy gì làm tăng thượng? Lấy gì làm hành tướng? Lấy gì làm tướng? Phật bảo thiện hiện Trí nhất thiết trí lấy vô tánh làm tánh bởi vì nó không tướng, không nhân, không chỗ cảnh giác, không sinh, không hiện. Còn vấn đề ông hỏi trí nhất thiết trí lấy gì làm sở duyên, lấy gì làm tăng thượng, lấy gì làm hành tướng, lấy gì làm tướng ấy, này thiện hiện. Trí nhất thiết trí lấy vô tánh làm sở duyên, lấy chánh niệm làm tăng thượng, lấy tịch định làm hành tướng, lấy pháp giới làm tướng. Cụ Thọ thiện hiện lại Bạch Phật Chỉ có trí nhất thiết trí lấy vô tánh làm tánh, hay sát, thọ, tưởng, hành, thức cũng lấy vô tánh làm tánh. Nhãn xứ cho đến ý xứ cũng lấy vô tánh làm tánh. Sát xứ cho đến pháp xứ cũng lấy vô tánh làm tánh. Nhãn giới cho đến ý giới cũng lấy vô tánh làm tánh. Sát giới cho đến pháp giới cũng lấy vô tánh làm tánh. Nhãn thức giới cho đến ý thức giới cũng lấy vô tánh làm tánh. Nhãn xúc cho đến ý xúc cũng lấy vô tánh làm tánh. Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng vô tánh làm tánh. Địa giới cho đến thức giới cũng lấy vô tánh làm tánh. Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên cũng lấy vô tánh làm tánh. Vô minh cho đến lão tử cũng lấy vô tánh làm tánh. Bố thí ba la mật đa cho đến bác nhã ba la mật đa cũng lấy vô tánh làm tánh. Pháp nội không cho đến pháp vô tính tự tính không cũng lấy vô tánh làm tánh. Chân như cho đến cảnh giới bất tư nghị cũng lấy vô tánh làm tánh. Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo cũng vô tánh làm tánh. Bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo cũng lấy vô tánh làm tánh. Bốn tình lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng lấy vô tánh làm tánh. Tám giải thoát cho đến mười biến xứ cũng lấy vô tánh làm tánh. Pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện cũng lấy vô tánh làm tánh. Tình quán địa cho đến như lai địa cũng lấy vô tánh làm tánh. Thực khỉ địa cho đến pháp vân địa cũng lấy vô tánh làm tánh. Tất cả pháp môn Đà La Ni, pháp môn Tam Ha Địa cũng lấy vô tánh làm tánh. Năm loại mắt, sáu phép thần thông cũng lấy vô tánh làm tánh. Mười lực như lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng lấy vô tánh làm tánh. Ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp cũng lấy vô tánh làm tánh. Pháp không quên mất, tánh luôn luôn xã cũng vô tánh làm tánh. Trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng lấy vô tánh làm tánh. Quả dự lưu cho đến độc giác bồ đề cũng lấy vô tánh làm tánh. Tất cả hành đại bồ tát cũng lấy vô tánh làm tánh. Quả vị vô thượng chánh đẳng bồ đề của chư Phật cũng lấy vô tánh làm tánh. Cảnh giới hữu vi cũng lấy vô tánh làm tánh. Cảnh giới vô vi cũng vô tánh làm tánh. Phật bảo thiện hiện Chẳng phải chỉ có trí nhất thiết trí lấy vô tánh làm tánh mà sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng vô tánh làm tánh. Như vậy cho đến cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi cũng lấy vô tánh làm tánh. Cụ thọ thiện hiện lại bạch Phật. Vì sao trí nhất thiết trí lấy vô tánh làm tánh? Sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng lấy vô tánh làm tánh. Như vậy cho đến cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi cũng lấy vô tánh làm tánh. Phật bảo thiện hiện Tự tánh của trí nhất thiết trí là không. Pháp nào có tự tánh là không thì Pháp đó lấy vô tánh làm tánh. Tự tánh của sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng là không. Pháp nào có tự tánh là không thì Pháp đó lấy vô tánh làm tánh. Như vậy cho đến tự tánh của cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi cũng là không. Pháp nào có tự tánh là không thì Pháp đó lấy vô tánh làm tánh. Cụ thọ thiện hiện lại bạch Phật Tại sao tự tánh của trí nhất thiết trí là không? Tự tánh của sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng là không. Như vậy cho đến đến tự tánh của cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi cũng là không. Phật bảo thiện hiện Trí nhất thiết trí không có tự tánh hòa hợp, Pháp nào không có tự tánh hòa hợp thì Pháp ấy lấy vô tánh làm tánh. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng không có tự tánh hòa hợp, Pháp nào không có tự tánh hòa hợp thì Pháp ấy lấy vô tánh làm tánh. Như vậy cho đến cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi cũng không có tự tánh hòa hợp, Pháp nào không có tự tánh hòa hợp thì Pháp ấy lấy vô tánh làm tánh. Thiện hiện Vì lý do này các Đại Bồ Tát nên biết tất cả các Pháp đều lấy vô tánh làm tánh. Lại nữa, thiện hiện Tất cả Pháp đều lấy không làm tự tánh, vô tướng làm tự tánh, vô nguyện làm tự tánh. Thiện hiện Vì lý do này các Đại Bồ Tát nên biết tất cả các Pháp đều lấy vô tánh làm tánh. Lại nữa, thiện hiện Tất cả Pháp đều lấy chân như làm tự tánh, lấy thật tế làm tự tánh, lấy Pháp giới làm tự tánh. Thiện hiện Vì lý do này các Đại Bồ Tát nên biết tất cả Pháp đều lấy vô tánh làm tánh. Cụ thọ thiện hiện lại bạch Phật Nếu tất cả Pháp đều không tánh thì các Đại Bồ Tát mới phát tâm quả vị vô thường chánh đẳng Bồ Đệ, phải thành tựu những phương tiện thiện xảo gì để có thể thực hành bố thí Balamudda cho đến bác ngã Balamudda, thành thuộc hữu tình, trang nghiêm cõi Phật. Phải thành tựu những phương tiện thiện xảo gì để có thể trụ vào Pháp nội không cho đến Pháp vô tính tự tính không, thành thuộc hữu tình, trang nghiêm cõi Phật. Phải thành tựu những phương tiện thiện xảo gì để có thể trụ vào chân như cho đến cảnh giới bất tư nghị, thành thuộc hữu tình, trang nghiêm cõi Phật. Phải thành tựu những phương tiện thiện xảo gì để có thể trụ vào thánh đế khổ, tập, việt, đạo, thành thuộc hữu tình, trang nghiêm cõi Phật. Phải thành tựu những phương tiện thiện xảo gì để có thể thực hành bốn niềm trụ cho đến tám chi thánh đạo, thành thuộc hữu tình, trang nghiêm cõi Phật. Phải thành tựu những phương tiện thiện xảo gì để có thể thực hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, thành thuộc hữu tình, trang nghiêm cõi Phật. Phải thành tựu những phương tiện thiện xảo gì để có thể thực hành tám giải thoát cho đến mười biến sướng, thành thuộc hữu tình, trang nghiêm cõi Phật. Phải thành tựu những phương tiện thiện xảo gì để có thể thực hành Pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, thành thuộc hữu tình, trang nghiêm cõi Phật. Phải thành tựu những phương tiện thiện xảo gì để có thể thực hành ngôi vị Bồ Tát, thành thuộc hữu tình, trang nghiêm cõi Phật. Phải thành tựu những phương tiện thiện xảo gì để thực hành tất cả môn Đà-la-ni, môn Tam-ma-địa, thành thuộc hữu tình, trang nghiêm cõi Phật. Phải thành tựu những phương tiện thiện xảo gì để thành tựu năm loại mắt, sáu phép thần thông, thành thuộc hữu tình, trang nghiêm cõi Phật. Phải thành tựu những phương tiện thiện xảo gì để có thể thực hành mười lực như lai cho đến mười tám Pháp Phật bất trọng, thành thuộc hữu tình, trang nghiêm cõi Phật. Phải thành tựu những phương tiện thiện xảo gì để có thể thực hành Pháp không quên mất, tánh luôn luôn xã. Thành thuộc hữu tình, trang nghiêm cõi Phật. Phải thành tựu những phương tiện thiện xảo gì để có thể thực hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thành thuộc hữu tình, trang nghiêm cõi Phật. Phải thành tựu những phương tiện thiện xảo gì để có thể thực hành tất cả hành đại Bồ-Tát, thành thuộc hữu tình, trang nghiêm cõi Phật. Phải thành tựu những phương tiện thiện xảo gì để có thể thực hành quả vị vô thường chắn đẳng Bồ-đệ của chư Phật, thành thuộc hữu tình, trang nghiêm cõi Phật. Phải thành tựu những phương tiện thiện xảo gì để có thể thực hành trí nhất thiết trí, thành thuộc hữu tình, trang nghiêm cõi Phật. Phật Bảo Thiện Hiện Đại Bồ-Tát này phải thành tựu phương tiện thiện xảo thù thắng. Tuy biết tất cả các Pháp đều lấy vô tánh làm tánh, nhưng phải thường xuyên năng thành thuộc hữu tình, trang nghiêm cõi Phật. Tuy thường xuyên năng thành thuộc hữu tình, trang nghiêm cõi Phật, nhưng thường biết rõ tất cả hữu tình và các cõi Phật đều lấy vô tánh làm tánh. Thiện Hiện Tuy thực hành bố thí Ba-la-mật-đa cho đến bác nhã Ba-la-mật-đa, học đạo Bồ-đệ, nhưng Đại Bồ-Tát này biết bố thí Ba-la-mật-đa cho đến bác nhã Ba-la-mật-đa và đạo Bồ-đệ đều lấy vô tánh làm tánh. Như vậy cho đến tuy thực hành trí nhất thiết trí học đạo Bồ-đệ nhưng vị ấy biết trí nhất thiết trí và đạo Bồ-đệ đều lấy vô tánh làm tánh. Thiện Hiện Đại Bồ-Tát này tu hành bố thí Ba-la-mật-đa cho đến bác nhã Ba-la-mật-đa, học đạo Bồ-đệ như vậy, nói rộng cho đến tu hành trí nhất thiết trí học đạo Bồ-đệ như vậy. Nếu chưa thành tựu mười lực như lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại tự, đại bi, đại hỷ, đại xã, mười tám Pháp Phật bất cộng. Pháp không quên mất, tánh luôn luôn xã. Trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và vô lượng, vô biên Phật Pháp khác thì đều gọi là học đạo Bồ-đệ chưa được viên mãn. Nếu học đạo này đã được viên mãn, thì trong một sát-na tương ưng với bác nhã liền chính đắc trí nhất thiết trí. Khi ấy, sự nối tiếp của tập khí phiền não vi tế đều vĩnh viễn không sanh, nghĩa là dứt trừ sạch và được gọi là Phật. Vì ấy lại dùng Phật nhãn sáng suốt không chiếu ngại, quan sát khắp các Pháp ở mười phương ba đời thì không thể nắm bắt được Pháp không hún gì là nắm bắt Pháp có. Như vậy, thiện hiện, các Đại Bồ-Tát nên thực hành bác nhã Palamuddha, tin hiểu tất cả các Pháp đều lấy vô tánh làm tánh. Thiện hiện, đó gọi là Đại Bồ-Tát thành tựu phương tiện thiện xảo thù thắng, nghĩa là thực hành bác nhã Palamuddha quán tất cả Pháp không thể nắm bắt được không, hún gì nắm bắt được có. Thiện hiện, lúc tu hành bố thí Palamuddha, đối với Pháp bố thí, người bố thí, người nhận, vật bố thí, quả báo của bố thí và tâm bồ đề Đại Bồ-Tát ấy không thấy không, hún gì là thấy có. Như vậy cho đến lúc chính đắc trí nhất thiết trí, đối với trí nhất thiết trí hoặc người chính, hoặc Pháp được chính, hoặc lý do chính đắc, hoặc lúc chính đắc, nơi chính đắc vị ấy không thấy không, hún gì là thấy có. Vì sao? Thiện hiện, vì Đại Bồ-Tát này thường nghĩ các Pháp đều lấy vô tánh làm tánh. Như vậy, vô tánh chẳng phải là do Phật làm, chẳng phải do Bồ-Tát làm, chẳng phải do độc giác làm, chẳng phải do thanh văn làm, chẳng phải do bất cứ ai làm. Bởi vì tất cả các Pháp đều không có tác giả, do viễn ly tác giả. Cụ thọ thiện hiện lại bạch Phật. Hãy chẳng phải các Pháp tánh của các Pháp là viễn ly sao? Phật bảo. Thiện hiện. Đúng vậy. Các Pháp tánh của các Pháp là viễn ly. Thiện hiện lại hỏi. Nếu tất cả Pháp viễn ly Pháp tánh thì vì sao Pháp viễn ly có thể biết Pháp viễn ly là có hoặc không? Bạch Thế Tôn. Pháp có không thể biết Pháp không? Pháp không không thể biết Pháp có. Pháp có không thể biết Pháp có, Pháp không không thể biết Pháp không? Bạch Thế Tôn. Như vậy, tất cả Pháp đều lấy không biết làm tánh, thì vì sao Đại Bồ-Tát hành bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa hiện bậy đủ thứ ở trong các Pháp như là sắc, thọ, tưởng, hành, thức hoặc có, hoặc không? Nhãn xứ cho đến ý xứ hoặc có, hoặc không? Sắc xứ cho đến Pháp xứ hoặc có, hoặc không? Nhãn giới cho đến ý giới hoặc có, hoặc không? Sắc giới cho đến Pháp giới hoặc có, hoặc không? Nhãn thức giới cho đến ý thức giới hoặc có, hoặc không? Nhãn xuất cho đến ý xuất hoặc có, hoặc không? Các thọ do nhãn xuất làm duyên sanh ra cho đến các thọ do ý xuất làm duyên sanh ra hoặc có, hoặc không? Địa giới cho đến thức giới hoặc có, hoặc không? Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên hoặc có, hoặc không? Vô minh cho đến lão tử hoặc có, hoặc không? Bổ thí ba la mật đa cho đến bát nhã ba la mật đa hoặc có, hoặc không? Pháp nội không cho đến Pháp vô tính tự tính không hoặc có, hoặc không? Chân như cho đến cảnh giới bất tương nhì hoặc có, hoặc không? Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo hoặc có, hoặc không? Bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo hoặc có, hoặc không? Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc có, hoặc không? Tám giải thoát cho đến mười biến xứ hoặc có, hoặc không? Pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện hoặc có, hoặc không? Tịnh quán địa cho đến như lai địa hoặc có, hoặc không? Cực khỉ địa cho đến Pháp vân địa hoặc có, hoặc không? Tất cả Pháp môn Đà-La-Ni, Pháp môn Ta-Ma-Địa hoặc có, hoặc không? Năm loại mắt, sáu phép thần thông hoặc có, hoặc không? Mười lực như lai cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng hoặc có, hoặc không? Ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp hoặc có, hoặc không? Pháp không quên mất, tảnh luôn luôn xã hoặc có, hoặc không? Trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc có, hoặc không? Quả dự lưu cho đến độc giác bồ đề hoặc có, hoặc không? Tất cả hạnh đại Bồ Tát hoặc có, hoặc không? Quả vị vô thường chánh đẳng bồ đề của chư Phật hoặc có, hoặc không? Trí nhất thiết trí hoặc có, hoặc không? Cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi hoặc có, hoặc không? Phật bảo thiện hiện. Các đại Bồ Tát hành bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, tùy theo thế tục nên hiện bày các pháp hoặc có, hoặc không, không phải tùy theo thắng nghĩa. Thiện hiện lại hỏi. Thế tục và thắng nghĩa có khác nhau không? Phật bảo thiện hiện. Chẳng khác không phải ngoài thế tục mà có thắng nghĩa. Vì sao? Vì chân như của thế tục tức là thắng nghĩa. Các loại hữu tình điên đảo vọng chấp không thấy, không biết chân như này. Để làm lợi ích cho họ, các đại Bồ Tát tùy theo tướng thế tục hiện bày các pháp hoặc có, hoặc không, chẳng phải tùy theo thắng nghĩa. Lại nữa, thiện hiện. Đối với các pháp như quận V, V, vô số hữu tình phát sanh ý tưởng thật có hoặc thật không, không biết rõ các pháp chẳng có, chẳng không. Để làm lợi ích cho họ, các đại Bồ Tát hiện bày quận V, V, hoặc có, hoặc không, giúp cho các hữu tình nhờ đó thấu rõ các pháp như quận V, V, chẳng có chẳng không, chứ chẳng phải muốn làm cho họ chấp tướng thật có, thật không. Như vậy, thiện hiện. Các đại Bồ Tát nên xuyên năng xa lì việc chấp có và không để hành bát nhã ba la mật đa sâu xa.