Home Page
cover of Tương lai Indonesia “thời hậu Jokowi”
Tương lai Indonesia “thời hậu Jokowi”

Tương lai Indonesia “thời hậu Jokowi”

00:00-12:36

Tổng thống Indonesia Joko Widodo trong 10 năm cầm quyền đã hết lòng vì đất nước, chiếm được cảm tình của đại đa số người dân. Hơn nữa, việc con trai ông được bầu làm Phó Tổng thống cũng có nhiều ý nghĩa. Indonesia sẽ chuyển từ “thời đại Jokowi” sang “thời đại hậu Jokowi”...

6
Plays
0
Downloads
0
Shares

Transcription

Indonesian President Joko Widodo has served the country for 10 years and gained the support of the majority of the people. His son being elected as vice president is significant. The new government will continue Jokowi's policies, focusing on nationalism domestically and economic diplomacy internationally. The election results show Prabowo Subianto and Gibran Rakabumi Raka will become the new President and Vice President. Jokowi will still have an important role and is expected to establish the new government. The new government's main priorities will be self-reliance, industrial development, human resources, poverty reduction, reform, and cultural development. Nationalism will be the central focus. Tổng thống Indonesia Joko Widodo trong 10 năm cầm quyền đã hết lòng vì đất nước, chiếm được cản tình của đại đa số người dân. Hơn nữa, việc con trai ông được bầu làm phó tổng thống cũng có nhiều ý nghĩa. Indonesia sẽ chuyển từ thời đại Jokowi sang thời đại hậu Jokowi. Joko Widodo vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng, chính phủ mới sẽ tiếp tục các chính sách thời kỳ Jokowi, dự kiến sẽ lấy chủ nghĩa dân tộc làm trọng tâm đối nội, thông qua các biện pháp khác nhau thúc đẩy chấn hương dân tộc, đảm bảo sự phát triển công bằng và hài hòa giữa các khu vực và nhóm dân tộc khác nhau ở Indonesia, thúc đẩy sự phồn thịnh, tiến bộ của đất nước. Về mặt đối ngoại, sẽ tiếp tục lấy ngoại giao kinh tế là trọng tâm chính của thời kỳ hậu Jokowi. Xét thấy sự phát triển nhanh chóng của quan hệ Indonesia-Trung Quốc trong thập kỷ qua đã mang lại lợi ích cho người dân hai nước và tích lũy liền tảng vững chắc cho hợp tác hữu nghị, tin rằng trong thời đại hậu Jokowi, quan hệ hữu nghị Indonesia-Trung Quốc sẽ không bị đảo ngược. Ngày 14 tháng 2 năm 2024, cuộc bỏ phiếu cho cuộc tổng tuyển cử 5 cho 1 ở Indonesia đã kết thúc. Ngày 1 tháng 3 năm 2024, theo kết quả thống kê của Ủy ban Tổng tuyển cử Indonesia đối với 77,9% điểm bỏ phiếu, ông Prabowo Subianto, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia và Gibran Rakabumi Raka, thị trưởng Surakarta và cũng là con trai cả của ông Joko Widodo nhận được 58,83% tỷ lệ ủng hộ. Với tỷ lệ này, ông Prabowo Subianto và Gibran Rakabumi Raka sẽ giữ cương vị Tổng thống và Phó Tổng thống Indonesia. Lễ nhậm chức dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 năm 2024, quốc gia vạn đảo sẽ chính thức chuyển từ thời đại Jokowi sang thời đại hậu Jokowi. Thời đại Jokowi đã tạo ra hiệu ứng Jokowi. Tổng thống đương nhiệm Jokowi là một chính trị gia không biệt hình ở Indonesia. Ông không phải đến từ một gia đình chính trị, cũng không đến từ giới tinh hoa quân đội, mà sinh ra trong một gia đình bình thường. Trong quá trình trưởng thành, ông đã trải qua nhiều khó khăn, làm kinh doanh đồ nội thất và từng suất phá sản. Sau đó, doanh nghiệp của ông đã hồi sinh từ bước đường cùng, sản phẩm nội thất của ông được đánh giá cao. Ông cũng đã kết giao với nhiều người, tạo nền tảng quan hệ tốt đẹp cho việc lãnh đạo trong tương lai. Đảng Dân Chủ đấu tranh trong quá trình thay đổi nội bộ đã phát hiện tiềm năng chính trị của Jokowi và tiến cử ông ra tranh cử thị trường thành phố Surakarta, kết quả đã thành danh sau một lần tranh cử. Cú nhảy ba bước của ông từ người buôn đồ nội thất lên thị trường, tỉnh trường và cuối cùng lên tổng thống chỉ bất 9 năm và đã tạo nên một kỳ tích trên chính trường Indonesia. Từ năm 2014 đến năm 2024, trong 10 năm cầm quyền, Jokowi đã thay đổi phong cách chính trị ra truyền thống. Ông làm việc chăm chỉ ở cấp cơ sở, thấu hiểu nhu cầu của người dân, giải quyết ngay tại chỗ nhiều vấn đề khó khăn, được bệnh danh là tổng thống thân thiện gần gũi với người dân. Về mặt chính trị, thông qua việc lập pháp, thực thi pháp luật và các biện pháp khác, cấm các tổ chức Hồi giáo cực đoan phi chính phủ và điều tra những kẻ chủ mưu đứng sau vụ việc, ngăn chặn xu hướng chính trị bản sắc đang gia tăng. Đoàn kết phe đối lập, tổ chức chính phủ đại liên minh, duy trì sự ổn định chính trị tương đối. Về kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh. Đầu tư nước ngoài liên tục đạt bước cao mới, tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 5% mỗi năm, lãng phát trung bình khoảng 4%. Trong thập kỷ qua, tổng sản phẩm quốc nội, GDP, của Indonesia đã tăng 45% và tổng sản phẩm quốc nội của nước này đã vượt bốc 1.000 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ 16 thế giới. Tờ The Economist Anh bình luận, trong 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới, Indonesia xếp thứ 5 về mức tăng trưởng kinh tế trong 10 năm qua. Về mặt quốc tế, đối mặt với tình hình quốc tế không ổn định và không chắc chắn, Indonesia đã tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh G20 và đảm nhận chức chủ tịch ASEAN, thúc đẩy tiến trình nhất thể hóa ASEAN lên một bước mới. Vì vậy, hình ảnh quốc tế của Indonesia tiếp tục được nâng cao. Trong những năm gần đây, tỷ lệ ủng hộ của người dân đối với Tổng thống Joko Widodo được duy trì ở mức trên 75%, mở ra thời đại Jokowi. Thời đại Jokowi đã thu hút được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân dành cho Tổng thống Jokowi và thu hút một lượng lớn tình nguyện viên ủng hộ vô điều kiện Tổng thống Jokowi. Những tình nguyện viên này vượt qua các đảng phái, tầng lớp và xác tập, trở thành một lực lượng chính trị mạnh mẽ bên cạnh các chính đảng trong cuộc bầu cử. Một tháng trước cuộc bầu cử, Tổng thống Jokowi đã công khai ủng hộ đối với nhóm vận động tranh cử của Prabowo và Gibran. Các tình nguyện viên đã nhất trí đồng tình, điều đó đã thúc đẩy tỷ lệ ủng hộ của nhóm này không ngừng tăng lên. Prabowo cũng tự coi mình là người kế nhiệm Tổng thống Jokowi, lấy khẩu hiệu tiếp tục làm trọng tâm, lấy liên minh tiến lên để làm tiêu chuẩn cho nội các hiện tại. Trước đó ông cũng đã khéo léo chuyển đổi tỷ lệ ủng hộ cao của người dân đối với Tổng thống Jokowi thành sự ủng hộ đối với chính mình, khiến tỷ lệ ủng hộ của mình tăng gọt, đạt được kết quả ấn tượng thắng vòng một trong cuộc bầu cử, làm nổi bật hiệu ứng Jokowi. Chính phủ Đại Liên minh là xu hướng chung. Mặc dù Indonesia thực hiện chế độ Tổng thống, nhưng khuôn khổ hiến pháp của nước này thiết kế ba cơ quan chính phân lập. Quốc hội có quyền kiểm tra và cân bằng quyền lực của Tổng thống, đặc biệt trong lĩnh vực lập pháp. Để chính phủ mới của Prabowo-Gibran có thể tiến hành một cách thuận lợi, họ cần giành được sự ủng hộ của hơn nửa số ghế tại Quốc hội. Prabowo đã nhiều lần nhấn mạnh rằng chính phủ mới trong tương lai sẽ là một chính phủ Đại Liên minh bao gồm các đảng phái chính trị khác nhau. Hiện tại, trong 8 đảng chính ủng hộ Prabowo-Gibran, chỉ có 4 đảng lớn là Đảng Tổ chức Chuyên nghiệp, Đảng Phong trào Indonesia Raya, Đảng Sứ mệnh Quốc gia và Đảng Dân chủ có đủ điều kiện để tham gia Quốc hội mới, chiếm khoảng 42% tổng số ghế Quốc hội trong tương lai. Do đó, việc thành lập chính phủ mới sẽ cần phải giành được sự ủng hộ từ nhiều đảng phái khác trong Quốc hội mới. Trong tương lai, Đảng Dân chủ đấu tranh, đảng chính trị lớn nhất trong Quốc hội mới đã công khai tuyên bố rằng họ sẽ đóng vai trò là một đảng đối lập và có thể chiếm từ 18% đến 20% số ghế trong Quốc hội mới. Trong khi đó, Đảng Dân tộc Phục Hưng, Đảng Dân tộc Dân chủ, Đảng Công Lý Thịnh Vượng là những đảng được nhóm ba ủng hộ khi tranh cử, có thể chiếm tổng số ghế trong Quốc hội mới khoảng 35% đến 38%. Nếu tính đến các dấu hiệu liên minh trước cuộc bầu cử, Đảng Dân tộc Phục Hưng có nhiều khả năng tham gia chính phủ mới hơn, trong khi các động thái của Đảng Dân tộc Dân chủ và Đảng Công Lý Thịnh Vượng vẫn chưa chắc chắn. Cuối cùng sẽ phụ thuộc vào sự hấp dẫn của chiếc bánh mà chính phủ mới đưa ra. Đối với việc thành lập chính phủ mới, Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo có thể sẽ có ảnh hưởng lớn hơn so với các tổng thống trước đó. Mặc dù theo Hiến pháp Indonesia, việc thành lập nội các là đặc quyền của Tổng thống và không ai có quyền can thiệp. Theo nghĩa này, Prabowo có quyền tuyệt đối trong việc tổ chức nội các mới. Nhưng xét đến vai trò quan trọng của Jokowi trong cuộc tổng tuyển cử, việc hình thành nội các mới khó tránh khỏi ảnh hưởng của Jokowi, đặc biệt khi Phó Tổng thống Gibran lại là con trai của ông Jokowi. Như vậy có nghĩa là Indonesia sau cuộc bầu cử sẽ chuyển từ thời đại Jokowi sang thời đại hậu Jokowi. Tổng thống Jokowi vẫn sẽ đóng một vai trò quan trọng. Thông tin từ các phương tiện truyền thông Indonesia cho thấy, khả năng cao ban kinh tế của chính phủ mới sẽ được Jokowi thành lập. Theo truyền thống, Phó Tổng thống thường chịu trách nhiệm về các vấn đề kinh tế, vì vậy việc Jokowi hỗ trợ con trai của mình, Gibran, cũng là điều hợp lý. Mặt khác, xét cho cùng, Tổng thống Jokowi có nhiều kinh nghiệm xử lý các vấn đề kinh tế, điều mà Prabowo rõ ràng không có lợi thế. Do đó, nhiều khả năng Prabowo sẽ ủy quyền cho Jokowi thành lập đội ngũ nội các kinh tế. Định hướng chính phủ mới trong tương lai Dựa trên tầm nhìn và mục tiêu được đề xuất trong quá trình tranh cử của Prabowo-Gibran cũng như các tín hiệu được phát ra trong năm cuộc tranh luận giữa Tổng thống và Phó Tổng thống. Mục tiêu tổng thể của chính phủ mới trong tương lai là thúc đẩy việc thực hiện giấc mơ Indonesia Hoàng Kim 2045, tức thực hiện giấc mơ về một Indonesia hùng cường. Xoay quanh mục tiêu chiến lược này, định hướng trọng điểm của chính phủ mới sẽ được thể hiện chủ yếu trong các lĩnh vực sau. Một là tự lập tự cường, ổn định hệ thống quốc phòng và an ninh, thúc đẩy sự tự lập và tự cường của dân tộc thông qua xây dựng tự cung tự cấp trong các lĩnh vực như lương thực, năng lượng, nước, kinh tế hồi giáo, kinh tế kỹ thuật số, kinh tế xanh và kinh tế biển. Hai là phát triển công nghiệp, tiếp tục thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng việc làm, tôn vinh tinh thần doanh nhân, phát triển ngành công nghiệp sáng tạo, ngành công nghiệp biển. Tiếp tục thúc đẩy công nghiệp hậu cần, tăng giá trị gia tăng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước. Ba là nguồn nhân lực, tăng cường xây dựng nguồn nhân lực, thúc đẩy khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế, thể thao, bình đẳng giới, tăng cường vai trò của phụ nữ và thanh niên, quan tâm đến người khuyết tật. Bốn là giảm nghèo, tăng cường xây dựng nông thôn, giảm bất bình đẳng kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Năm là tăng cường cải cách, tăng cường cải cách về chính trị, luật pháp và hệ thống quản lý, tăng cường phòng chống tam nhũng, tội phạm ma túy, cơ bạc và bốt lậu. Sáu là xây dựng văn hóa, tăng cường sự hài hòa giữa con người với môi trường, thiên nhiên, văn hóa, thúc đẩy sự dung hòa lẫn nhau giữa các tín đồ tôn giáo, thúc đẩy xây dựng xã hội công bằng, phồn vinh. Nhìn vào trọng điểm trong chính sách đối nội nêu trên, có thể thấy chủ nghĩa dân tộc là trung tâm, tức là thông qua các biện pháp khác nhau để thúc đẩy chuyến hương dân tộc, đảm bảo sự phát triển công bằng và hài hòa giữa các khu vực. Dựa vào hiện trạng kinh tế của Indonesia, để đạt được mục tiêu đã đề ra, chính phủ mới sẽ phải đối mặt với một số thách thức. Trước tiên, Indonesia phải duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 5-7% mới có thể hoàn thành nhiệm vụ mang tính giai đoạn Indonesia Hoàng Kim 2045. Tuy nhiên, hiện nay tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang suy yếu, cộng với việc Indonesia thúc đẩy chính sách chủ nghĩa kinh tế dân tộc như hạn chế xuất khẩu quạm khoáng sản. Những ảnh hưởng tiêu cực này có thể dẫn đến áp chế mềm từ phía phương Tây. Ví dụ như hạn chế xuất khẩu dầu cọ của Indonesia, che nét giá quạm Niken toàn cầu, sẽ dẫn đến một số rào cản đối với tăng trưởng kinh tế của Indonesia. Thứ hai, các chính sách dân tùy có thể làm tổn hại đến thành tích tài chính tốt của Indonesia và ảnh hưởng đến lòng tin đầu tư của vốn nước ngoài. Bữa trưa và sữa miễn phí là một trong những cam kết quan trọng về đời sống dân sinh mà Prabowo Gibran đã thúc đẩy trong cuộc bầu cử. Mục đích chính là giành được sự ủng hộ của đông đảo quân chúng thuộc tầng lớp thấp hơn. Về bản chất, đây là một chính sách dân tùy điển hình. Theo kế hoạch, bữa trưa và sữa miễn phí sẽ được cung cấp cho 82,9 triệu người, bao gồm học sinh tiểu học và trung học, học sinh trong các trường lộ trú Hồi giáo và phụ nữ mang thai. Nếu kế hoạch này được triển khai hoàn toàn, sẽ tốn khoảng 450.000 tỷ rupee, khoảng gần 29 tỷ USD, từ ngân sách quốc gia. Điều này sẽ làm tăng đáng kể gánh nặng tài chính quốc gia và cũng sẽ tác động đến mối lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường đầu tư của Indonesia. Ngoại giao kinh tế phương chân ngoại giao chính của chính phủ mới Ngoại giao kinh tế đã là hướng đi chính trong chính sách ngoại giao của thời đại Jokowi và cũng có thể sẽ là trọng tâm của thời đại hậu Jokowi. Mặc dù Anis, một ứng cử viên tổng thống ở nhóm 1 trong cuộc bầu cử đã nhận xét, ngoại giao kinh tế là ngoại giao doa dịch và không bám sát các giá trị ngoại giao của Indonesia. Nhưng ngoại giao kinh tế vẫn phù hợp với nhiệm vụ lịch sử trong việc tập trung phát triển và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay của Indonesia. Trước cuộc bầu cử, Rabogo đã trình bày một cách toàn diện về chiết lý và chiến lược ngoại giao của mình tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Indonesia. Cốt lõi là thúc đẩy ngoại giao láng giềng hữu nghị, xây dựng quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng. Thực hiện chiết lý 1.000 người bạn với ít, một kẻ địch cũng quá nhiều, lấy việc phát triển quan hệ đối ngoại dựa trên ngoại giao kinh tế là trọng tâm. Đồng thời, ở cả khu vực và quốc tế sẽ tham gia tích cực hơn vào các vấn đề quốc tế, đóng vai trò lãnh đạo và mẫu mực hơn trong các nước miền Nam toàn cầu. Trung Quốc và Indonesia lần lượt là quốc gia đang phát triển lớn nhất và thứ ba trên thế giới, đều thuộc về các nền kinh tế mới đổi. Hai quốc gia này có những trải nghiệm lịch sử tương tự và nhiệm vụ phát triển chung. Xét thấy sự phát triển nhanh chóng của quan hệ Indonesia-Trung Quốc trong thập kỷ qua đã mang lại lợi ích cho người dân hai nước và tích lũy nền tảng vững chắc cho hợp tác hữu nghị. Trong thời đại hậu Jokowi, quan hệ hữu nghị Indonesia-Trung Quốc sẽ không bị đảo ngực. Không thể phủ nhận rằng Indonesia cũng là một đối tác mới của Mỹ trong việc thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Trong vấn đề Biển Đông, không thể loại trừ khả năng Mỹ sẽ gây khó khăn và cản trở cho Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ vẫn giữ tinh thần cảnh giác và chuẩn bị các kế hoạch ứng phó. Prabowo đã tuyên bố nhiều lần rằng không lựa chọn bên trong cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ. Trong thời đại hậu Jokowi, chính phủ Prabowo với tinh thần dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ sẽ tăng cường hơn nữa quyền tự chủ chiến lược, triển khai ngoại giao đa dạng hóa, đa phương hóa, dựa trên ASEAN, hướng tới miền Nam toàn cầu phát huy vai trò tích cực hơn trên trường quốc tế, mang lại lợi ích cho khu vực và thế giới.

Listen Next

Other Creators