black friday sale

Big christmas sale

Premium Access 35% OFF

Home Page
cover of Một số dự báo về cục diện toàn cầu năm 2024
Một số dự báo về cục diện toàn cầu năm 2024

Một số dự báo về cục diện toàn cầu năm 2024

nghiencuuchienluocnghiencuuchienluoc

0 followers

00:00-24:14

Năm 2023 sắp khép lại với nhiều sự kiện quan trọng đã diễn ra. Mở ra một cục diện mới cho năm 2024 khó lường hơn ở nhiều khía cạnh. Đáng chú ý hàng đầu trong những khía cạnh này chính là những cuộc bầu cử quan trọng sẽ diễn ra tại những quốc gia có vai trò then chốt trong hệ thống quốc tế đương đại. Sự thay đổi trong chính quyền trung ương của các nước này sẽ kéo theo những thay đổi mang tính chiến lược, trực tiếp ảnh hưởng tới cục diện toàn cầu. Ngoài ra, nhiều vấn đề nóng khác cũng có những tá

Podcastspeechspeech synthesizernarrationmonologuefemale speech

Audio hosting, extended storage and much more

AI Mastering

Transcription

In 2023, many important events took place, setting the stage for an unpredictable 2024. The most notable aspect is the upcoming elections in countries that play key roles in the international system. Changes in their central governments will have strategic implications for the global landscape. Other hot issues will also have multidimensional impacts on the world in 2024. Over 40 elections will take place worldwide to choose new leaders, potentially shaping the global landscape not only for 2024 but also for future years. The US presidential election in 2024 is likely to be a rematch between Joe Biden and Donald Trump. Other significant elections include those in Russia, the European Parliament, and Taiwan. These elections will have far-reaching consequences, affecting not only the countries themselves but also their regions and the world. The policies of President Biden in his final year will have a substantial impact, especially in resolving conflicts and providing aid. The US has re Năm 2023 sắp khép lại với nhiều sự kiện quan trọng đã diễn ra, mở ra một cục diện mới cho năm 2024 khó lường hơn ở nhiều khía cạnh. Đáng chú ý hàng đầu trong những khía cạnh này chính là những cuộc bầu cử quan trọng sẽ diễn ra tại những quốc gia có vai trò thêm chốt trong hệ thống quốc tế đương đại. Sự thay đổi trong chính quyền trung ương của các nước này sẽ kéo theo những thay đổi mang tính chiến lược, trực tiếp ảnh hưởng tới cục diện toàn cầu. Ngoài ra, nhiều vấn đề nóng khác cũng có những tác động theo nhiều chiều hướng đối với thế giới trong năm 2024. Năm bầu cử, những cuộc bầu cử sẽ định hình thế giới trong năm 2024. Năm 2024 là năm diễn ra nhiều cuộc bầu cử quan trọng có thể định hình cục diện thế giới không chỉ trong năm 2024 mà còn trong tương lai nhiều năm tương ứng với nhiệm kỳ của họ. Dự kiến sẽ có hơn 40 cuộc bầu cử diễn ra trên toàn thế giới để tìm ra nhà lãnh đạo mới của các quốc gia, vùng lãnh thổ trong năm 2024, trải dài trên tất cả các châu lục. Những cuộc bầu cử có thể dẫn tới sự thay đổi nhà lãnh đạo, với quan điểm, tư duy hoàn toàn khác biệt. Kết quả của các cuộc bầu cử này sẽ có tác động sâu rộng không chỉ tới tương lai của bản thân các quốc gia, vùng lãnh thổ mà còn có thể ảnh hưởng lớn tới khu vực và toàn cầu. Bốn cuộc bầu cử tiêu biểu có thể kể tới như bầu cử ở Mỹ, Nga, Nghị viện châu Âu và ở Đài Loan. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 khả năng cao sẽ là cuộc tái đấu giữa tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu tổng thống Donald Trump. Hai nhân vật với hai quan điểm về chính sách hoàn toàn trái ngược nhau. Khác với những cuộc bầu cử khác ở Nga và Đài Loan diễn ra vào đầu năm, kết quả của cuộc bầu cử này sẽ tạo ra những ảnh hưởng ngay lập tức trong năm 2024. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11, vì vậy kết quả của cuộc bầu cử sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đối với năm tiếp theo. Vì vậy, những chính sách, quan điểm được đưa ra của cả hai đảng trong phần lớn năm 2024 sẽ nhằm mục tiêu cao nhất là thu hút sự ủng hộ của cử tri Mỹ, đem lại kết quả có lợi về phía mình. Những chính sách của chính quyền tổng thống Joe Biden trong năm cuối của nhiệm kỳ sẽ có nhiều tác động thực chất hơn tới tình hình thế giới hơn là những tuyên bố trong chiến dịch tranh cử của cả hai đảng. Duy trì viện trợ cả hai cuộc xung đột cùng một lúc sẽ tạo gánh nặng rất lớn cho ngân sách của Mỹ. Thêm vào đó, chính quyền tổng thống Joe Biden sẽ nhận lại những phản ứng gay gắt từ dư luận và người dân Mỹ. Do đó, tìm ra giải pháp hòa bình, chấm dứt ít nhất một trong hai cuộc xung đột sẽ là ưu tiên hàng đầu của tổng thống Joe Biden trong năm 2024. Những động thái gần đây nhất của Mỹ đã yêu cầu đồng minh lâu năm của mình phải bảo vệ thường dân Palestine. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng đưa ra yêu cầu một cuộc đàm phán riêng ở Jerusalem với ông Netanyahu cùng nội các trong nỗ lực đảm bảo những thiệt hại về nhân mạng ở miền Bắc Gaza sẽ không lặp lại ở miền Nam. Một nỗ lực lớn hơn trong năm 2024 nhằm tìm ra một giải pháp hòa bình lâu dài cho Israel và Hamas sẽ là lợi thế cực kỳ lớn trong cuộc tranh cử sẽ diễn ra vào tháng 11 năm sau cho tổng thống Biden. Ngược lại với những động thái nỗ lực đàm phán nhằm hạ nhiệt cuộc xung đột Israel-Hamas, thái độ của chính quyền tổng thống Biden vẫn có thái độ khá cưng rắn đối với chiến sự Nga-Ukraine. Gần đây nhất, khi Quốc hội Mỹ không thông qua dự luật nguồn tài trợ bổ sung cho Ukraine, Đảng Cộng Hòa đưa ra lập luận rằng chính quyền Biden đã thiếu chiến lược rõ ràng ở Ukraine, con đường giải quyết xung đột hoặc kế hoạch đảm bảo đầy đủ trách nhiệm giải trình đối với viện trợ. Tuy nhiên, tổng thống Biden tỏ ra quyết tâm đi tiếp và nói rằng ông không sẵn sàng bỏ đi. Điều đó cho thấy, trong năm 2024, bất chấp sự phản đối của Đảng Cộng Hòa, tổng thống Biden vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực đưa ra những gói viện trợ cho Ukraine và quan điểm của Washington về chiến sự này sẽ không có nhiều thay đổi đáng kể. Ở phía bên kia chiến tuyến, theo nhiều nguồn tin, tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận sẽ tham gia tranh cử vào năm tới, động thái có thể giúp ông tiếp tục nắm quyền ít nhất là đến năm 2030. Cho đến nay, chưa xuất hiện đối thủ nào thực sự nặng ký để đủ sức đe dọa cơ hội tái đắc cử của ông Putin. Với hơn tỷ lệ ủng hộ là hơn 80%, và hầu như không có sự phản đối chính thống nào của công chúng đối với việc ông tiếp tục nắm quyền. Chi tiêu quốc phòng sẽ chiếm gần một phần ba tổng chi tiêu ngân sách của Nga vào năm 2024, đạt 10,78 nghìn tỷ rút, 109 tỷ đô la Mỹ. Việc tăng chi tiêu quốc phòng nhằm đảm bảo quân đội Nga có mọi thứ cần thiết để giành chiến thắng trên chiến trường. Tuy nhiên điều này cũng tạo áp lực không nhỏ đối với việc cân đối ngân sách của Điện Kremlin. Như một hệ quả tất yếu, tỷ trọng chi tiêu cho các vấn đề như đường xá, cơ sở hạ tầng sẽ giảm xuống 10,6% trong năm 2024, tỷ trọng thấp nhất kể từ năm 2011. Chi tiêu cho tiền lương, lương hưu và phúc lợi nhà nước sẽ chiếm ít chi tiêu hơn quốc phòng ở mức 7,73 nghìn tỷ rút vào năm 2024, tỷ lệ chi tiêu thấp nhất kể từ năm 2011. Chi tiêu cho những lĩnh vực đó trên danh nghĩa sẽ tăng nhưng vẫn ở mức dưới mức lạm phát, có nghĩa là cắt giảm trong thực tế. Cuộc viện của cuộc cạnh tranh Mỹ, chung trong năm 2024 có thể bị ảnh hưởng đáng thể bởi cuộc bầu cử người đứng đầu Đài Loan. Vào ngày 13 tháng 1 năm 2024, cử tri Đài Loan sẽ bầu chọn ra người lãnh đạo mới. Cả Bắc Kinh và Washington sẽ theo dõi chặt chẽ vì cuộc bầu cử sẽ quyết định giai đoạn tiếp theo trong chính sách đối ngoại của Đài Loan. Cơ quan tình báo trung ương Mỹ, CIA, cho biết Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình muốn quân đội Trung Quốc sẵn sàng cho một cuộc tấn công Đài Loan vào năm 2027. Vị Tổng thống tiếp theo của Đài Loan sẽ xác định chiến lược của hòn đảo để ngăn chặn cuộc tấn công này. Tất cả các bên đều ủng hộ một phiên bản hiện trạng, bác bỏ các tuyên bố độc lập chính thức, duy trì mối quan hệ với Mỹ và bác bỏ đề xuất một quốc gia, hai chế độ của Trung Quốc. Bất chấp những điểm tương đồng này, các ứng viên cũng có những tầm nhìn, quan điểm khác nhau về hoạch định chính sách đối ngoại. Hai đảng chính của Đài Loan, Đảng Tiến bộ Dân Chủ, DPP, Công quyền và Quốc dân đảng, KMT, Đối lập, đã vạch ra các chiến lược hoàn toàn khác biệt. DPP ủng hộ độc lập, củng cố quan hệ với Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong khi xây dựng răn đe quân sự thông qua việc tăng chi tiêu quốc phòng và cải cách. KMT ủng hộ thống nhất hứa hẹn sẽ giảm căng thẳng bằng cách mở lại đối thoại với Trung Quốc trên cơ sở rằng hai phía của eo biển thuộc về một quốc gia. Cả hai đảng đều cho rằng việc bầu cử của đảng kia sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Đài Loan. Trung Quốc gọi DPP là những kẻ ly khai và đã áp đặt trừng phạt đối với một số nhà lãnh đạo của đảng này. Trong suốt 8 năm cầm quyền của DPP, Bắc Kinh đã liên tục tăng cường hoạt động vùng xám chống lại Đài Loan, hành động gia tăng áp lực nhưng không đến mức chiến tranh với mục đích thăm dò phòng thủ của Đài Loan. Nếu ông Lại Thanh Đức, ứng cử viên của DPP, giành chiến thắng vào tháng riêng, Trung Quốc có thể phản ứng lại tương tự như cách đã làm khi bà Nancy Pelosi thăm Đài Loan vào năm 2022, hoặc thậm chí đi xa hơn, thực thi một cuộc phong tỏa lâu hơn, tấn công mạng hoặc tạo ra nhiều cuộc khủng hoảng hơn ở eo biển Đài Loan. Mối nguy hiểm của chiến thắng của KMT là nó có thể khiến Đài Loan rơi vào cảm giác an toàn giả tạo, ngay tại thời điểm hòn đảo cần chuẩn bị nhất cho cuộc chiến tranh tiền tàng. H.O.U.U.I, ứng cử viên của KMT, cho biết ông cam kết bảo vệ Đài Loan. Nhưng ông cũng cho biết ông sẽ hủy bỏ cải cách nghĩa vụ quân sự gần đây của Đài Loan, dự kiến sẽ được kéo dài từ 4 tháng lên 1 năm vào năm 2024. Ông đã cáo buộc DPP kích động căng thẳng với Trung Quốc và cho rằng một Đài Loan do KMT lãnh đạo sẽ không cần phải tăng cường quân đội, vì nó sẽ không còn phải đối mặt với mối đe dọa từ Trung Quốc. Các lãnh đạo cao cấp đến gặp các quan chức đại lục và tạo điều kiện thuận lợi cho các trao đổi xuyên eo biển, có thể giảm bớt căng thẳng trong ngắn hạn. Trung Quốc có thể dỡ bỏ lệnh cấm đối với các sản phẩm nông nghiệp của Đài Loan như sự tập trung quân sự của Trung Quốc, sẽ tiếp tục cũng như quyết tâm thống nhất Đài Loan bằng vũ lực nếu hòn đảo này không từ bỏ chủ quyền một cách hòa bình. Xu hướng gia tăng những cuộc xung đột cục bộ Mặc dù đã có nhiều nỗ lực đàm phán, các cuộc gặp nhằm tìm ra giải pháp hòa bình từ cả Mỹ và các nước Ả Giập, nhưng vẫn hoàn toàn có khả năng về một kịch bản leo thang, trong đó các nỗ lực ngăn chặn xung đột thất bại và các chủ thể khác được Iran hậu thuẫn, rất có thể là Hezbollah, tham gia vào cuộc xung đột. Israel có thể đáp trả bằng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng của các tổ chức được Iran hậu thuẫn ở Lebanon và Syria. Israel sẽ phải chiến đấu trên hai mặt trận ở Gaza và ở biên giới Israel-Lebanon, trong đó cao nguyên Golan cũng là một khu vực xung đột tiềm tàng. Tệ hơn nữa, bất chấp những nỗ lực ngoại giao đang diễn ra của tất cả các bên nhằm tránh tình trạng xấu đi đáng kể trong khu vực, vẫn có một khả năng nhỏ là cuộc xâm lược trên bộ vào Gaza gây ra tình trạng bất ổn rộng hơn ở Trung Đông khi nhiều bên tham gia, bao gồm cả Iran, bị kéo vào một cuộc xung đột. Điều này có thể dẫn đến các cuộc tấn công quân sự của Israel vào Iran và nhiều lệnh trừng phạt quốc tế hơn. Hoạt động trên nhiều mặt trận sẽ làm chậm tuyến độ quân sự của Israel, dẫn đến cuộc tấn công kéo dài hơn ở Gaza. Hamas và các đồng minh của họ có thể cáo buộc Israel chiếm đóng trên thực tế, làm gia tăng thêm căng thẳng. Cuộc khủng hoảng nhân đạo sẽ ngày càng sâu sắc với số người tị nạn tăng vọt, gây bất ổn hơn nữa cho các nước láng giềng khi họ cố gắng đối phó với hậu quả kinh tế và chính trị. Một cuộc xung đột lan rộng ở Trung Đông có thể làm giảm những kỳ vọng kinh tế toàn cầu hiện nay, đặc biệt đối với các nền kinh tế châu Âu, nơi những cú sốc đang tỏ ra rất rõ ràng thông qua giá năng lượng và lương thực tăng cao. Làm lưu mờ triển vọng kinh tế toàn cầu, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể tạo ra sự gián đạn đáng kể đối với thị trường năng lượng và các tuyến thương mại chính. Và nếu thị trường tài chính gặp rủi ro bổ sung, điều đó sẽ làm chậm tăng trưởng hơn nữa và cuối cùng làm tăng thêm lạm phát. Dịch lên phía Bắc là chiến sự Nga-Ukraine, trong một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Focus Economics vào tháng 10, với kết quả 81% người được hỏi cho rằng chiến sự Nga-Ukraine sẽ tiếp tục kéo dài đến năm tới. Với việc không có bên nào có ý định sẽ lùi bước, những bộ đối thủ, cả Nga và Ukraine đều không tỏ ra quá vượt trội về lực lượng trên chiến trường. Báo cáo cũng cho rằng, Nga sẽ kéo dài chiến sự trong năm 2024 và chờ đợi một kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ có lợi cho mình và tăng tốc cuộc chiến vào năm 2025. Câu hỏi quan trọng cho năm 2024 là bên nào có thể xây dựng lại nhiều lực lượng tinh nhuệ nhanh hơn. Đó một phần là vấn đề nhân lực. Quân đội Nga đã không đạt mục tiêu tuyển quân nhưng đã tập hợp đủ quân giữ phòng tuyến suốt mùa hè. Nếu muốn tiếp tục tấn công, họ có thể cần tiến hành thêm một đợt huy động quân nữa lớn hơn. Nếu thực hiện, một phần rất lớn trong đó sẽ là lính nghĩa vụ, việc đưa lực lượng này vào tham chiến sẽ gây ra những rủi ro chính trị đáng kể. Về vũ khí đạn dược, Nga có thể sản xuất 2 triệu quả đạn pháo trong năm 2024, cùng với hàng trăm xe tăng mới và được tân trang lại. Triều Tiên cũng đang gửi một số lượng lớn đạn pháo, giúp tăng cường hỏa lực của Nga hơn nữa. Úc Raina cũng nhận được sự viện trợ đáng kể từ phương Tây. Úc Raina sẽ không nhận được một lượng lớn thiết bị như đã từng vào mùa xuân năm 2023. Thay vào đó, trọng tâm sẽ là sự trợ giúp của phương Tây trong việc sửa chữa thiết bị. Một quyết định quan trọng đối với các chính phủ phương Tây là liệu họ có mở lại dây chuyển sản xuất vũ khí mà bản thân họ không còn hoạt động hay chuyển giao công nghệ nhạy cảm cho Úc Raina. Sự xuất hiện của bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất, GLSDB, của Mỹ vào đầu năm 2024 sẽ bổ sung cho kho tiên lửa tầm xa của Úc Raina. Nước này cũng sẽ nhận được các máy bay phản lực F-16, mặc dù chúng khó có thể tạo ra tác động biến đổi trên chiến trường. Với những thông tin trên, có thể thấy khó có bên nào giành được lợi thế tuyệt đối trên chiến trường. Càng củng cố cho quan điểm chiến sự nhiều khả năng sẽ còn kéo dài và dai dẳng trong năm 2024. Chiến sự kéo dài sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng rắn đạn chuỗi cung ứng và gây ra tình trạng thiếu hụt lương thực, năng lượng và nguyên liệu thô. Không thể phủ nhận rằng, hai cuộc xung đột trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến xu hướng gia tăng những cuộc xung đột cục bộ ở nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là khu vực Sahel ở Châu Phi. Trong năm 2024, những căng thẳng chính trị tại khu vực Sahel hoàn toàn có khả năng bùng phát trở thành cuộc xung đột cục bộ tiếp theo. Vùng Sahel hiện đang có các cuộc xung đột ở Burkina Faso, Mali và Niger, cuộc chiến chống lại các phần tử khủng bố của Boko Haram và các nhánh của tổ chức này tại bốn quốc gia xung quanh hồ chất. Nội chiến ở Sudan, xung đột sắc tộc vẫn đang âm ỉ ở miền Bắc Ethiopia và các phần tử khủng bố của Al-Shabaab ở Somalia. Những cuộc xung đột này sẽ còn tiếp tục kéo dài trong năm 2024 và có nguy cơ cao sẽ ngày càng gia tăng sự khốc liệt và bạo lực hơn nữa. Lợi dụng tình hình chính trị đang dối ghen tại Niger, những phần tử khủng bố có thể đẩy mạnh các cuộc tấn công nhằm giành thêm lãnh thổ từ một quân đội mất tập trung. Ngược lại, quân đội cũng có thể mở rộng những chiến dịch nhằm quét sạch chủ nghĩa khủng bố thánh chiến. Các quốc gia như Benin hay Togo đã phải hứng chịu các cuộc tấn công của các chiến binh thánh chiến từ Burkina Faso tràn sang. Bên cạnh đó, các cuộc xung đột hiện tại ở Mali và Sudan vẫn đang hết sức căng thẳng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong năm 2024. Ở Sudan là cuộc xung đột giữa lực lượng vũ trang Sudan và lực lượng hỗ trợ nhanh chóng, The Rapid Support Force. Ở Mali với việc hơn 10.000 lính gìn giữ hòa bình sẽ rời đi vào cuối năm 2023, tình trạng chiến tranh ở nước này được dự báo sẽ còn tồi tệ hơn trong năm 2022. Cuộc gặp tại San Francisco giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Trung Quốc bên lề tuần lễ cấp cao diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương-APEC-2023 được đánh giá là có ý nghĩa chiến lược và có ảnh hưởng sâu rộng, để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử quan hệ Mỹ-Trung. Góp phần quan trọng trong việc định hình quan hệ Mỹ-Trung năm 2024. Từ cuộc gặp thượng đỉnh của hai nhà lãnh đạo, có thể thấy triển vọng hợp tác kinh tế trong năm 2024 khó có nhiều bước tiến nổi bật. Đáng chú ý nhất là thỏa thuận hai bên nhất trí Mỹ sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng Trung Quốc và Trung Quốc sẽ mua thêm hàng hóa và dịch vụ của Mỹ. Hai bên đã đồng ý nối lại các liên lạc quân sự kể từ tháng 8 năm 2022 sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ khi đó là bà Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan. Đây được xem như là một hành động nhượng bộ của Trung Quốc với Mỹ. Các kênh liên lạc là công cụ để quản lý những biến số, tránh những quyết định sai lầm ở Biển Đông và các nơi khác trên thế giới. Tuy nhiên, Bắc Kinh cho rằng các cơ chế như vậy có thể mang lại tính hợp pháp cho các hoạt động quân sự của Mỹ ở trong khu vực mà Trung Quốc coi là phạm vi ảnh hưởng độc quyền của mình. Nhưng cuối cùng nước này vẫn quyết định nối lại các mối quan hệ quân sự. Cạnh tranh trong lĩnh vực quốc phòng là vấn đề trọng yếu mà hai bên cần có cơ chế kiểm soát. Mặc dù có nhiều nhận định về sự suy giảm của Mỹ, nước này vẫn là một lực lượng quân sự khổng lồ, chiếm 39% chi tiêu quốc phòng toàn cầu theo tỷ giá thị trường. Nhưng như đánh giá chiến lược quốc phòng của Australia kết luận vào tháng 4 năm 2023, Mỹ không còn là nước lãnh đạo đơn cực của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong xuyên suốt nhiệm kỳ của mình nói chung và năm 2023 nói riêng, ông Biden đã nỗ lực khắc phục những thiệt hại với mạng lưới đồng minh do người tiền nhiệm Donald Trump gây ra. Kết quả dễ nhận thấy nhất là NATO đã đoàn kết, mở rộng và tập hợp để hỗ trợ Ukraine. Các đồng minh ở châu Á cũng đã giúp đỡ cho Ukraine. Nhật Bản đã tăng mạnh chi tiêu cho quốc phòng, Mỹ cũng đang tăng cường sự hiện diện của mình tại Úc. Thêm vào đó, Washington cũng đang xây dựng một lưới mắt cáo các mối quan hệ hợp tác không chính thức. Như thỏa thuận AUKUS với Anh để cung cấp tàu ngầm hạt nhân cho Úc. Thỏa thuận công nghiệp quốc phòng với Ấn Độ để sản xuất động cơ máy bay phản lực và thỏa thuận của Philippines cho phép Mỹ tiếp cận một số căn cứ quân sự. Tuy nhiên, xu hướng này có khả năng không được thúc đẩy quá mạnh mẽ trong năm 2024 khi chính quyền Tổng thống Joe Biden có thể muốn ổn định mối quan hệ với Trung Quốc nhằm tập trung cho chiến dịch tranh cử diễn ra vào cuối năm sau. Chính sách của Trung Quốc có phần khó đoán định hơn. Bắc Kinh có thể nhân cơ hội Mỹ đang tập trung cho các vấn đề tranh cử trong nước mà gia tăng căng thẳng ở eo biển Đài Loan, tăng cường các hành động hung hăng tại Biển Đông. Hoặc Trung Quốc cũng có thể tranh thủ sự ổn định trong quan hệ với Mỹ để phục hồi kinh tế và giải quyết các vấn đề nội bộ trong nước. Tuy nhiên, hai bên vẫn còn nhiều khác biệt và cạnh tranh gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc trong năm 2024 vẫn sẽ tiếp diễn. Khác biệt lớn nhất ở các vấn đề liên quan đến Đài Loan, Biển Đông, nhân quyền và cuộc chạy đua chip bán dẫn. Gần đây, sự ra đời của chiếc điện thoại Huawei Mate 60 Pro với con chip Kirin 9000S được sản xuất bởi SMIC, nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc, sự xuất hiện của con chip này được cho là khoảnh khắc mang tính biểu tượng sâu sắc. Cuộc chiến công nghệ Mỹ, chung bắt đầu từ 2019 với những lệnh cấm và các đạo luật ban hành trong cả thời kỳ của Tổng thống Trump và Biden đã gây ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của ngành chip bán dẫn Trung Quốc. Với những tín hiệu trên, có thể dự báo rằng cuộc chiến công nghệ mà trọng tâm là chip bán dẫn giữa Washington và Bắc Kinh trong năm 2024 sẽ còn quyết liệt và gây gắt hơn nữa. Một nhân tố khác là cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan, nếu một kết quả có lợi dành cho đảng KMT có xu hướng hòa hợp với Bắc Kinh diễn ra, cuộc chiến chip bán dẫn có thể sẽ sang một kịch bản hoàn toàn khác. Nền Kinh tế toàn cầu với triển vọng khả quan hơn Trong năm 2024, tình hình kinh tế thế giới được dự đoán sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, với sự gia tăng của lãm phát, lãi xuất và bất ổn tài chính. Điều này sẽ làm cho triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng. Theo dự báo của ngân hàng Goldman Sachs, nền kinh tế thế giới sẽ hoạt động tốt hơn dự kiến vào năm 2024. Ngân hàng đầu tư này cho rằng nền kinh tế toàn cầu trong năm 2024 tăng trưởng nhờ vào niềm tin giai đoạn tăng lãi xuất đã qua đi. Ngân hàng đầu tư này dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng trung bình hàng năm ở mức 2,6% trong năm tới, cao hơn dự báo đồng thuận 2,1% của các nhà kinh tế được Bloomberg tham dò. Goldman cho biết Mỹ dự kiến sẽ vượt xa các thị trường phát triển khác một lần nữa với mức tăng trưởng ước tính là 2,1%. Goldman cũng tin rằng phần lớn lực cản từ các chính sách thắt chặt tài chính và tiền tệ đã qua. Các nhà kinh tế cũng lưu ý, cả khu vực đồng Euro và Vương quốc Anh dự kiến sẽ có sự tăng tốc đáng kể về tăng trưởng thu nhập thực tế, lên khoảng 2% vào cuối năm 2024 khi cú sốc khí đốt sau cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga giảm dần. Tiếp đến, theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, OECD, tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống 2,7% vào năm 2024, từ mức 2,9% trong năm nay, trước khi tăng lên 3% vào năm 2025, do tăng trưởng thu nhập thực tế phục hồi và lãi suất thấp hơn. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế toàn cầu không đồng đều. Châu Âu, nơi nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nghề bởi lãi suất cao và nơi chi phí năng lượng cao hơn kéo theo thu nhập, phải đối mặt với con đường đặc biệt khó khăn để phục hồi hoàn toàn. Ngược lại, tăng trưởng GDP được duy trì tốt hơn ở Hoa Kỳ và nhiều nền kinh tế sản xuất hàng hóa khác. Thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển đã cùng nhau duy trì tốc độ tăng trưởng gần bằng mức trước đại dịch. Theo OECD, khu vực Đồng Euro có thể mong đợi mức tăng trưởng GDP hàng năm là 0,5% trong ba tháng cuối năm 2023. GDP của khối này dự kiến sẽ tăng 0,6% trong năm nay, tiếp theo là 0,9% vào năm 2024 và 1,5% vào năm 2025. Nền kinh tế toàn cầu đang trên đà đưa lãng phát quay trở lại mục tiêu mà không có sự duy giảm tăng trưởng rõ rệt hay kỷ lệ tất nghiệp tăng mạnh, dẫn đến mức tăng trưởng tốt hơn dự kiến vào năm 2024. Đà tăng trưởng của kinh tế thế giới trong năm 2024 phụ thuộc quan trọng vào chính sách kinh tế của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc trong năm tới. Để hạn chế lãng phát gia tăng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, FED, bắt đầu chuyến dịch tăng lãi suất mạnh mẽ vào tháng 3 năm 2022 khi lãng phát leo lên mức cao nhất trong 40 năm. Đã có những tín hiệu khả quan cho nền kinh tế của Mỹ trong năm tới khi chuyên gia kinh tế trưởng tại Goldman Sachs Janhacius cho rằng, chúng tôi tiếp tục thấy rủi ro suy thoái hạn chế và tái khẳng định sát xuất suy thoái ở Mỹ là 15%. Quy tiền tễ quốc tế, IMF, dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,9% vào năm 2024. Về phía Trung Quốc, vào hồi tháng 10, Ngân hàng Thế giới đã hạ mức dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc vào năm 2024 từ 4,8% xuống 4,4%. Tâm lý bi quan xuất phát từ sự yếu kém của nền kinh tế Trung Quốc trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, theo Nancy Quinn của Đại học Northwestern, nền kinh tế Trung Quốc hoàn toàn không ở trong tình trạng khó khăn. Bà cho rằng ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp cao của Trung Quốc cũng ít đáng lo ngại hơn khi so sánh với các nước OECD như Tây Ban Nha, Ý, Thụy Điển. Chỉ khi so sánh với những tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Trung Quốc trong các thực kỷ gần đây thì triển vọng mới có vẻ ảm đạp. Ngược lại, khu vực châu Á, Thái Bình Dương và Bắc Phi sẽ chứng kiến mức tăng trưởng GDP nhanh nhất vào năm 2024. Châu Á-Thái Bình Dương được hưởng lợi từ sự ổn định chính trị, vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu. Bắc Phi có tốc độ tăng trưởng nhiều sự hưởng lợi từ mức tăng trưởng dân số hiện đang ở mức 2% mỗi năm. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực Khí hậu ấm lên đang thúc đẩy sự phát triển của dịch bệnh và sâu bệnh, trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, các hiện tượng khí hậu cực đoan khác cũng đang dần hủy hoại đất nông nghiệp, khiến nông dân khó làm việc, canh tắc hơn. Những tác động từ thiên nhiên kết hợp với những nhân tố khác như xung đột ngày càng gia tăng, các nước như Ấn Độ, UAE, Nga lo ngại tình trạng thiếu lương thực đã cấm xuất khẩu gạo cho đến đầu năm 2024, khiến giá gạo tăng lên mức kỷ lục. Với việc giá gạo tăng cao khiến hàng tỷ người có thu nhập thấp tại các quốc gia đang phát triển đối diện với tình trạng thiếu lương thực, đặc biệt tại châu Á và châu Phi. Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc ước tính rằng 333 triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng vào năm 2023 tại 78 quốc gia nơi chương trình hoạt động. Theo dự báo, tình hình biến đổi khí hậu trong năm 2024 vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện. Tiên sĩ Adam Scythe, người đứng đầu bộ phận dự đoán thời tiết tại cơ quan khí tượng Anh, phân tích một kỷ lục mới về nhiệt độ toàn cầu trong năm tới là dự đoán hợp lý. Đã có những dấu hiệu cho thấy El Nino sẽ đạt đỉnh vào cuối năm nay về cường độ. Như thế, khả năng cao là chúng ta sẽ có một kỷ lục mới cho nhiệt độ toàn cầu vào năm 2024. Điều này sẽ càng làm trầm trọng thêm nguy cơ mất an ninh lương thực trên phạm vi toàn thế giới, kết hợp với bối cảnh những cuộc xung đột quốc bộ vẫn tiếp tục diễn ra khiến chuỗi cung ứng đứt rãi. Tuy nhiên, bối cảnh này cũng tạo ra cơ hội cho các quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra trên phạm vi toàn cầu với mức độ tàn phá ngày càng cao, dẫn đến nguy cơ xảy ra khủng hoảng cứu trợ nhân đạo bên cạnh nguyên nhân chiến tranh. Thêm vào đó, đây cũng là nguyên nhân kéo chậm đà phục hồi kinh tế thế giới trong năm tới. Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo Năm 2023 chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và bùng nổ của AI đã tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến chính trị và quốc phòng. Đặc biệt là các AI có tính sáng tạo trong ngành công nghệ và xu hướng này không có dấu hiệu chậm lại trong năm 2024, AI được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng đến thế giới. Sự phát triển nhanh chóng của AI khiến các nhà hoạch định chính sách toàn cầu không thể khoanh tay đứng nhìn. Khi năm 2024 đang đến gần, các quốc gia hàng đầu, bao gồm Trung Quốc, các nước lớn của Liên minh châu Âu, Mỹ và Ấn Độ đang tập trung xây dựng các chính sách AI toàn diện. Mục tiêu của họ gồm ba hướng, khuyên khích những đột phá công nghệ, thu hút đầu tư toàn cầu và bảo vệ người dân của họ khỏi mọi hậu quả vô ý của AI. Sự hợp tác toàn cầu về các tiêu chuẩn và quy truẩn AI có thể sớm thành hiện thực. Một ví dụ điển hình, AI có thể tác động tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024. Viện nghiên cứu Brookings đã đăng tải một bài viết về vấn đề này. AI có thể suy nghĩ về chiến lược, viết các bài phát biểu, thông cáo báo chí, hình ảnh, video giới thiệu của các ứng cử viên. AI cung cấp một công cụ với chi phí rẻ hơn để tạo ra phản hồi tức thì mà không cần dựa vào các chuyên gia tư vấn hay chuyên gia quay phim. Ví dụ điển hình là ngay sau thông báo tái tranh cử của tổng thống Biden, Đảng Cộng Hòa đã ngay lập tức đăng tải một video trình bày chi tiết về tương lai đen tối của nước Mỹ nếu Biden tái đắc cử. Với tốc độ phản hồi đó, dường như video chưa qua quá trình quay, trình sửa hoặc đánh giá rộng rãi. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ AI vào các lĩnh vực quân sự, quốc phòng chắc chắn sẽ được đẩy mạnh hơn nữa trong năm 2024. Các công ty, tập đoàn lớn liên tiếp cho ra mắt những sản phẩm AI mới ngày càng mạnh mẽ hơn. Tiêu biểu có thể kể tới GPT-4 hay mới nhất là mô hình AI Gemini được cho là thông minh nhất hiện nay của Google. Tăng kích thước tập dữ liệu đang được chứng minh là cách hiệu quả nhất để nâng cao hiệu sức của các mô hình AI. Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục định hình sự phát triển của các mô hình AI thế hệ mới vào năm 2024. Thế giới trong năm 2024 đang đứng trước nhiều thách thức lớn, nhưng đồng thời song hành vẫn tồn tại nhiều cơ hội cho tất cả các chủ thể trong hệ thống quốc tế có thể tận dụng nhằm thích ứng vươn lên. Các cuộc bầu cử, vấn đề khí hậu, các vấn đề an ninh xung đột khu vực cũng như toàn cầu và những bước tiến mới của khoa học. Công nghệ sẽ là những chủ đề nóng hổi, thu hút sự quan tâm đặc biệt trong năm tiếp theo.

Listen Next

Other Creators