Home Page
cover of Phần 1 - Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của EU: Thực trạng và triển vọng
Phần 1 - Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của EU: Thực trạng và triển vọng

Phần 1 - Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của EU: Thực trạng và triển vọng

00:00-14:39

Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã trở thành một trong những trọng tâm chiến lược mới đối với Liên minh Châu Âu (EU). Vị trí chiến lược của khu vực này, cùng với mối quan hệ thương mại và tầm ảnh hưởng chính trị đáng kể, đang thúc đẩy EU tăng cường hiện diện và sự quan tâm. Bên cạnh đó, đây cũng đang là nơi diễn ra cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Với chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, EU mong muốn tham gia tích cực và đóng góp vào các vấn đề khu vực, đồng thời thể

PodcastIndo-Pacific StrategyEUEurope
10
Plays
0
Downloads
0
Shares

Transcription

The European Union (EU) is increasingly focusing on the Indian Ocean and the Pacific as a new strategic center. The strategic importance of this region, along with significant trade relations and political influence, is driving the EU to enhance its presence and engagement. The region is also the site of a strategic competition between the US and China. The EU's strategy for the Indian Ocean and Pacific aims to maintain a free and open region, strengthen partnerships, promote green transitions, ocean governance, digital economy, regional connectivity, and security. However, despite positive prospects, the EU still faces many challenges. The region's growing importance economically, politically, and in terms of security is pushing the EU to increase its presence and cooperation. The EU is also adjusting its relationships with the US and China to balance global influence. The EU's comprehensive strategy in the Indian Ocean and Pacific aims to enhance its presence, autonomy, and decision- Khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương đã trở thành một trong những trọng tâm chiến lược mới đối với Liên minh châu Âu EU. Vị trí chiến lược của khu vực này, cùng với mối quan hệ thương mại và tầm ảnh hưởng chính trị đáng kể, đang thúc đẩy EU tăng cường hiện diện và sự quan tâm. Bên cạnh đó, đây cũng đang là nơi diễn ra cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Với chiến lược Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, EU mong muốn tham gia tích cực và đóng góp vào các vấn đề khu vực, đồng thời thể hiện cam kết phát triển bình vững và quyền con người. Chiến lược này của EU nhằm duy trì tự do và mở cửa khu vực, tăng cường gắn kết với các đối tác, chuyển đổi xanh, quản trị đại dương, kinh tế số, kết nối khu vực, và an ninh. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều chuyển vọng tích cực, EU vẫn đang đứng trước nhiều thách thức cần phải vượt qua. 1. Đạt vấn đề Trong nhiều năm phát triển, Liên minh châu Âu EU phải đối mặt với một thực tế, đó là Liên minh này chưa thực sự có một vị trí, vai trò tương xứng với những gì đã và đang làm được. Trong bối cảnh, quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng, khu vực châu Á nổi lên trở thành khu vực kinh tế chính trị sôi động nhất hành tinh, khối này đã có bước đi mới bằng việc đưa ra chính sách say trục về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Mỗi chính sách đưa ra đều có ý nghĩa và mục đích nhất định. Vậy với chính sách này, EU đang có những suy tính và định hướng nào cho sự hiện diện của mình ở khu vực này? Đối với EU đây không phải là một chiến lược mới nhưng lại là chính sách quan trọng cần được triển khai sớm ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi đang trở thành tâm điểm chiến lược đối với Liên minh châu Âu. Tầm quan trọng kinh tế, chính trị và an ninh của khu vực này đang thúc đẩy EU tăng cường hiện diện và hợp tác. Đồng thời, EU đang có những điều chỉnh trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc để cân bằng tầm ảnh hưởng toàn cầu. Từ lâu EU đã có tham vọng hướng về châu Á, tuy nhiên các chính sách trước đó tập trung chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế và để phục vụ cho nhu cầu hợp tác của EU với các nước trên thế giới. Ngày nay, với vai trò, vị trí của mình EU cần một chiến lược sâu sắc và toàn diện hơn tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để gia tăng sự hiện diện cũng như có được sự tự chủ hơn trong các quyết định của mình. 2. Những nhân tố tác động đến việc EU đưa ra chiến lược say trục về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. 2.1. Vị trí, vai trò ngày càng quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Về vị trí chiến lược, đây là nơi có vị thế quan trọng trong bản đồ địa chính trị thế giới. Đối với EU, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tập trung các đối tác phát triển quan trọng như Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ, cũng như đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Trung Quốc. Vì vậy, tầm quan trọng về mặt chiến lược của EU đối với khu vực này ngày càng gia tăng. Thêm nữa, trong khoảng thời gian gần đây, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên trở thành điểm nóng chính trị toàn cầu, là nơi phân chia ảnh hưởng của các siêu cường trên thế giới. EU với mong muốn về sự hiện diện mạnh mẽ hơn và sự tái cân bằng quyền lực với Mỹ, Trung Quốc nên rất có thể trong tương lai, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ trở thành mát xích quan trọng nhất trong chiến lược phát triển chung của EU và toàn cầu. Bên cạnh ý nghĩa về mặt chiến lược, điều thu hút không chỉ EU mà cả Mỹ chú ý tới khu vực này đó là những tiềm năng về sự phát triển năng động cũng, như khả năng thích ứng nhanh với những biến động toàn cầu liên quan tới tác động của đại dịch COVID. Với sự phát triển năng động cùng với những đóng góp chính trị to lớn, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang dần hình thành vai trò then chốt trong việc định hình trật tự thế giới mới. Về kinh tế, nền kinh tế châu Âu gắn bó sâu sắc với mạng lưới thương mại, đầu tư và cung ứng với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Khu vực này chiếm tới dân số với hơn 60% GDP toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu nằm trong top 10 thế giới. Nếu Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với EU gộp lại sẽ chiếm khoảng hơn 70% thương mại hàng hóa dịch vụ toàn cầu, hơn 60% dòng vốn FDI. Là điểm đến lớn thứ 2 của hàng xuất khẩu từ EU, 4 trong số 10 đối tác thương mại lớn nhất của EU nằm ở khu vực này, với hơn 1.600 tỷ đô la Mỹ cho đổi thương mại năm 2019. Đồng thời, ở khu vực này có các tuyến đường thủy quan trọng đối với thương mại toàn cầu, eo biển Malacca, biển Đông, eo biển Batmanex. Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương quy tụ các nền kinh tế lớn trong đó có tới 7 thành viên của G20. Ngoài ra, tại đây cũng tập trung các tổ chức kinh tế xã hội lớn trên thế giới như Diễn đàn Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương-APEC, Diễn đàn Đông Á-EAF, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương-CPTPP, Hiệp hội các nước Đông Nam Á-ASEAN. Về an ninh chính trị, với khoảng 80% hàng hóa vào EU quá cảnh qua Ấn Độ Dương, và do đó an ninh của các tuyến đường quá cảnh, tự do hàng hải, quy định của pháp luật là rất quan trọng đối với liên minh. Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thực sự đang diễn ra một quá trình cạnh tranh và hợp tác phức tạp giữa nhiều quốc gia khác nhau. Điểm nổi bật trong tình hình này là sự cạnh tranh và tương tác Mỹ-Trung Quốc, hai quốc gia có ảnh hưởng lớn đến khu vực. Mỹ thường thúc đẩy mạnh mẽ cho việc duy trì sự ổn định và an ninh trong khu vực này, thông qua việc tạo ra mạng lưới các hiệp định an ninh với các đối tác chính, chẳng hạn như Hiệp ước An ninh Nhật Mỹ, Hiệp ước Phòng thủ chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, và tham gia vào các tổ chức như Khối ANZUS Australia, New Zealand, United States Security Treaty Hiệp ước An ninh Mỹ-Úc-New Zealand. Trung Quốc cũng đang tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thông qua nhiều cách khác nhau, bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng quân đội, và tạo ra các hiệp định thương mại, hợp tác kinh tế với các quốc gia trong khu vực. Cả hai quốc gia đều đang cố gắng tạo ra sự cân bằng và tìm kiếm ảnh hưởng lớn trong khu vực. Điều này tạo ra một tình hình cạnh tranh đối kháng đang diễn ra song song với những nỗ lực hợp tác kinh tế và an ninh. Mặc dù có một số hiệp định an ninh và hợp tác trong khu vực, nhưng chưa có một chế độ đa phương thống nhất về an ninh tập thể. Các quốc gia trong khu vực thường phụ thuộc vào các hiệp định cũng như thỏa thuận song phương để đảm bảo an ninh và ổn định. Ngoài ra, do trong bối cảnh khu vực còn nhiều phức tạp, nhiều nước trong khu vực này vẫn đang tập trung hiện đại hóa quân đội và tăng cường sức mạnh quốc phòng. Tổng chi phí quốc phòng của các nước trong khu vực gần tương đương với chi phí quân sự của tất cả các nước thuộc Liên minh châu Âu. Ở Ấn Độ Dương Thái Bình Dương tập trung 8 quốc gia có lực lượng quân sự với số lượng đông nhất thế giới gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân dân Triều Tiên, Nga, Hàn Quốc, Pakistan, chiếm 29% thị trường vũ khí thế giới. 2.2. Thế kỷ của sự hội nhập và phát triển, hợp tác là xu thế để đối phó với nhiều thách thức toàn cầu. Thế giới đang tiến vào một giai đoạn mới của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập, với những đặc điểm và tác động sâu rộng chưa từng thấy. Các quốc gia trong quan hệ quốc tế cũng đang điều chỉnh chính sách, chiến lược cho phù hợp với những chuyển động, tác động của kỷ nguyên này, trong đó có những nội dung về hội nhập quốc tế và hợp tác giữa các nước. Đối với EU, đó là sự tận dụng các lợi thế của mình trong kỷ nguyên này cùng với những tham vọng về sức mạnh kinh tế, quân sự, EU đang từng bước nâng cao vị thế thông qua những chiến lược. Chính sách tại khu vực Ấn Độ Dương Thái Bình Dương một chiến lược toàn diện bao gồm cả về cơ chế hợp tác kinh tế cũng như trong lĩnh vực an ninh chính trị và quân sự. Về cơ bản, với chiến lược xoay trục về Ấn Độ Dương Thái Bình Dương, EU mong muốn được hợp tác hơn nữa với các quốc gia trong khu vực này. Với đặc điểm của thời đại hội nhập, hợp tác là su thế, EU mong muốn sẽ tham gia mạnh mẽ vào quá trình phát triển kinh tế của khu vực, tăng cường sự hiện diện hơn nữa trong một khu vực có vị thế quan trọng bậc nhất của toàn cầu này. Ngoài ra, việc phải tìm cách giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, lương thực, an ninh nguồn nước, cũng như khắc phục những hệ lụy do các chính sách theo chủ nghĩa dân túy và xu hướng bảo hộ gây ra những thách thức không chỉ về nhân lực, vật lực, tài lực, mà còn phải có sự chung tay của nhiều nước lớn trên thế giới trong đó có EU. Các vấn đề kể trên là những thách thức toàn cầu, việc EU nhận thức rõ hơn về vai trò của mình trong việc giải quyết các vấn đề này đã dẫn đến sự ra đời của một chiến lược toàn diện hơn tại Ấn Độ Dương Thái Bình Dương. 2.3. Quan hệ với Mỹ và Trung Quốc có nhiều sự thay đổi. Từ lâu, EU chỉ mới hiện diện với tư cách là một tác nhân kinh tế ở châu Á rộng hơn là Ấn Độ Dương Thái Bình Dương. Những phát triển chiến lược và chính trị trong khu vực này không nằm trong tầm ngắm ngay lập tức của Liên minh. EU vẫn chưa tham gia vào ý tưởng về Ấn Độ Dương Thái Bình Dương và cũng không phát định các ưu tiên chính sách của mình đối với khu vực. Lý do cho sự do dự này là do mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ của một số quốc gia thành viên EU với Trung Quốc. Liên minh lo ngại rằng làm như vậy sẽ cho thấy sự liên kết chặt chẽ với Mỹ và sẽ khiến Trung Quốc cảm thấy bị xa lánh. Như đã biết, Mỹ và nhiều nước EU có mối quan hệ bền chặt từ trong lịch sử và cho đến nay vẫn đang tiếp tục là đồng minh trong khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu. Do đó các chính sách Mỹ đưa ra đều có ảnh hưởng tới EU và ở đây chính là các chính sách liên quan tới việc tái cân bằng ở khu vực biển châu Á. Thời Donald Trump, ông thực thi chiến lược theo chủ nghĩa cá nhân chỉ mình nước Mỹ, còn tới thời ông Biden ông muốn quy tụ các nước phương Tây để cùng thực hiện chiến lược đối trọng có hiệu quả với Trung Quốc. EU đã xoay sở để khắc phục những điểm yếu của mình bằng cách dựa vào quan hệ đồng minh truyền thống với Hoa Kỳ. Về mặt chính trị, các đối tác trên Đại Tây Dương chia sẻ những lợi ích chung như bảo vệ và mở rộng dân chủ tự do, pháp quyền và thị trường tự do, trong khi phụ thuộc vào NATO về an ninh chung. Tuy nhiên, nền tảng của mối quan hệ EU-Hoa Kỳ đã bị lung lay, vào năm 2011, khi Tổng thống lúc đó là Barack Obama tuyên bố xoay trục sang châu Á, điều này phản ánh sự thừa nhận của Washington rằng trọng tâm địa chính trị và địa kinh tế trên thế giới đang dịch chuyển về phía Đông. Trong khi EU và Mỹ dường như đã rời xa nhau, thì châu Âu dường như cũng bị rơi vào một vị trí không thoải mái giữa sự cạnh tranh ngày càng cao giữa Trung Quốc và Mỹ. Điều này đặt ra câu hỏi liệu vị thế của châu Âu trước Mỹ có bị giảm rút theo cách nào đó hay không. Do đó, đối với EU, việc ra đời của chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương một phần vừa củng cố lại quan hệ với Mỹ vừa thể hiện việc EU muốn được độc lập, dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ và đối trọng với Trung Quốc. Trước đó, đặc biệt kể từ sau Thế chiến II, EU nhận được giúp đỡ nhiều từ phía Mỹ và từ đó bị chi phối theo những quan điểm và chính sách của Washington. Không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, EU còn phụ thuộc rất lớn vào an ninh Mỹ do các quốc gia trong liên minh chưa thể có được sức mạnh quân sự hùng mạnh. Thông qua chiến lược này, EU cũng hy vọng có đủ sự độc lập, không phụ thuộc cả Washington và Bắc Kinh để có thể tự lực cánh sinh qua việc thúc đẩy quan hệ với các quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như Ấn Độ, Nhật Bản và Australia. Với sự bành trướng và sự trỗi dậy mạnh mẽ, Trung Quốc đang là trung tâm trong các mối quan tâm của EU. Trung Quốc với lãnh thổ rộng lớn, quy mô nền kinh tế đứng thứ hai thế giới nên chính trị có sức ảnh hưởng lớn và quy mô dân số hàng đầu thế giới. Là một chủ thể có vai trò rất to lớn trên bàn cầu chính trị, kinh tế thế giới. Quan hệ hợp tác giữa EU và Trung Quốc có truyền thống lâu dài từ các mối quan hệ song phương giữa các nước thành viên EU cũng như với chính liên minh một mối quan hệ được cho là vốn mang cả rủi ro và cơ hội. Nhận thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và sự quyết đoán ngày càng tăng của nước này bằng chứng là sự phát triển ở Biển Đông, cũng như tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nói chung đã dẫn đến một số động thái chính sách của các quốc gia khác. Để cân bằng giữa sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và ảnh hưởng ngày càng mở rộng của nước này, EU đã tiến tới đề ra chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đối với nhiều nước, một chiến lược tương tự như vậy thường được coi là chính sách chống lại sáng kiến vành đai và con đường bri của Bắc Kinh, nhằm kiêm chế sự quyết đoán ngày càng tăng của nước này trong khu vực. 2.4. Liên quan tới các chính sách nội bộ và tham vọng của EU Trước đây, EU đã đưa ra nhiều chính sách liên quan tới vị trí của EU và châu Á. Các chính sách đối ngoại của EU đã phát triển dần dần kể từ khi nhóm thành lập vào năm 1993, mang lại sự gắn kết nội bộ ngày càng tăng. Năm 2016, EU đã ban hành chiến lược toàn cầu của Liên minh châu Âu EU-GS, thay thế chiến lược an ninh châu Âu được thông qua năm 2003. EU-GS nêu bật tầm quan trọng của quyền tự chủ chiến lược đối với EU và nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao uy tín của EU với tư cách là một bên tham gia toàn cầu. Các khía cạnh chính được đề cập là cải thiện an ninh bên trong và bên ngoài, ổn định các quốc gia mong manh trong chu vi của EU, phát triển một cách tiếp cận tổng hợp đối với xung đột và khủng hoảng, thúc đẩy hòa bình và hội nhập, thể hiện cam kết đối với các hệ thống đa phương, và thúc đẩy phát triển bền vững và tôn trọng quyền con người. Ngoài ra, chiến lược này còn nhấn mạnh rõ ràng mối liên hệ trực tiếp giữa sự thịnh vượng của châu Âu và an ninh của châu Á vì thương mại và đầu tư của châu Âu ở châu Á phụ thuộc vào sự ổn định trong khu vực. Tiến trình của EU-GS đã được xem xét thông qua các báo cáo thực hiện hàng năm, đã có những lời kêu gọi xây dựng, ban hành một chiến lược mới phù hợp hơn với môi trường đang thay đổi và những thách thức. Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang phải đối mặt với những vấn đề có thể ảnh hưởng đến lợi ích an ninh của chính các nước châu Âu, chẳng hạn như rủi ro tiềm ẩn của các công nghệ mới nổi, đảm bảo khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và chống lại thông tin sai lệch. Châu Âu, trong nhiều thập kỷ, vừa gánh vác trách nhiệm hiện diện với tư cách là một tác nhân kinh tế ở châu Á, vừa có ý thức rằng làn sóng chính trị quốc tế đã chuyển sang châu Á nói chung và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nói riêng. Cùng với đó là sự trỗi dậy kinh tế của các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Việt Nam và Indonesia cùng nhiều quốc gia khác. EU đang cảm thấy cần phải đóng một vai trò lớn hơn ở châu Á, chịu trách nhiệm lớn hơn và có tác động đến các vấn đề của khu vực này. 2.5. Các nguyên nhân khác Các hoạt động của Anh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tiến trình Brexit được thực thi, Anh tách ra khỏi EU từ năm 2020, chấm dứt hơn 40 năm chung sống trong cộng đồng EU. Việc Anh ra khỏi EU đã khiến cho Anh có sự chủ động hơn trong các chính sách của mình. Đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nói riêng và so sánh với các quốc gia EU nói chung, Anh là quốc gia hàng hái nhất, tham gia mạnh mẽ vào an ninh khu vực này. Gần đây đã xuất hiện các tàu chiến của Anh tại Biển Đông đặc biệt là khi Anh cùng với Mỹ và Australia thành lập liên minh AUKUS. Nhận thấy Anh đã ra khỏi EU nhưng lại có sự hiện diện lớn hơn tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và lo sợ bị giảm vai trò ảnh hưởng. EU đã công bố chiến lược hợp tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ngay sau khi AUKUS được thiết lập. Việc thông qua triển vọng ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương AOEP vào năm 2019, ASEAN cũng đã và đang hướng tới một cách hiểu mới về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, do sự mâu thuẫn giữa các quốc gia thành viên, cách tiếp cận của ASEAN đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã không phát triển thành một chiến lược mà vẫn là một triển vọng, như tên gọi của AOEP. Chính nỗ lực của ASEAN trong việc đưa ra vai trò lãnh đạo tập thể để duy trì vai trò trung tâm của mình trong khu vực đã khiến EU phải suy nghĩ về sự do dự của chính mình đối với việc xây dựng Ấn Độ Thái Bình Dương. Như vậy, so với Mỹ quốc gia đi đầu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, EU đã có những bước đi đột phá nhằm tìm lại sự tự chủ và sự hiện diện xứng với vị trí của mình tại khu vực này. Với chiến lược này, EU đã đưa ra khái niệm mới về phạm vi khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, có nhận thức đúng đắn hơn về tương lai của khu vực và thông qua chiến lược một cách nhanh chóng như một phương tức hỗ trợ EU vừa hợp tác vừa cạnh tranh tại khu vực năng động bậc nhất thế giới.

Listen Next

Other Creators