Home Page
cover of Nỗ lực quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc
Nỗ lực quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc

Nỗ lực quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc

00:00-18:38

Với sự trỗi dậy mạnh mẽ và đi lên nhanh chóng trên nấc thang kinh tế toàn cầu trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã và đang tích cực thực hiện các biện pháp thúc đẩy quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ (NDT). Điều này bắt nguồn từ nhận thức phổ biến cho rằng một nền kinh tế có quy mô GDP đứng thứ hai thế giới, thương mại hàng hóa đứng đầu thế giới như Trung Quốc cần có một vị trí tương xứng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Đặc biệt, bối cảnh xu hướng “phi Đô la hóa” ngày càng nổi bật do các biến động

16
Plays
0
Downloads
0
Shares

Transcription

China is actively promoting the internationalization of the yuan to establish its position in the global financial system. It aims to reduce risks in transactions and balance of payments crises caused by speculation attacks on the yuan. China has made efforts to increase the use of the yuan in international trade and investment by signing currency swap agreements with other central banks. More than 50 countries have started de-dollarization, with over 30 countries gradually shifting to using the yuan for trade and investment. China has also developed the Cross-Border Interbank Payment System (CIPS) to reduce dependence on SWIFT and ensure the stability of its financial system. Additionally, China is developing digital yuan to facilitate cross-border transactions. Với sự trối dậy mạnh mẽ và đi lên nhanh chóng trên nấc thang kinh tế toàn cầu trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã và đang tích cực thực hiện các biện pháp thúc đẩy quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, nhân dân tệ. Điều này bắt nguồn từ nhận thức phổ biến cho rằng một nền kinh tế có quy mô GDP đứng thứ hai thế giới, thương mại hàng hóa đứng đầu thế giới như Trung Quốc cần có một vị trí tương xứng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Đặc biệt, bối cảnh xu hướng phi đô la hóa ngày càng nổi bật do các biến động về địa chính trị và địa kinh tế sau cuộc xung đột giữa Nga-Úc-Rina đã đặt Trung Quốc trước cơ hội hiếm có để đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ khi ngày càng nhiều quốc gia sẵn sàng sử dụng đồng tiền này. Vậy chiến lược của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ là gì? Liệu những nỗ lực và thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được trong quá trình quốc tế hóa ấy có đủ để đồng nhân dân tệ trở thành một loại tiền tệ toàn cầu quan trọng có thể thay thế đồng đô la Mỹ? Tổng quan về quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, nhân dân tệ Khái niệm quốc tế hóa đồng nhân dân tệ Một đồng tiền được coi là được quốc tế hóa khi nó được sử dụng rộng rãi bởi chính phủ và khu vực tư nhân, cả người định cư và không định cư, ở cả trong và ngoài nước, giữa các nước khác với nhau với đầy đủ chức năng cơ bản của một đồng tiền bao gồm phương tiện cất chữ giá trị, phương tiện trao đổi thanh toán, và đơn vị hạch toán thanh toán. Như vậy, quốc tế hóa đồng nhân dân tệ tức là cho phép đồng nhân dân tệ được sử dụng bên ngoài Trung Quốc. Đồng thời, cho phép người không cư trú tại Trung Quốc sử dụng đồng nhân dân tệ như một loại tiền tệ có thể thanh toán, đầu tư và dự trữ ở nước ngoài. Nỗ lực quốc tế hóa đồng nhân dân tệ được coi là chiến lược dài hạn của Trung Quốc nhằm tạo ra một thị trường tài chính ổn định cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Công dân Trung Quốc sử dụng nhân dân tệ để mua bán hàng hóa và dịch vụ cũng như vay và cho vay quốc tế. Từ đó, giúp giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch và khả năng xảy ra khủng hoảng cán cân thanh toán do các cuộc tấn công đầu cơ vào đồng nhân dân tệ gây ra. Tổng quan quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ Quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã bắt đầu từ những năm 2000 bằng việc đưa ra các yêu đãi cho tổ chức, tài chính và công ty để sử dụng đồng nhân dân tệ trong thanh toán thương mại và định danh các công cụ tài chính nước ngoài. Trung tâm giao dịch nhân dân tệ thành lập đầu tiên tại Hồng Kông vào năm 2009 đã thành công hỗ trợ cho quá trình này khi dẫn đến sự gia tăng theo cấp số nhân của số lượng giao dịch đô la Hồng Kông, nhân dân tệ. Đồng thời, trái phiếu bằng nhân dân tệ hay còn gọi là trái phiếu gấu trúc đã được phát hành cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vay nhân dân tệ để tài trợ cho các hoạt động kinh tế của họ ở Trung Quốc. Hiện tại, chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục thúc đẩy quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và làm cho việc sử dụng đồng tiền này trở nên thuận tiện hơn trong thương mại và đầu tư xuyên biên giới. Để cung cấp thanh khoản bằng nhân dân tệ cho các quốc gia nước ngoài, Trung Quốc đã cố gắng tăng cường ký kết các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với ngân hàng trung ương của các quốc gia khác thông qua thanh toán thương mại song phương. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đưa ra các chiến lược nhằm tăng cường phối hợp giữa nội tệ và ngoại tệ, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy các chủ thể sử dụng đồng nhân dân tệ nhiều hơn và thúc đẩy đổi mới trong đầu tư và tài trợ xuyên biên giới bằng đồng nhân dân tệ. Chiến lược thúc đẩy quốc tế hóa đồng nhân dân tệ Tăng cường hợp tác sử dụng đồng nhân dân tệ trong thanh toán quốc tế Tận dụng lợi thế là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là đối tác thương mại lớn nhất của 120 quốc gia, Trung Quốc đã thúc đẩy việc định giá và thanh toán hàng hóa dựa trên đồng nhân dân tệ thông qua tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế với các quốc gia và khu vực trên thế giới. Nắm mắt thời cơ thế giới đang trao đảo vì hạn chế của đồng đô la Mỹ trong bối cảnh xung đột Nga-Úc-Rai Nà, Bắc Kinh đã đẩy mạnh thực hiện các cuộc đàm phán nhằm sử dụng nhân dân tệ trực tiếp trong thương mại cũng như thông qua đầu tư vào các nước đối tác. Kết quả, ngày càng có nhiều quốc gia chấp nhận mong muốn này của Trung Quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 50 quốc gia trên thế giới đã bắt đầu tiến hành phi đô la hóa, trong đó có hơn 30 quốc gia dần chuyển sang sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán thương mại và đầu tư. Trung Quốc đã ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với nhiều ngân hàng trung ương của các đối tác như. Tại Nga, tỷ lệ giao dịch đồng giúp nợ DT đã tăng lên 39%, vượt qua tỷ lệ 34% của giao dịch đồng giúp đô la Mỹ. Tại khu vực Nam Mỹ, Brazil đã thiết lập thỏa thuận thanh toán bù trừ bằng nhân dân tệ với Trung Quốc. Từ đó đồng nhân dân tệ đã vượt qua đồng euro để trở thành đồng tiền chiếng ưu thế thứ hai trong dự trữ ngoại hối của quốc gia này. Ngoài ra, bắt đầu từ ngày 26 tháng 4 năm 2023, Argentina cũng đã chuyển sang sử dụng đồng nhân dân tệ thay vì đô la Mỹ trong thanh toán hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc để duy trì dự trữ ngoại hối đang cạn kiệt. Tại khu vực Trung Đông, Iraq đã chính thức thông báo cho phép thanh toán trực tiếp với Trung Quốc bằng nhân dân tệ và gia tăng dự trữ nhân dân tệ. Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc cũng đã đạt được thỏa thuận vai nhân dân tệ với Ngân hàng Quốc gia Ả Lập Xi Út, SNB, tạo điều kiện cho việc sử dụng nhân dân tệ trong thương mại tương lai. Các biện pháp tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ trong thương mại song phương giữa Iran và một số đối tác quốc tế cũng là một minh chứng rõ ràng cho vai trò ngày càng tăng của đồng nhân dân tệ. Bên cạnh đó, đồng nhân dân tệ đang ngày càng phát huy vai trò mạnh mẽ trong các cơ chế và tổ chức khu vực tầm cỡ như Sáng kiến Vành đai và Con đường, BRI, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, SCO, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á, AIIB. Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhận ra sự cần thiết của việc các quốc gia trong BRI chấp nhận thanh toán chính bằng nhân dân tệ trước tỷ lệ sử dụng đồng đô la Mỹ vẫn chiếm yêu thế, Bắc Kinh đã đưa ra hàng loạt biện pháp để tăng cường sử dụng rộng rãi nhân dân tệ trong khuôn khổ Sáng kiến. Tới nay, nhân dân tệ ngày càng được khai thác triệt để và được đánh giá cao khi tạo thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho các quốc gia tham gia. Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, các khoản thanh toán bằng nhân dân tệ của Trung Quốc với các quốc gia thuộc BRI đã đạt có số ấn tượng 5,42 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2021, tăng 19,6% so với năm trước đó. Đối với AIIB, đồng nhân dân tệ là một trong những đồng tiền chính để thanh toán, sử dụng trong các hoạt động tài chính. Điều này thể hiện vai trò và sức ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ trên thị trường tài chính khu vực ngày càng rõ ràng hơn. Ngoài ra, nhân dân tệ đã trở thành đồng tiền được đánh giá cao trong các hoạt động tài chính và thương mạng của các quốc gia thành viên SCO. Tháng 9 năm 2022, SCO đã công bố lộ trình tăng dần tỷ trọng đồng nội tệ trong các giao dịch trung thể hiện những nỗ lực phi đô la hóa của tổ chức này. Đặc biệt là, sự liên kết chặt chẽ hướng tới phi đô la hóa giữa các tổ chức trên đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Cụ thể, Tổng Thư ký SCO Vladimir Norov 2019-2021 đã xác nhận rằng SCO, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ Tầng Châu Á, Quỹ Con Đường Tơ Lùa cần thiết lập quan hệ đối tác gần gũi hơn nữa với nhau để khai thác triệt để tiềm năng đầu tư của SCO. Xây dựng hệ thống thanh toán xuyên biên giới Dựa trên thực tế, hệ thống SWIFT đã trở thành công cụ thực hiện trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với các quốc gia có mâu tuấn. Vào năm 2020, các quốc gia phương Tây thông báo luật biện pháp trừng phạt đối với Nga sau khi quốc gia này đẩy mạnh hoạt động quân sự trên lãnh thổ Úc, Kraina, trong đó bao gồm loại bỏ một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT. Vậy nên, nhằm đảm bảo sự ổn định trong hệ thống tài chính quốc gia tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế trong trường hợp các ngân hàng Trung Quốc bị lọi khỏi SWIFT, Trung Quốc đã thành lập và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới bằng nhân dân tệ CIPS vào năm 2015 để giảm bớt sự phụ thuộc vào SWIFT. Hệ thống thanh toán CIPS ra đời nhằm thúc đẩy quốc tế hóa đồng nhân dân tệ thông qua việc cho phép các ngân hàng toàn cầu có thể trực tiếp thực hiện các giao dịch xuyên biên giới bằng đồng nhân dân tệ mà không phải thông qua các ngân hàng thanh toán trung gian. CIPS cũng trở nên quan trọng hơn sau khi Bắc Kinh khởi xướng sáng kiến vành đai và con đường đầy tham vọng liên quan đến khoản đầu tư trị giá hàng trăm tỷ nhân dân tệ của Trung Quốc ở nước ngoài. Xét từ tình hình sử dụng hệ thống thanh toán xuyên biên giới đồng nhân dân tệ CIPS tính đến cuối năm 2022, tổng cộng có hơn 1.300 tổ chức Trung Quốc và nước ngoài kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp với CIPS. Dữ liệu của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho thấy, trong năm 2022, tổng số tiền thanh toán trên hệ thống thanh toán CIPS đã tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2021, lên 96,7 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương 14,02 nghìn tỷ đô la Mỹ. Mặc dù hiện tại, CIPS vẫn phải phụ thuộc vào kênh trao đổi của SWIFT, nhưng họ hoàn toàn có khả năng hoạt động độc lập và có một kênh giao tiếp giữa các tổ chức tài chính của riêng mình. Đối với các ngân hàng và doanh nghiệp Trung Quốc, CIPS có thể được sử dụng như một hệ thống liên lạc mà không phải đề phòng rủi do thông tin giao dịch bị lộ. Đẩy mạnh phát triển đồng nhân dân tệ điện tử Bên cạnh việc thúc đẩy quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ thông qua việc tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ trong hợp tác kinh tế quốc tế, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chiến lược phát triển đồng nhân dân tệ điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thanh toán và giao dịch xuyên biên giới bằng đồng nhân dân tệ. Đồng nhân dân tệ điện tử là loại tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, PBOC, có giá trị tương đương với đồng nhân dân tệ chuẩn, RMB. Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu và phát triển một loại tiền điện tử quốc gia vào năm 2014. Từ năm 2020, Trung Quốc đã thử nghiệm đồng nhân dân tệ điện tử, SNI, tại 26 thành phố trên toàn quốc, với 17 chương trình thử nghiệm. Trung Quốc chưa đưa ra một kế hoạch cụ thể cho việc triển khai đồng tiền máu hóa trên toàn quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn đang thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy việc sử dụng SNI. Trung Quốc đã triển khai một loạt các chương trình thử nghiệm trên khắp các thành phố khác nhau nhằm thúc đẩy việc sử dụng SNI trong nước. Mục tiêu ban đầu của PBOC khi phát triển SNI không chỉ để cạnh tranh với hệ thống thanh toán người địa mà còn đặt nền móng cho các giao dịch xuyên biên giới bằng tiền kỹ thuật số quốc gia. Đây được xem như nỗ lực quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Năm 2023, thành phố Changshu, thành phố ở phía đông Trung Quốc, đang lên kế hoạch trả lương cho nhân viên công chức hoàn toàn bằng tiền tệ kỹ thuật số. Thành phố này sẽ bắt đầu trả lương cho các nhân viên công chức và những người làm việc cho các tổ chức công cộng bằng đồng nhân dân tệ điện tử bắt đầu từ tháng 6 năm 2023. Bước tiến này đánh dấu một bước đột phá lớn để thúc đẩy việc sử dụng đồng tiền kỹ thuật số. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng ứng dụng cho đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương, được gọi là Hệ thống Thanh toán Điện tử Tiền tệ Kỹ thuật số, DCEP. Ứng dụng này đã được sử dụng cho các khoản vai ngân hàng, hóa đơn tiền ích và thanh toán lương cho nhân viên công chức. Ngoài việc thúc đẩy sự phát triển của ECNI trong nội địa, Trung Quốc cũng tăng cường thanh toán các giao dịch xuyên biên giới bằng ECNI. Vào ngày 27 tháng 10 năm 2023, Tập đoạn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, CNPC, đã hoàn thành giao dịch thanh toán một triệu thùng dầu thô bằng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số. Khoản thanh toán này được thực hiện theo lời kêu gọi của chính quyền thành phố Thượng Hải đối với doanh nghiệp về việc sử dụng đồng nhân dân tệ kỹ tê số trong giao dịch dầu khí quốc tế. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa đồng nhân dân tệ kỹ thuật số vào thanh toán xuyên biên giới trong giao dịch dầu khí. Thương vụ này đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tìm tỏi các khả năng thanh toán bằng nhân dân tệ xuyên biên giới và mở rộng các kịch bản ứng dụng của đồng nhân dân tệ kỹ thuật số. Mặt khác, PBOC đã tham gia vào dự án tiền tệ kỹ thuật số MBIS, một kế hoạch hợp tác với các ngân hàng trung ương của Thái Lan, Hồng Kông và các tiểu vương quốc Ả Lập Thống nhất để thử nghiệm thanh toán các giao dịch xuyên biên giới bằng tiền điện tử. Ngoài ra, ASEAN là một khu vực quan trọng mà đồng nhân dân tệ có thể đóng vai trò như một loại tiền tệ mẫu của khu vực. Do đó, việc giao dịch SNI của Trung Quốc đẩy mạnh vào các khu vực có biên giới và giao dịch với các quốc gia ASEAN. Ví dụ, khu tự trị dân tộc Chuen Quảng Tây, một khu vực miền nam Trung Quốc, đã cam kết trở thành một khu vực tiên phong sử dụng SNI trong thương mại, với các nước Đông Nam Á dấu hiệu mới nhất cho tham vọng của Bắc Kinh trong việc quốc tế hóa đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương. Trung Quốc sẽ triển khai 9 chức năng trên toàn quốc để sử dụng SNI và thử nghiệm 8 kịch bản, bao gồm việc sử dụng SNI tại triển lãm Trung Quốc, ASEAN hàng năm vào tháng 9, và trong các giao dịch kinh doanh trong khu vực thương mại tự do và trong giao dịch biên giới. Có thể nói, việc thúc đẩy sử dụng SNI trong nước và quốc tế đóng vai trò quan trọng trong chính sách của Trung Quốc nhằm tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây như lệnh trừng phạt được áp đặt lên Nga, đồng thời làm suy giảm sự thống trị toàn cầu của đô la Mỹ trong thương mại quốc tế. Đánh giá vị thế đồng nhân dân tệ so với đồng tiền khác Tỷ trọng dự trữ ngoại hối nhân dân tệ của các quốc gia Trong hai thập kỷ qua, tỷ lệ đồng đô la Mỹ trong dự trữ ngoại hối toàn cầu đã giảm từ 71% năm 1999 xuống 59% vào năm 2020. Theo dữ liệu của IMF, sự suy giảm tỷ trọng của đồng đô la trong dự trữ ngoại hối toàn cầu chủ yếu do sự gia tăng của đồng euro. Tỷ trọng của đồng euro đã luôn giao động vào mức khoảng 20% trong dự trữ toàn cầu kể từ ngày đồng euro được ra mắt. Tỷ trọng đồng nhân dân tệ trong dự trữ toàn cầu đã tăng từ khoảng 1% vào năm 2019 lên khoảng 3% vào năm 2022. Một trong số những nguyên nhân của sự gia tăng tỷ trọng này là do sự phụ thuộc của nhiều nước đang phát triển vào Trung Quốc và sáng kiến vành đai và con đường. Cùng với những thỏa thuận đã đạt được với ngân hàng trung ương của quốc gia khác bằng việc thanh toán song phương bằng đồng nhân dân tệ. Trong tương lai, rất có thể Trung Quốc sẽ sử dụng chính sách thanh toán nợ bằng đồng nhân dân tệ với một hệ thống các quốc gia trong BRI. Từ đó, mở rộng thêm mạng lưới ngân hàng trung ương sử dụng đồng nhân dân tệ trong thương mại song phương với Trung Quốc. Mặc dù điều này cũng có ảnh hưởng đến quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ nhưng khả năng đồng nhân dân tệ có thể bứt phá thay đồng euro hay thậm chí USD là vẫn còn quá sớm trong tương lai gần. Khả năng thanh toán quốc tế trong hệ thống thanh toán SWIFT Vào tháng 1 năm 2023, nhân dân tệ đã giữ vị trí là đồng tiền hoạt động mạnh thứ 5 trong thanh toán toàn cầu tính theo giá trị, với tỷ lệ 1,91%. Nhìn chung, giá trị thanh toán bằng nhân dân tệ giảm 12,79% so với tháng 12 năm 2022, trong khi nhìn chung tất cả các quản thanh toán bằng tiền tệ đều giảm 1,54%. Xét về thanh toán quốc tế không bao gồm thanh toán trong khu vực đồng tiền Trung Châu Âu, nhân dân tệ xếp thứ 8 với tỷ lệ 1,33%. Từ giai đoạn năm 2021 đến 2023, sự tăng trưởng của đồng nhân dân tệ trong hệ thống thanh toán SWIFT ở các doanh mục cổ phiếu và thị trường tài chính là không đáng kể. Cho đến tháng 1 năm 2023, lượng giao dịch đồng nhân dân tệ chỉ đạt 1,91% so với các đồng tiền khác và gần như là không có tiến triển trong giai đoạn 3 năm 2019 đến 2022. Tuy đã có những dấu hiệu tích cực hơn khi tổng giá trị đồng nhân dân tệ được giao dịch trên thị trường tài chính đã tăng gấp đôi, 4% vào tháng 1 năm 2023 so với 2,15% vào tháng 1 năm 2021. Mặc dù nhân dân tệ đã đạt được mức độ quốc tế hóa, dữ liệu SWIFT mới nhất cho thấy đồng euro và đô la Mỹ cùng nhau chiếm hơn 7 trong số 10 quản thanh toán SWIFT trên toàn thế giới vào tháng 1 năm 2023, một con số vượt trội so với các loại tiền tệ khác. Đồng đô la Mỹ đã liên tục dẫn đầu các loại tiền tệ khác trong thống kê của SWIFT trong nhiều thập kỷ. Dự báo xu hướng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ trong tương lai Với tốc độ phi đô la hóa ngày càng tăng khi nhiều quốc gia tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho đồng bạc xanh để giảm phụ thuộc vào Mỹ, quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ đã và đang đạt được những thành tựu nhất định trong nền kinh tế quốc tế. Các tổ chức tài chính cùng với các nhà phân tích dự đoán rằng đến năm 2030, đồng nhân dân tệ sẽ trở thành đồng tiền được sử dụng nhiều thứ ba trong thanh toán quốc tế và như một loại tiền dự trữ. Tính đến quý II năm 2022, theo dữ liệu của Quý tiền tệ quốc tế IMF, cơ cấu dự trữ ngoại hối quốc tế của Ngân hàng Trung ương Thế giới bao gồm 59% đô la Mỹ, 20% euro, 5% yen, 5% bảng Anh và 2,5% nhân dân tệ. Tuy nhiên, với những nỗ lực và sự cộng hưởng từ các yếu tố thuận lợi, đồng nhân dân tệ cho thấy triển vọng có thể vượt qua đồng yen và đồng bảng Anh như một loại tiền tệ dự trữ. Tuy nhiên, quá trình quốc tế hóa nhằm đưa nhân dân tệ trở thành một loại tiền tệ toàn cầu vẫn sẽ là một quá trình dài đầy thách thức. Nó có thể đang đạt được đạt phát triển, nhưng vẫn còn ở giai đoạn đầu. Đồng nhân dân tệ sẽ khó có thể đe dọa hai loại tiền tệ quốc tế thống trì hàng đầu là đồng đô la Mỹ và euro trong tương lại gần. Theo Reuters, tỷ lệ giao dịch thương mại trên toàn cầu bằng đồng đô la Mỹ trong 03-2023 là 83,7%, vượt xa so với tỷ lệ 4,5% của đồng nhân dân tệ. Nhìn lại lịch sử, đã 24 năm kể từ khi đồng euro ra đời, đồng tiền số 2 thế giới vẫn không cạnh tranh được với đồng đô la Mỹ về mức độ hấp dẫn quốc tế. Đô la Mỹ được sử dụng trong giao dịch ngoại hối nhiều gấp 3 lần so với đồng euro. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ khó có thể đột phá quốc tế hóa đồng nhân dân tệ nếu chỉ dựa vào thương mại giữa với các nước. Cơ chế ngoại hối của Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng để cung cấp một lượng nội tệ lớn ra nước ngoài bởi khi đó khả năng kiểm soát giá trị đồng tiền này của PBOC sẽ giảm đi, đồng nhân dân tệ có thể mất giá. Vậy nên, để thúc đẩy quốc tế hóa nhân dân tệ, Trung Quốc sẽ phải thay đổi cách thức điều hành nền kinh tế của mình. Kết luận, quốc tế hóa đồng nhân dân tệ là quá trình đẩy mạnh việc sử dụng đồng nhân dân tệ để thanh toán và giao dịch trong và ngoài nước. Quá trình quốc tế hóa đã diễn ra từ giữa những năm 2000 và ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ qua các chiến lược của chính phủ Trung Quốc. Bằng cách tận dụng quan hệ song phương, đạo phương với các quốc gia khác và cơ hội trong bối cảnh xung đột Nga-Úc-China, Trung Quốc đã thành công thúc đẩy các nước phi đô la hóa và sử dụng đồng nhân dân tệ như một phương tiện để thanh toán, đầu tư và dự trữ. Đồng thời, để tạo điều kiện thuận lợi trong thanh toán và giao dịch xuyên biên giới, Trung Quốc đã thực hiện chiến lược phát triển đồng nhân dân tệ điện tử. Tuy nhiên, mặc dù đã có những thành tựu đáng kể trong quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ nhưng đồng tiền này vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng các giao dịch và dự trữ so với đồng euro và đồng đô la Mỹ. Vì vậy, vẫn rất khó để có thể đánh giá được sự thành công của chiến lược quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong tương lai.

Listen Next

Other Creators