Home Page
cover of Quan hệ Nga - Ấn Độ đứng trước những lựa chọn khó khăn
Quan hệ Nga - Ấn Độ đứng trước những lựa chọn khó khăn

Quan hệ Nga - Ấn Độ đứng trước những lựa chọn khó khăn

00:00-16:35

Trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung đang gia tăng, đối đầu Nga với Mỹ và phương Tây cũng đang hết sức căng thẳng, Ấn Độ luôn thể hiện lập trường trung lập từ đó đạt được lợi ích tối đa từ các bên liên quan, qua đó từng bước hiện thực hoá tham vọng trở thành một cực trong trật tự thế giới đa cực. Trong khi đó, Moskva đang cần mối quan hệ hợp tác với New Delhi nhằm giảm bớt tác động tiêu cực bởi sự cô lập từ phương Tây, đồng thời cũng thực hiện những mục tiêu khác của mình...

Podcastspeechspeech synthesizernarrationmonologuefemale speech
7
Plays
0
Downloads
0
Shares

Transcription

India's neutral stance allows it to maximize its benefits from both the US and Russia. The relationship between Russia and India is stable and strong, especially in defense cooperation. However, Russia's closer ties with China pose a challenge. India's increasing oil imports from Russia have led to a change in trade dynamics. Despite this, India continues to strengthen its economic relationship with the US. India also cooperates with Russia in space technology and aims to increase its influence in Central Asia. Russia aims to break its isolation from the West by aligning with Asian powers such as India and China. However, Russia's actions in countries considered India's backyard, such as Myanmar and Bangladesh, could impact India's security interests. Russia is leading the fight against US dominance and seeks to establish a new world order. This ambition has been discussed since at least 2018, and Russia's closer ties with China and India are part of this strategy. Trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Chung đang gia tăng, đối đầu Nga với Mỹ và phương Tây cũng đang hết sức căng thẳng, Ấn Độ luôn thể hiện lập trường trung lập từ đó đạt được lợi ích tối đa từ các bên liên quan, qua đó từng bước hiện thực hóa tham vọng trở thành một cực trong trật tự thế giới đa cực. Trong khi đó, Moskva đang cần mối quan hệ hợp tác với New Delhi nhằm giảm bớt tác động tiêu cực bởi sự cô lập từ phương Tây, đồng thời cũng thực hiện những mục tiêu khác của mình. Mối quan hệ Nga, Ấn Đã và Đăng tác động không nhỏ tới cục diện khu vực và toàn thế giới. Ngoại trưởng F. Jaishankar của Ấn Độ đã có chuyến thăm Nga ngày 25 đến ngày 29 tháng 12. Thông cáo báo chí trước chuyến thăm nhấn mạnh, quan hệ đối tác Ấn Độ-Nga được thử thách theo thời gian vẫn ổn định và kiên cường, đồng thời tiếp tục được thể hiện bằng tinh thần của quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt và đặc quyền. Ấn Độ bắt đầu xây dựng mối quan hệ bền chặt với Liên Xô vào giữa những năm 1950 trong chiến tranh này, sau đó tăng cường mối quan hệ trong các cuộc xung đột với Pakistan. Liên Xô đã thể hiện lập trường ủng hộ Ấn Độ trong các cuộc xung đột với Pakistan vào năm 1965 và 1971. Hai bên cũng đã ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác Ấn Độ-Nga vào năm 1993. Bước vào thế kỷ 21, mối quan hệ Nga-Ấn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng. Tuy nhiên, mối quan hệ đã trở nên phức tạp khi Moskva ngày càng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc đối thủ chính của Ấn Độ, nhất là khi xung đột Nga-Úc-Rai-Nga bắt đầu bùng nổ từ ngày 24 tháng 2 năm 2022. Động cơ cho việc tăng cường hợp tác với Nga của Ấn Độ. Tranh thủ lợi ích kinh tế từ cả Nga và Mỹ. Thoạt nhìn, quan hệ Nga-Ấn Độ diễn ra vô cùng nồng ấm kể từ khi nổ ra chiến sự tại Úc-Rai-Nga. New Delhi đã không lên án hay công khai chỉ trích hành động quân sự của Nga tại Úc-Rai-Nga. Nước này cũng không tham gia vào sự cô lập ngoại giao của phương Tây đối với Moskva, và đã sáu lần bỏ phiếu trắng tại Liên Hợp Quốc khi bỏ phiếu về các nghị quyết chỉ trích Moskva. Trong một động thái rất có ý nghĩa đối với liên bang Nga, nước này cũng từ chối tham gia các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Tại hội nghị thượng đỉnh G20 cũng vậy, Ấn Độ đã tìm cách loại vấn đề liên quan tới cuộc chiến ở Úc-Rai-Nga khỏi chương trình nghị sự. Từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023, thương mại giữa Nga và Ấn Độ đã tăng 250% lên tới gần 50 tỷ đô la Mỹ. Điều này cho thấy rằng cả hai bên đã thành công trong việc thiết lập một cơ sở kinh tế vững chắc cho mối quan hệ chung. Tuy nhiên, sự gia tăng giá trị thương mại này đến từ hoạt động xuất khẩu các mặt hàng năng lượng của Nga tới Ấn Độ chủ yếu là dầu, dầu diesel, than đá, phân bón nhân tạo và kim loại, tăng hơn gấp 4 lần lên 46,3 tỷ đô la Mỹ. Tỷ trọng dầu của Nga trong nhập khẩu của Ấn Độ đã tăng từ 0,2% trước tháng 2 năm 2022 lên 45% vào tháng 6 năm 2023. Nhập khẩu của Nga từ Ấn Độ giảm 12% và đứng ở mức dưới 3 tỷ đô la Mỹ, rõ ràng đã có sự thay đổi trong cơ cấu thương mại song phương. Sự gia tăng thương mại là do quyết định của New Delhi nhằm tận dụng tình hình giá cả thuận lợi tạm thời. Thẳng dư trong thương mại giữa Nga với Ấn Độ trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với cả hai bên. Trong nỗ lực tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ, Moscow đã đồng ý rằng Ấn Độ sẽ sử dụng đồng rupee để thanh toán cho hàng nhập khẩu của mình. Kết quả là, các công ty Nga đã tích lĩ số lượng lớn rupee, tương đương khoảng 40 tỷ đô la Mỹ, trong tài khoản ngân hàng ở Ấn Độ và chưa có cơ chế nào để chuyển đổi số tiền này sang các loại tiền tệ khác. New Delhi muốn Moscow đầu tư số tiền này vào Ấn Độ, nhưng phía Nga phản đối. Hơn nữa, Ấn Độ coi việc nhập khẩu dầu tăng lên chỉ là hiện tượng tạm thời, bằng chứng là Ấn Độ không có hoạt động đầu tư vào việc mở rộng công suất lọc dầu của Nga. Tình trạng này hoàn toàn trái ngược với mối quan hệ kinh tế đang phát triển năng động của Ấn Độ với Hoa Kỳ, trong đó doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò chính. Điều này dẫn đến ngày càng có nhiều dự án đầu tư của Mỹ được thực hiện ở Ấn Độ, bao gồm cả sự hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực công nghệ cao. Chiến thăm Hoa Kỳ gần đây của Thủ tướng Modi vào đầu tháng 7 năm 2023 đã tái khẳng định và củng cố bản chất chiến lược cũng như hướng tới tương lai của mối quan hệ kinh tế giữa New Delhi với Washington. Chuyên gia Chaulia của trường Jindo cho biết sự phụ thuộc của Ấn Độ và Moscow về mặt lịch sử được coi là thanh chốt giúp giảm bớt sự gây hấn của Trung Quốc nhằm duy trì sự cân bằng quyền lực ổn định chống lại Bắc Kinh. Tăng cường sức mạnh quân sự trước sự trỗi dậy của Trung Quốc tại khu vực. Ấn Độ coi Nga là đối tác chiến lược quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng. Đặc biệt trong bối cảnh sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang gia tăng mạnh mẽ. Ấn Độ là quốc gia duy nhất mà Nga thực hiện các chương trình hợp tác kỹ thuật quân sự kéo dài 10 năm. Hợp tác quân sự giữa hai nước không chỉ giới hạn ở việc xuất khẩu vũ khí của Nga mà còn bao gồm việc sản xuất các loại vũ khí này theo giấy phép, ở Ấn Độ, máy bay chiến đấu Su-30MKI, xe tăng T-90, xe chiến đấu bộ binh BMP-2 và súng trường Kalashnikov, và một ví dụ ngoạn mục liên quan đến việc cùng thiết kế và sản xuất tên lửa đất đối biển dẫn đường Ramos. Từ năm 2003, Nga và Ấn Độ đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung mang tên INRA. Hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Ấn Độ bắt nguồn từ chiến tranh lạnh, khi Liên Xô là nhà cung cấp vũ khí chính cho Ấn Độ. Vào thời điểm Liên Xô sụp đổ 70% thiết bị do lực lượng vũ trang Ấn Độ vận hành là do Liên Xô sản xuất, nước Nga hậu Soviet tiếp tục sự hợp tác này. Kết quả là Ấn Độ trở thành nước nhập khẩu vũ khí do Nga sản xuất lớn nhất, và Nga cùng là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ấn Độ. Tính đến cuối năm 2017 70% thiết bị quân sự của Ấn Độ đều dựa trên nền tảng do Nga sản xuất. Trong giai đoạn 1991-2019, Nga đã bán vũ khí trị giá 70 tỷ đô la Mỹ cho Ấn Độ. Năm 2019, Moscow đã bán thiết bị quân sự trị giá hơn 4 tỷ đô la Mỹ cho New Delhi, chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu vũ khí của nước này. Trong năm 2018-21, tổng giá trị giao dịch giữa hai nước là 14 tỷ đô la Mỹ. Tham vọng trở thành một cực trong thế giới đa cực. Ấn Độ biết vị thế của mình trong cuộc cạnh tranh tầm ảnh hưởng của các siêu cường. New Delhi rõ ràng không muốn mình trở thành quân cờ mà phải đóng vai trò là một cực trong thế giới đa cực ở tương lai. Vì vậy, Ấn Độ hiện tại đều có mối quan hệ khá tốt với cả Mỹ và Nga. Ngoài ra, việc New Delhi vẫn tiếp tục tăng cường hợp tác với Moscow khiến Mỹ có thể có thêm nhiều chính sách, động thái nhằm kéo Ấn Độ ngày càng xa Nga và xích gần lại với mình hơn. Điều đó ở góc độ nhất định đã gia tăng lợi ích, nâng cao vị thế của chính Ấn Độ. Các quan chức Mỹ luôn tránh chỉ trích Ấn Độ một cách công khai với những động thái hợp tác của quốc gia này với Moscow. Mặc dù nước này là một thành viên trong khối BRICS và vẫn nhập khẩu giàu của Nga bất chấp lệnh cấm vận từ Mỹ và phương Tây qua đó thu lợi rất nhiều về kinh tế. Thông qua được tuyên bố chung của G20 với nội dung tránh chỉ trích trực tiếp Nga, cùng với những lợi ích về kinh tế, quốc phòng khi hợp tác với Nga, Ấn Độ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực không gian lĩnh vực quan trọng với tham vọng siêu cường của Ấn Độ. Hợp tác trong lĩnh vực không gian giữa hai nước đã bắt đầu từ những năm 1960 và vẫn phát triển cho đến ngày nay. Nga cũng là nước đã giúp Ấn Độ phóng vệ tinh đầu tiên của nước này. ROSCOSMOS của Nga đã đào tạo bốn phi hành gia Ấn Độ cho sứ mệnh đưa con người vào không gian của nước này. Ngoài ra, với vị thế lớn của Nga ở khu vực Trung Á, Ấn Độ có thể thông qua việc hợp tác với Điện Kremlin để gia tăng ảnh hưởng của mình tại khu vực này. Một khu vực cũng đang được để ý tới bởi Trung Quốc với nhiều tài nguyên quý giá đặc biệt là dầu mỏ. Động cơ cho việc tăng cường hợp tác với Ấn Độ của Nga PHÁ THẾ CÔ LẬP CỦA PHƯƠNG TÂY Bài phát biểu của Tổng thống Putin tại Điện Kremlin khi gặp Ngoại trưởng Ấn Độ đã nêu bật những nỗ lực của Nga nhằm phá vỡ sự cô lập với phương Tây bằng cách xoay trục sang một quốc gia châu Á ngày càng hùng mạnh. Kể từ khi bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự tại Úc Raina, Trung Quốc và Ấn Độ đã trở thành những đối tác quan trọng hàng đầu của Moskva nhằm duy trì sự hoạt động của nền kinh tế. Như đã đề cập, sản lượng dầu mỏ mà Nga đã bán cho Ấn Độ đã tăng gọt từ sau tháng 2 năm 2022, cùng với những lợi ích về kinh tế, lập trường của Ấn Độ tại Liên Hợp Quốc đã giúp Nga giảm bất những thiệt hại bởi sự cô lập của phương Tây. Mặc dù vẫn tăng cường hợp tác với Ấn Độ nhưng đồng thời Nga ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, cùng với một số hoạt động ngoại giao tại Ấn Độ Dương mà cụ thể là các quốc gia được coi là sân sau của Ấn Độ như Myanmar, Bangladesh gây ra một số lo ngại cho triển vọng quan hệ hai nước. Vào tháng 11, Nga đã tổ chức cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên với Myanmar và cho tàu chiến ghé thăm Bangladesh lần đầu tiên sau 5 thập kỷ. Những động thái được coi là nỗ lực nhằm tăng cường vai trò của nước này ở khu vực Ấn Độ Dương, chứng minh cho bị thế nước lớn của mình chứ không phải là một cường quốc đang suy yếu. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích những động thái như vậy có thể ảnh hưởng tới những lợi ích an ninh cũng như tham vọng tại khu vực của New Delhi. Tiết lập trật tự thế giới đa cực và phá thế cô lập phương Tây Nga từ lâu cho biết họ đang dẫn đầu cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị của Mỹ trên trường quốc tế và cho rằng chiến sự tại Ukraine là một phần của cuộc chiến đó. Vào tháng 4 năm 2023, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow muốn bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào ở Ukraine đều tập trung vào việc tạo ra một trật tự thế giới mới. Tham vọng trên không chỉ mới xuất hiện từ sau cuộc chiến tại Ukraine, mong muốn thiết lập một trật tự thế giới mới với việc Nga tăng cường quan hệ đối tác với Trung Quốc và Ấn Độ đã được các học giả của Nga đề cập tới ít nhất từ năm 2018. Gần đây nhất, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng tổng sản phẩm quốc nội, GDP, của các nước thành viên nhóm BRICS sau khi tết nạp những thành viên mới vào năm 2024 sẽ cao hơn đáng kể so với GDP của nhóm các nước công nghiệp phát triển, G7. Phát biểu họp báo sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Ấn Độ Subramanian Jaishankar ngày 27 tháng 12, Ngoại trưởng Lavrov cho rằng tỉ trọng của các nước ở Nam bán cầu và Đông bán cầu trong tổng thể nền kinh tế thế giới đang gia tăng và xu hướng này sẽ tiếp tục, trong đó có liên quan đến việc mở rộng BRICS. Một số chuyên gia Nga cho rằng liên bang Nga nên sử dụng mối quan hệ với Ấn Độ để ngăn chặn việc hình thành một hệ thống quốc tế lưỡng cực, một bên dựa vào Mỹ và một bên là Trung Quốc, và để xây dựng một trật tự đa trung tâm. Những vấn đề trong quan hệ Nga-Ấn liên quan tới cuộc chiến ở Úc-Raina Cuộc chiến giữa Nga và Úc-Raina có những tác động sâu rộng tới quan hệ Nga-Ấn Độ. Nguyên nhân cơ bản là New Delhi và Moscow có những mối quan hệ phức tạp với Washington và Bắc Kinh. Đối với cả hai nước, việc lựa chọn đối tác ưu tiên là một vấn đề có tầm quan trọng sống còn. Đây là lý do tại sao sự cạnh tranh mang tính cấu trúc ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đang gây ra nhiều vấn đề trong quan hệ Nga-Ấn Độ. Đối với Moscow, việc duy trì mối quan hệ thuận lợi và chặt chẽ nhất có thể với Ấn Độ là một điều bắt buộc rõ ràng trong tình hình, nước này đang xung đột gai gắt với phương Tây và sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nước gần như đồng minh Trung Quốc. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy Điện Kremlin có thể thực hiện các bước cần thiết để ngăn chặn sự sói mòn dần dần của các mối quan hệ này, và hành động quân sự của Nga tại Úc-Raina đã hạn chế hơn nữa khả năng và quyền tự do hành động của Moscow trong lĩnh vực này. Về phần mình, có thể hiểu rằng New Delhi đang cố gắng kéo dài tình trạng này càng lâu càng tốt bằng cách thắt chặt hợp tác chiến lược với Washington, họ có thể kiếm được nhiều lợi ích từ lập trường trung lập của mình trong căng thẳng giữa Nga và Mỹ. Tuy nhiên, có vẻ như sự phân cực ngày càng tăng của hệ thống quốc tế và khả năng ngày càng hạn chế của Nga trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Ấn Độ về công nghệ cao, đầu tư và hợp tác công nghiệp chắc chắn sẽ có những tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa hai nước. Greg Russell, cố vấn cấp cao và chủ tịch nghiên cứu chính sách Mỹ ấn tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế nói rằng, Ấn Độ là một trong những quốc gia duy nhất giữa cuộc chiến ở Ukraine có thể nhấc máy và nói chuyện với lãnh đạo ở cả Mỹ và Nga trong cùng một ngày. Đó là minh chứng cho vai trò không nhỏ của Ấn Độ đối với cuộc chiến tại Ukraine. Hợp tác với Ấn Độ cho Nga thêm nguồn lực để tiếp tục duy trì cuộc chiến tại Ukraine và tiếp tục giúp New Delhi canh thủ những lợi ích kinh tế với Moskva. Nhưng chiến sự tại Ukraine có thể sẽ đè nặng lên triển vọng dài hạn trong mối quan hệ Nga-Ấn. Mặc dù Ấn Độ không lên án hành động quân sự của Nga tại Ukraine và vẫn tiếp tục hợp tác kinh tế với Moskva. Nhưng nếu xem xét kỹ chính sách ngoại giao của Ấn Độ cho thấy rằng New Delhi không ủng hộ cuộc chiến của Nga và đã nhiều lần ra tín hiệu không tán thành, mặc dù với những cách tinh tế. Tác động tới tình hình khu vực và thế giới Quan hệ Nga-Ấn là một trong những mối quan hệ quan trọng bậc nhất hiện nay, tác động tới cục diện nhiều khu vực lớn trên thế giới nói chung và quan hệ song phương của các nước nói riêng. Mối quan hệ có khả năng thay đổi sâu sắc cán cân quyền lực tại khu vực và trên thế giới. Mối quan hệ này có thể tác động tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương với Ấn Độ là nhân tố quan trọng của Washington trong cuộc cạnh tranh địa chiến lược với Trung Quốc. Đồng thời, Nga cũng ngày càng có mối quan hệ sâu sắc với Trung Quốc. Quan hệ Ấn Độ-Nga có tác động không nhỏ tới châu Âu, đặc biệt là trong những diễn biến liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine. Mối quan hệ phức tạp giữa bốn bên Nga, Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ cụ thể hơn, trong khi Ấn Độ vẫn tăng cường hợp tác với Mỹ, mâu thuẫn ấn chung vẫn tồn tại. Nga xích lại gần Trung Quốc và cả hai đều có quan hệ xấu với Mỹ mạng lưới quan hệ phức tạp ấy có ý nghĩa rất quan trọng đối với thế giới đương đại. Với vị trí, tầm quan trọng của Ấn Độ như vậy, trong chiến lược của Mỹ luôn tập trung lôi kéo Ấn Độ càng nhiều càng tốt. Nếu mối quan hệ của Ấn Độ với Nga gặp phải thách thước và liên minh ngày càng mạnh mẽ của Nga với Trung Quốc, cùng với mối quan tâm chung của Ấn Độ và Mỹ vào Trung Quốc, thì sự hợp tác này cho thấy rằng Mỹ có thể đóng vai trò là một đồng minh an ninh mà Ấn Độ có thể dựa vào. Ấn Độ với truyền thống hợp tác quốc phòng lâu đời với Nga đang xem xét lại mối quan hệ trong lĩnh vực này theo xu hướng giảm bất phụ thuộc hơn. Cuộc chiến tại Ukraine đã cho thấy thế mạnh và cả những điểm yếu của Nga. Cuộc chiến truyền thông có thể làm giảm uy tín của Nga trước các đối tác, đặc biệt là Ấn Độ. Cuộc chiến tiêu hào tại Ukraine đã gây áp lực lớn lên kho dự trữ và năng lực công nghiệp quốc phòng của Nga, nước này ngày càng gặp khó khăn để đáp ứng nhu cầu về vũ khí của thị trường. Cùng với đó, Nga ngày càng xét lại gần Trung Quốc đối thủ chính có nguy cơ gây mất an ninh cho Ấn Độ. Sự hợp tác chặt chẽ chung Nga có thể khuyến khích Bắc Kinh hướng tới những hành động quyết đoán hơn trong các vấn đề lãnh thổ với Ấn Độ, dẫn tới nhu cầu của Ấn Độ tìm kiếm một đối tác đáng tin cậy hơn, với tiềm năng hợp tác, phát triển lớn hơn. Mỹ có thể dùng các năng lực sản xuất quốc phòng của họ nhằm lôi kéo Ấn Độ. Thực tế trong năm 2023, Mỹ và Ấn Độ đã tăng cường các hợp tác về công nghệ tiên tiến, đặc biệt có những dự án được ứng dụng vào lĩnh vực quốc phòng. Điển hình nhất là vào tháng 6 năm 2023, nhân chiến thăm của Thủ tướng Ấn Độ tới Mỹ, hai bên đã ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ chế tạo động cơ phản lực trong bối cảnh Ấn Độ bắt đầu tự sản xuất máy bay chiến đấu. Xu hướng tăng cường hợp tác quốc phòng Mỹ-Ấn còn tiếp tục trong tương lai và ảnh hưởng tới cán cân quyền lực trong khu vực giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng như cuộc cạnh tranh Mỹ-Chung. Một số vấn đề đạt ra với Việt Nam Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị truyền thống với cả hai nước Nga và Ấn Độ. Hà Nội đã nâng cấp quan hệ lên cấp cao nhất đối tác chiến lược toàn diện với cả Moskva và New Delhi. Bên cạnh đó Việt Nam cũng có vừa nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ vào tháng 9 năm 2023. Tuy có khác nhau, nhưng cả ba nước trên đều có tham vọng trong việc định hình một trật tự thế giới mới có lợi cho mình. Mỹ với mục tiêu hàng đầu là duy trì vị thế siêu cường số một thế giới. Ấn Độ với dân số đông nhất thế giới cùng với tiềm lực kinh tế, quốc phòng hùng mạnh cũng muốn có một vị thế cao hơn trong trật tự thế giới mới. Nga đã tuyên bố thiết lập một trật tự thế giới mới công bằng và bền vững hơn. Để thực hiện được tham vọng của mình, mỗi nước chắc chắn sẽ tìm cách lôi kéo tối đa các đồng minh và đối tác bằng những lợi ích kinh tế, những giá trị chung năm. Năm thực tế trên đặt ra cho Việt Nam bài toán cân bằng mối quan hệ và lợi ích giữa các cường quốc nhằm đảm bảo độc lập chủ quyền và lợi ích quốc gia. Việt Nam đến nay đã nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất với cả bốn bên Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Mỹ. Đan sen lợi ích giữa các nước với nhau, qua đó các nước tôn trọng quan điểm và lập trường của Việt Nam hơn. Xong, Việt Nam cũng cần nhận diện được những động thái, bước đi mới của các nước lớn từ đó có thể hoạch định, đưa ra những chính sách đối phó kịp thời, tránh rơi vào vòng xoáy bắt buộc phải chọn bên của các siêu cường.

Listen Next

Other Creators