black friday sale

Big christmas sale

Premium Access 35% OFF

Home Page
cover of Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Lào và tác động đối với Việt Nam
Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Lào và tác động đối với Việt Nam

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Lào và tác động đối với Việt Nam

nghiencuuchienluocnghiencuuchienluoc

0 followers

00:00-30:24

Sau hơn 4 thập kỷ cải cách, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế – xã hội quan trọng. Khi một quốc gia đã xác lập sự ổn định về đối nội, chủ thể đó sẽ mong muốn có tiếng nói và ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực cũng như toàn cầu. Trung Quốc đã từng bước chuyển đổi từ hình ảnh một công xưởng của thế giới cho đến vai trò “người chơi cờ” trong hệ thống chính trị toàn cầu. Các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc đã nhanh chóng thích nghi và đưa ra những chiến lược phù hợp với tình cảnh, trong đó có T

Podcastspeechspeech synthesizernarrationmonologuefemale speech

Audio hosting, extended storage and much more

AI Mastering

Transcription

China has achieved significant economic and social achievements after decades of reform. It has transitioned from a world factory to a global player in the political system. Chinese leaders, including Xi Jinping, have implemented strategies to enhance China's influence, such as the Belt and Road Initiative (BRI). China's focus on Southeast Asia, including Laos, is important due to the region's strategic position and complex power dynamics. China aims to control Southeast Asia by establishing strategic partnerships, including with Laos. Laos is significant for China's investments in infrastructure projects, particularly hydropower dams along the Mekong River. These projects support Laos' economic development and strengthen its connectivity with Southeast Asia. China's investments in Laos contribute to its global ambition and economic growth. Sau hơn bốn thập kỷ cải cách, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế xã hội quan trọng. Khi một quốc gia đã xác lập sự ổn định về đối nội, chủ thể đó sẽ mong muốn có tiếng nói và ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực cũng như toàn cầu. Trung Quốc đã từng bước chuyển đổi từ hình ảnh một công sưởng của thế giới cho đến vai trò người chơi cờ trong hệ thống chính trị toàn cầu. Các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc đã nhanh chóng thiết nghi và đưa ra những chiến lược phù hợp với tình cảnh, trong đó có Tập Cận Bình. Năm 2012, Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch nước Trung Quốc. Năm 2013, ông trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Tập đã đưa ra học thuyết Sắc mộng Trung Hoa nhằm đưa Trung Quốc trở lại vị trí quốc gia này có ở trong quá khứ. Nhằm hiện thực hóa học thuyết, người đứng đầu Trung Quốc đã đưa ra chiến lược được xem có thể tái định hình trật tự toàn cầu vành đai và con đường, BRI. Sau khi BRI được công bố, nguồn tài chính của Trung Quốc đã xuất hiện trên tất cả các châu lục trên toàn cầu. Mục tiêu của Trung Quốc thông qua BRI là tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua các dự án mà quốc gia này triển khai để định hình lại cuộc chơi vốn do Mỹ sắp đặt từ sau Thế chiến II và chiến tranh lại. Trong tổng thể tham vọng lớn của Bắc Kinh, Đông Nam Á có vị trí đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực có cấu trúc quyền lực và định hướng chiến lược của các quốc gia tương đối phức tạp. Để mở đường cho việc kiểm soát Đông Nam Á của Trung Quốc, là quốc gia láng giềng trở thành một trong số ít những cánh cửa chiến lược than chốt. Nguyên nhân Trung Quốc gây ảnh hưởng lên Lào Hiện nay, các dự án của Trung Quốc thông qua BRI đã hiện diện trên tất cả các châu lục. Kể từ khi Trung Quốc triển khai BRI, quốc gia Đông Bắc Á về cơ bản đã hoàn thành việc phát lập ảnh hưởng. Hiện nay, quốc gia Đông Bắc Á đã hiện diện ở 151 quốc gia, với hơn 3.000 dự án có tổng trị giá lên đến 1.000 tỷ USD. Bất kỳ chính sách, chiến lược được đưa ra đều mang hàm ý chiến lược. Trung Quốc chọn Lào cũng không ngoại lệ. Đầu tiên, sự gia tăng cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gai gắt. Từ khi BRI được triển khai, Mỹ đã từng bước giảm ảnh hưởng ở Trung Đông và tập trung vào khu vực Đông Nam Á. Dưới thời Barack Obama, Mỹ đã tiến hành xoay trục sang châu Á. Mục tiêu của siêu cường trong thời gian này là khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Dưới thời Donald Trump, chiến lược xoay trục được nâng lên thành Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, tự do và mở, một chiến lược quy mô lớn chưa từng có nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Dưới thời Joe Biden, bị Tổng thống thứ 46 đã công bố chiến lược tương tự, cho thấy sự quan tâm từ tầng lớp tinh hoa Mỹ đối với khu vực. Siêu cường này cũng đã tập hợp lực lượng quy mô lớn, thiết lập các mạng lưới đối tác và đồng minh như Tứ giác an ninh với Ấn Độ, Nhật Bản và Australia, khôi phục các hoạt động của Liên minh ngũ nhãn và AUKUS để tạo điều kiện cho Vương quốc Anh can dự khu vực. Ngoài ra, nước Đức ký kết thành lập Liên minh HERO với Ấn Độ và Nhật Bản để gia tăng ảnh hưởng trong khu vực. Mỹ từ thời Donald Trump cho đến Joe Biden ban hành các lệnh trừng phạt nhằm ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc. Lý do cho sự trở lại của Mỹ là khu vực này có vị trí đặc biệt quan trọng, khi là khu vực có thể phong tỏa 60% GDP toàn cầu, và 65% thương mại thế giới vì lượng lớn tàu hàng của thế giới đều đi qua Ấn Độ-Dương-Thái Bình Dương. Dưới thời Tổng thống Joe Biden, người đứng đầu Nhà Trắng xác nhận Mỹ là một quốc gia Ấn Độ-Dương-Thái Bình Dương và 3 triệu việc làm của người dân nước này, cùng hơn 900 triệu đô la Mỹ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI, của Mỹ đều tập trung ở khu vực này. Những dự kiện trên cho thấy Mỹ sẽ đối đầu với Trung Quốc nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia trong khu vực. Thứ hai, Trung Quốc muốn tạo áp lực lên Việt Nam vì vấn đề địa chính trị. Việt Nam-Trung Quốc có quan hệ hợp tác truyền thống. Trung Quốc đã hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Bước vào thế kỷ 21, hai nước đạt được nhiều thành tựu về kinh tế và quan hệ song phương này càng có nhiều bước tiến lớn. Bên cạnh việc hợp tác là mạch chính trong quan hệ Trung Quốc-Việt Nam, mâu thuẫn đấu tranh cũng là một phía cạnh trong mối quan hệ song phương này. Diện tích Việt Nam giáp biển hơn 4.000 km2 và có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chiến lược bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa. Mặc dù Việt Nam có chính sách 3.0, sau đó là 4.0 và phương châm làm bạn với tất cả các nước nhưng chính sách này có thể sẽ được điều chỉnh khi xuất hiện một bối cảnh đặc biệt phức tạp trong tương lai. Và một bối cảnh đặc biệt như vậy có thể tạo ra những thách thức đáng kể đối với tham vọng của quốc gia tỷ dân thông qua bay. Năm 2014, các sự việc liên quan tới giàn khoan HD981 hoạt động ở Biển Đông đã làm phức tạp tình hình, làm trầm trọng thêm quan hệ hai nước. Ở góc độ nào đó, nó đã đẩy quan hệ Việt Nam-Mỹ có thêm động lực phát triển. Mỹ đã cung cấp cho Việt Nam một số khí tài, trang bị, hỗ trợ quốc gia Đông Nam Á trong việc phát triển kinh tế. Ngày 10-11-9-2023, Mỹ và Việt Nam đã tuyên bố nâng cấp quan hệ chiến lược toàn diện. Hai nước tuyên bố ủng hộ chủ nghĩa đa phương, tăng cường hoạt động hợp tác song phương và đa phương để ứng phó với các vấn đề khu vực và toàn cầu. Trước đó, Mỹ cũng đã khởi công xây dựng đại sứ quán ở Việt Nam lớn nhất thế giới, quy mô lên đến 12.000 người, biến Việt Nam trở thành trung tâm địa chiến lược địa chính trị trong khu vực và toàn cầu. Những động thái trên được xem là chưa có tiền lệ trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Trước những biến động kể trên, Trung Quốc cần tìm các phương án thích ứng chiến lược và Lào là địa điểm thích hợp. Chính sách và các dự án đầu tư của Trung Quốc ở Lào Diện tích của Lào rộng 236,8 nghìn km vuông nhưng quy mô dân số khoảng 8 triệu người. Địa hình quốc gia này cực kỳ chắc chở khi đồi núi chiếm đến 95% diện tích tổng thể và không ráp biển. Điều kiện tự nhiên chắc chở của Lào đã khiến quốc gia này khó có thể tăng trưởng kinh tế, dẫn đến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Quy mô GDP giai đoạn 2016-2020 của Lào đạt 5,8%, giao động quanh mức 18 tỷ USD và năm 2023 ước đạt 13,6 tỷ USD. Do đó, tầng lớp lãnh đạo của Lào mong muốn có sự thay đổi toàn diện và Trung Quốc hiểu điều đó. Trung Quốc đã đầu tư vào 833 dự án ở Lào với tổng trị giá lên đến 16 tỷ USD. Tất cả các dự án xoay quanh các lĩnh vực đường phát, cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ BRII và những dự án về khai thác khoáng sản, các đặc khu kinh tế và đô thị quy mô lớn có biên giới giáp Trung Quốc. Trước đó, trong năm tài khóa 2017-2018, gần 80% nguồn vốn FDI của Lào xuất phát từ Trung Quốc. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn ra, quốc gia Đông Bắc Á đã đầu tư 21 dự án ở Lào với số vốn 2,5 tỷ USD vào năm 2020. Xây dựng các đập thủy điện Đập thủy điện là một trong những dự án trọng điểm của Trung Quốc tại Lào. Từ những năm 1950, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành xây dựng và vận hành lên đến 22.000 đập thủy điện cao trên 15 mét trong nước, trong đó có đập thủy điện tam hiệp lớn nhất thế giới nhằm phục vụ nhu cầu cho lãnh thổ rộng lớn của quốc gia này ở khu vực phía Nam. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng nhanh yêu cầu lượng điện sử dụng ngày càng lớn, đặt ra bài toán cho chính phủ Trung Quốc phải mở rộng các đập thủy điện ở giáp biên giới để dễ câu nối vào đường dây điện quốc gia của nước này và sông Mekong là nơi lý tưởng. Sông Mekong có diện tích lưu vực lên đến 795.000 km2, xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc, chảy qua các nước Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Sông Mekong có dòng nước chảy xiết, tốc độ chảy lên đến 16.000 m3 trên dây, có thể sinh ra dòng điện lớn. Quốc gia hưởng lợi từ dòng sông Mekong nhiều nhất là Lào. Nhờ sức chảy của sông Mekong từ thượng nguồn xuống những khu vực của Lào vốn gập gành, đã giúp quốc gia Đông Nam Á này có cơ sở phát triển các đập thủy điện. Theo đó, Lào có tiềm năng phát triển và sản xuất 18.000 MW điện chưa bao gồm nguồn điện thu từ các đập thủy điện từ sông Mekong với 9.000 MW. Điều này củng cố chiến lược phát triển của Lào về năng lượng điện. Từ đầu những năm 2000, chiến lược phát triển đập thủy điện là ưu tiên hàng đầu của đất nước triệu voi khi quốc gia này tuyên bố trở thành trung tâm năng lượng điện của Đông Nam Á nhằm vực dậy nền kinh tế. Các dự án đập thủy điện đã và đang xây dựng, được ký biên bản ghi nhớ lên đến trên 200 dự án. Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Virafong Viravong cho biết nếu Lào muốn phát triển kinh tế, việc phát triển các đập thủy điện là cơ hội duy nhất. Điều này cho thấy tham vọng của chính phủ Lào nhằm chuyển dịch nền kinh tế. Do đó, Trung Quốc đã nhanh chóng triển khai các dự án đập thủy điện ở Lào nhằm hỗ trợ Lào phát triển kinh tế, tăng sản lượng điện phục vụ trong nước và tăng cường tính kết nối với Đông Nam Á. Hiện nay 55% các đập thủy điện của Trung Quốc ở nước ngoài được xây dựng ở châu Á, trong số đó khu vực Đông Nam Á chiếm đến 73% tổng các đập thủy điện. Ở lưu vực sông Mekong, số đập thủy điện hiện nay của Trung Quốc được xây dựng đa số đều thuộc lãnh thổ Lào, lên đến 81%. Đến năm 2025, các dự án đã được lắp đặt sẽ đóng góp vào 27.000 GVKH5, mang lại hàng tỷ đô la Mỹ doanh thu. Trong giai đoạn 2016-2020, sản lượng điện bán ra của Lào cho các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam, đạt 7,2 tỷ đô la Mỹ. Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng Đối với một quốc gia, việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng là cực kỳ quan trọng. Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, gia tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như đường sắt và các tuyến đường cao tốc sẽ giúp tăng cường liên kết vùng, kết nối văn hóa, bản sắc giữa các dân tộc trong nội bộ quốc gia cũng như các vùng biên giới, thúc đẩy ngoại giao nhân dân hiệu quả. Như đã đề cập, địa lý tự nhiên chủ yếu là đồi núi và rừng sẽ làm hạn chế khả năng phát triển kinh tế của Lào. Từ đầu những năm 2000, Lào và nhiều quốc gia khác đã tham gia đàm phán xây dựng tuyến đường sắt xuyên Á. Đây là một dự án trọng điểm của quốc tế từ những năm 1990 nhằm tăng cường kết nối Đông Tây. Đối với Trung Quốc, tuyến đường sắt xuyên Á sẽ giúp quốc gia này khôi phục lại con đường tơ lụa cách đây hàng nghìn năm. Tháng 4 năm 2010, Lào đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình thông qua tham vọng chính sách vành đai và con đường, tuyến đường sắt ở Lào ngày càng được trú trọng. Mục tiêu của Trung Quốc là liên kết các nước Đông Nam Á thông qua tuyến đường sắt xuyên Á để gia tăng ảnh hưởng và thương mại. Tuyến đường sắt có tổng chiều dài 414 km, đã được Tập đoàn Đường sắt Quốc gia Trung Quốc triển khai xây dựng vào năm 2016 và hoàn thành vào năm 2021. Tuyến đường xuất phát từ thành phố Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đi đến thủ đô Viên Chăn, Tàu. Tốc độ vận hành dự án lên đến 160 km trên giờ, sức chứa lên đến 720 người, rút ngắn còn 4 tiếng so với 15 tiếng khi sử dụng các phương tiện hiện có ở Lào và thúc đẩy giao thương. Sau khi khánh thành vào tháng 12 năm 2021, Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng, với đường phát, ngọn núi từ Côn Minh đến Viên Chăn không còn cao và đường không còn dài nữa, hẳng ý về một tương lai phát triển của đất nước Lào. Trước đó, tại hội trợ triển lãm Trung Quốc – ASEAN vào ngày 18 tháng 9 năm 2015, Phó Thủ tướng Lào Sơn Sa-bát Len Sa-bát đã phát biểu rằng Lào sẽ triển đổi từ một đất nước bị cô lập thành quốc gia kết nối quốc gia, cho thấy mong muốn triển đổi kinh tế đất nước. Tiên bố trên cho thấy đất nước triệu voi mong muốn phát triển kinh tế mạnh mẽ thông qua chiến lược GREE của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình. Kế hoạch năm năm lần thứ tám quốc gia của Lào cũng đề cập rằng biến đường phát Trung Lào được liệt kê là dự án trọng điểm quốc gia đầu tiên, củng cố mong muốn phát triển đất nước của giới lãnh đạo Lào. Một dự án quan trọng khác mà Trung Quốc triển khai xây dựng ở Lào là mỏ mối Cali. Cali có vai trò quan trọng đối với ngành nông nghiệp, việc thiếu Cali sẽ gây thiệt hại về kinh tế khi Trung Quốc là nơi xuất khẩu nông sản lớn nhất cho thị trường Mỹ với trị giá 35,9 tỷ đô la Mỹ vào năm 2021. Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ Cali lớn nhất thế giới và là quốc gia sản xuất phân Cali lớn thứ tư, chiếm khoảng 26% tổng lượng tiêu thụ của thế giới. Vào năm 2019, Trung Quốc đã sản xuất khoảng 6,4 triệu tấn Cali. Trong khi đó, quốc gia Đông Bắc Á nhập lượng phân Cali trị giá lên đến 1,87 tỷ đô la Mỹ vào năm 2021. Có thể thấy nhu cầu của Trung Quốc đối với Cali là cực kỳ lớn. Vào năm 2020, Sino Agri International Potas đã được chính phủ Lào phê duyệt triển khai dự án khai thác mối Cali. Sino Agri International Potas là công ty con của Công ty Đầu tư Quốc tế Asia Potas, Quảng Châu, công ty cung cấp phân Cali hàng đầu thế giới có trụ sở tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Chính phủ Lào cho phép công ty Trung Quốc thăm dò và khai thác quảng Cali 48,52 km vuông ở tỉnh Kham Muồn với sản lượng lên đến 1 triệu tấn năm, ước tính trị giá 300-400 triệu đô la Mỹ. Trong khi đó, chữ lượng quảng Cali ở Lào đa số tập trung ở tỉnh này, Viên Chăn và khu vực Savannah khác với sản lượng lên đến 1 tỷ tấn. Sau khi phê duyệt dự án, Lào trở thành quốc gia xuất khẩu Cali đứng thứ tư thế giới. Dự án trên sẽ giải quyết bài toán kinh tế và lương thực của chính phủ Trung Quốc cũng như góp phần vào tăng trưởng kinh tế của chính phủ Lào. Ngày 24 tháng 3 năm 2023, công ty Sino Agri International Potas đã ký biên bản ghi nhớ với chính phủ Lào để xây dựng một thành phố công nghiệp sinh thái thông minh trên khu đất rộng 20 km vuông ở các huyện Nong Bốc và Tha Khét. Khu phức hợp bao gồm khu công nghiệp sản xuất nguyên liệu phân bón, khu đô thị với các tòa nhà văn phòng và khu sinh hoạt cộng đồng. Tổng giá trị dự án lên đến hơn 4 tỷ USD. Mục tiêu xây dựng khu phức hợp kể trên nhằm mở rộng quá trình sản xuất phân Cali và thúc đẩy quá trình đô thị hóa, tăng cường phát triển kinh tế và giải quyết việc làm ở Lào. CÁC ĐẠC KHU KINH TẾ Ở BIÊN GIỚI Đặc khu kinh tế SEZ trong những năm gần đây là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong công chúng. Đặc khu kinh tế là một khu vực phức hợp kinh tế cao nhất được tạo ra với những ưu đãi riêng biệt về quy định và đặc biệt là chính sách thuế. Mục tiêu của SEZ là tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể đầu tư lâu dài tại khu vực này, kéo theo khả năng cạnh tranh về giá thành sản xuất với các quốc gia khác, thúc đẩy hợp tác và triển giao công nghệ, giải quyết việc làm cho người lao động để tăng cường vị thế quốc gia sở tại. Ở Lào, việc phát triển các đặc khu kinh tế được xem là mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế bền vững. Ngày 26 tháng 6 năm 2010, chính phủ thủ tướng Lào khi đó là bang nhàng Vorachit, đã ban hành xác lệnh số 2, no.02 tối về việc thành lập đặc khu kinh tế Savan S.N.O. vào ngày 21 tháng 2 năm 2002, được thay thế bằng các xác lệnh 144, và 178 lần lượt vào ngày 29 tháng 9 năm 2003 và ngày 13 tháng 11 năm 2003, với diện tích khoảng 954 hectare, giá trị đầu tư và giá trị tổng cộng cộng của các đặc khu kinh tế. Với diện tích khoảng 954 hectare, giá trị đầu tư lên đến 74 triệu đô la Mỹ. Đặc khu kinh tế Savan S.N.O. đã đặt nền móng cho việc phát triển các đặc khu kinh tế sau này. Tính đến nay, Lào có đến 14 đặc khu kinh tế, nên kế hoạch thành lập thêm 40 đặc khu kinh tế mới trong 10 năm tiếp theo, đón tiếp hàng nghìn doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư tại các đặc khu này và thu hút hàng tỷ đô la Mỹ. Trong những năm gần đây, cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường. Ngày 22 tháng 3 năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã quyết định tiến hành cuộc chiến thương mại nhắm vào Trung Quốc với lý do Trung Quốc sử dụng thương mại không công bằng, gây thâm hụt ngân sách Mỹ nhằm ngăn chặn sự phát triển lớn mạnh của Trung Quốc với Brie. Siêu cường thế giới đã thực hiện các biện phát thuế lên đến 100% và vẫn còn tiếp diễn dưới thời Joe Biden. Do đó, việc chính phủ Trung Quốc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư sang Lào sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nước này tránh được những biện pháp trừng phạt về thuế quan. Hiện nay, 160 doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào các đặc khu kinh tế ở Lào với tổng mức đầu tư lên đến 1,3 tỷ đô la Mỹ, chiếm 23% tổng lượng đầu tư ở nước ngoài. Bên cạnh đó, nhằm tự chủ về kinh tế, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư 4 đặc khu kinh tế ở Lào cho thấy sự quan tâm của Trung Quốc với quốc gia Đông Nam Á này. Dự án SEZ đầu tiên mà Trung Quốc triển khai xây dựng là Tam Giác Vàng. Dự án nằm dọc biên giới Lào-Thái-Myanmar, sát biên giới với Trung Quốc. Đặc khu do công ty King's Romans đến từ Hồng Kông, Trung Quốc phối hợp với chính quyền Lào triển khai đầu tư vào năm 2007. Ban đầu, dự án có tổng thời gian thuê đất vào khoảng 75 năm và sau đó tăng lên 99 năm. Theo báo cáo Kinh tế xã hội vào năm 2019, đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng trong hơn 10 năm hoạt động, đã thu hút khoảng 500 đơn vị đầu tư vào nơi này, đóng góp tổng ngân sách lên đến 500 triệu đô la Mỹ cho chính phủ và dự kiến đến năm 2025 đạt 350 triệu USD5. Tốc độ tăng trưởng cao của đặc khu đã củng cố niềm tin của chính phủ Lào về cơ cấu triển đầu tư từ Trung Quốc. Trung Quốc đã đầu tư vào Lào hàng tỷ đô la Mỹ và đạt được những thành tựu đáng kể. Kể từ khi các dự án được đầu tư vào Lào, nền kinh tế quốc gia Đông Nam Á đã có những chuyển biến rõ nét. Đất nước triệu voi được xem là có nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á với GDP đạt bình quân 4% sau đại dịch và 6% vào năm 2019. Các ngành đạt được nhiều bước tiến đáng kể, trong đó nông lâm nghiệp tăng 2,5%, công nghiệp tăng 4,1% và dịch vụ tăng 6% sau đại dịch Covid-19. Các dự án do Trung Quốc đầu tư ở Lào cũng chứng minh tính hiệu quả. Đối với dự án đường phát Lào chung, như đã đề cập, dự án đã rốt ngắn thời gian di chuyển giữa các tỉnh thành ở Lào vốn được bao quanh bời rừng núi cũng như giữa Lào với Trung Quốc. Hiệu quả thương mại của dự án cũng đã được phát huy. Sau một năm vận hành, dự án đã tạo ra hàng nghìn việc làm cho người dân bản địa. Trong 8 tháng đầu năm 2023, hơn 3,1 triệu tấn hàng hóa, trung bình gần 12.000 tấn ngày đã được vận chuyển, tăng 138% so với cùng kỳ năm 2022 và có lúc tăng lên đến 11 triệu tấn hàng hóa. Trong khi đó, tính đến tháng 9 năm 2023, khoảng 1,7 triệu hành khách đã được vận chuyển bằng đường phát Lào chung, tăng 103% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự án đập thủy điện thu về trong giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 7 tỷ đô la Mỹ và sẽ còn tăng trưởng trong thời gian tới. Đối với dự án nhà máy sản xuất Vân Cali, như đã đề cập, kinh tế của dự án đem lại cho ngân sách Lào lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ và có thể lên đến hàng tỷ đô la Mỹ khi nhiều cuộc chiến trên thế giới diễn ra, làm gián đoạn nguồn cung lương thực toàn cầu. Đối với các đặc khu kinh tế, những dự án được triển khai sẽ thúc đẩy sự quan tâm của các doanh nghiệp nước ngoài, tăng dung lượng ngoại hối và củng cố sức cạnh tranh với các thị trường khác. Những dữ liệu kể trên cho thấy các khoản đầu tư của Trung Quốc đã tạo ra chuyển biến rõ nét ở Lào trong bối cảnh thế giới cực kỳ phức tạp. Bên cạnh đó, những dự án trên cũng là thách thức đối với Lào. Thứ nhất, với phân tích quốc tế đặc biệt là trường phái nghiên cứu phương Tây thường nhấn mạnh tới rủi ro từ cái gọi là ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc. Thuật ngữ này từ lâu đã trở thành chủ đề gây tranh cãi. Theo đó, các dự án được Trung Quốc đầu tư thông qua các doanh nghiệp nước này vào một quốc gia sẽ tạo ra một viễn cảnh về một nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, với những điều khoản không rõ ràng, Trung Quốc đã từng bước khiến quốc gia đi vay phải trả nhiều hơn. Mục tiêu của Trung Quốc là khiến cho quốc gia sở tại rơi vào nợ nần, buộc phải trao đổi bằng các cơ sở hạ tầng có ý nghĩa về địa chiến lược địa chính trị, hoặc các nguồn tài nguyên khoáng sản có chữ lượng lớn và ủng hộ quốc gia tỉ dân trong các vấn đề khu vực và toàn cầu. Ở Sri Lanka, quốc gia Nam Á đã vay 46,9 tỷ đô la Mỹ, trong đó khoản nợ từ Trung Quốc lên đến 52%. Năm 2017, quốc gia Nam Á đã không còn đủ khả năng trả nợ và phải chuyển giao cảng biển chiến lược Hambantota cho Trung Quốc toàn quyền sử dụng với thời hạn lên đến 99 năm. Ở Đông Nam Á, Thái Lan cũng gặp trường hợp tương tự do các khoản đầu tư quá lớn so với nền kinh tế. Điều này cũng đã xuất hiện đối với Lào. Khi dự án đường sát Trung Lào đang được thông qua vào năm 2010, dự án mới được chính thức xây dựng. Ban đầu, dự án chỉ giá 1,2 tỷ đô la Mỹ, sau 6 năm, khoản vay của Lào dành cho dự án đã lên 6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2016. Năm 2020, Lào đã mất khả năng trả nợ. Quốc gia này đã bàn giao cho Trung Quốc một phần mạng lưới năng lượng điện chỉ giá 600 triệu đô la Mỹ, và phải chuyển giao một phần từ việc khai thác Quảng Cali cho Trung Quốc để vay thêm 480 triệu đô la Mỹ từ Ngân hàng Trung Quốc để trả cho chính phủ nước này. Đối với các dự án do Trung Quốc triển khai, quy mô dự án chiếm lên đến 30-40% tổng kinh tế của Lào. Hiện nay, tổng nền kinh tế của Lào hiện nay chỉ vào khoảng 13 tỷ đô la Mỹ và trước đại dịch là 15-18 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên, các dự án kinh tế do Trung Quốc đầu tư ở Lào tổng chỉ giá lên đến hàng chục tỷ đô la Mỹ, trong đó dự án đường phát Trung Lào chỉ giá 6 tỷ đô la Mỹ, dự án nhà máy sản xuất phân bón Cali 4 tỷ đô la Mỹ, các dự án đặc khu kinh tế và các dự án thủy điện có tổng chỉ giá lên đến chục tỷ đô la Mỹ. Số nợ vượt qua tổng GDP sẽ tạo ra những mối lo ngại nhất định. Hiện nay, Lào nợ lên đến 120% GDP, trong đó phần lớn là từ các khoản nợ đến từ Trung Quốc. Thứ hai, chủ quyền an ninh của Lào có thể bị đe dọa. Như đã đề cập, quy mô kinh tế Lào hiện nay còn rất hạn chế, nhưng các khoản đầu tư giá trị cao dẫn đến sức hấp thụ kinh tế kém. Điều này đã tạo điều kiện cho Trung Quốc can dự sâu sắc vào tình hình quốc gia này. Đối với các dự án đặc thủy điện, sự hiện diện của Trung Quốc là cực kỳ rõ nét. Trung Quốc thông qua các công ty, tập đoàn trong nước có tên SinoHero, Đồng Phăng, China Thousand Grid và China International Water & Electric xây dựng và quản lý các đặc thủy điện ở Lào theo hình thức của phần chiếm đa số, trong đó chủ yếu là hình thức 8-2, các công ty Trung Quốc góp vốn toàn bộ hoặc phần lớn đối với các dự án. Đối với các dự án kinh doanh, việc hợp tác theo hình thức này đồng nghĩa với việc Lào chỉ là bên tham dự theo hình thức, không có quyền quyết định. Việc này dẫn đến vấn đề cực kỳ nguy hiểm đến an ninh nguồn nước và an ninh lương thực vì hàng chục triệu người đang phụ thuộc sinh kế ở lưu vực sông Mekong. Ngoài ra, các dự án do Trung Quốc đầu tư đã thu hút người bản xứ di dân đến Lào, gây bất ổn tình hình nội bộ và tệ nạn xã hội. Các đặc khu đã thu hút lên đến 300.000 người Trung Quốc định cư ở Lào. Ở đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng, doanh nghiệp Trung Quốc King's Romans xây dựng chủ yếu là các sòng bạc. Theo ước tính của UNDC, có đến 140 sòng bạc ở SEZ này. Điều này sẽ kéo theo nạn buôn người, buôn bán chất cấm và làm lũng đoạn kinh tế ở Lào như đặc khu Sihanoukville ở Campuchia đang trải qua. Vào năm 2022, Lào đã giải cứu thành công 1.680 người ở đặc khu này, cho thấy thách thức lớn đối với chính phủ Lào về các quy định dành cho những đặc khu SEZ. Thứ ba, các khoản đầu tư của Trung Quốc gây thiệt hại nghiêm trọng đến môi trường ở Lào. Đối với dự án xây dựng đường sắt Lào chung, việc thi công quãng đường lên đến hàng nghìn cây số chủ yếu là rừng, núi đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến bảo tồn hệ sinh thái, có tác động sâu sắc đối với môi trường. Đối với các đặc thủy điện, mất cân bằng sinh thái đã tác động toàn diện đến sinh kế của hàng chục triệu người. Chữ lượng cá ở lưu vực sông này ước tính sẽ giảm 40-80% vào năm 2040, dẫn đến tình trạng thời tiết cực đoan. Thứ tư, sự phụ thuộc vào nhập khẩu ngày càng tăng đến từ thị trường Trung Quốc. Trung Quốc từ lâu đã được xem như là công sưởng của thế giới. Quốc gia này là một trong những quốc gia hàng đầu trong việc xuất khẩu nhiều mặt hàng. Quy mô diện tích lớn sẽ đồng thuận với chữ lượng cao, kèm theo những cải tiến trong khoa học công nghệ ở quốc gia Đông Bắc Á đã thu hút lượt nhập khẩu ở khắp nơi trên thế giới. Khi đường sắt được khánh thành, Trung Quốc có thể xuất khẩu vào Lào một cách ồ ạt, làm giảm nội lực sản xuất trong nước và dẫn đến lệ thuộc. Năm 2021, Trung Quốc đã xuất khẩu các sản phẩm trị giá 1,67 tỷ đô la Mỹ sang Lào, chủ yếu là các thiết bị hiện đại như máy móc, điện thoại viễn thông. Lào xuất sang Trung Quốc trị giá 2,48 tỷ đô la Mỹ, chủ yếu là các mặt hàng như giấy, bàng, quạng đồng và các loại khoáng sản khác. Mặc dù Lào xuất khẩu có giá trị cao nhưng tất cả là các tài nguyên khoáng sản. Việc khai thác tài nguyên quy mô lớn để xuất khẩu sẽ làm giảm nội lực quốc gia, dẫn đến sự lệ thuộc vào một thị trường duy nhất. Đặc biệt, khi đường sắt được đưa vào sử dụng, khai thác tài nguyên sẽ diễn ra với quy mô lớn hơn. Trong khi đó, các mặt hàng về nông sản của Lào xuất sang Trung Quốc vẫn chưa cao khi chỉ tập trung vào chuối, dưa, gạo và các loại cây trồng chứa hàm lượng tinh bột. Thách thức và kiến nghị dành cho Việt Nam Thách thức Kể từ khi thế giới bước vào kỷ nguyên của toàn cầu hóa, các quốc gia ngày càng có ảnh hưởng lẫn nhau. Các vấn đề về biên giới và giao cản đã bị xóa bỏ. Điều này đặt các quốc gia vào tình thế khó khăn khi xử lý các vấn đề xuyên biên giới. Đối với Việt Nam, các dự án của Trung Quốc ở Lào sẽ gây sức ép lớn đối với an ninh và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Việc xây dựng đường phát Lào chung, nối tắc quốc gia Đông Nam Á, ngoài việc sử dụng cho mục đích thương mại, dự án còn có thể được sử dụng cho mục đích quân sự. Về địa chiến lược địa chính trị, Trung Quốc có thể điều động đến tất cả điểm nóng trên toàn bộ Đông Nam Á nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia này. Điều này sẽ đặt Việt Nam vào tình trạng khó khăn khi Trung Quốc có thể triển khai quân đội ở Campuchia và Lào để gây sức ép lên Việt Nam. Thứ hai, an ninh lương thực trong tương lai sẽ là vấn đề nan vải đối với Việt Nam. Sông Mê Công chảy qua sáu nước, trong đó chảy đến đồng bằng sông Cửu Long, vườn lúa và nông sản lớn nhất của Việt Nam. Vùng này đóng góp 56% sản lượng lúa gạo, 24,5 triệu tấn, 98% sản lượng cá tra, 1,41 triệu tấn, và 60% các loại trái cây cả nước, 4,3 triệu tấn. 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, giá trị xuất khẩu ước tính 55 tỷ đô la Mỹ trong năm 2023. Khi Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện ở Lào, kim hạch xuất khẩu nông sản sẽ bị ảnh hưởng do thiếu nước từ thượng nguồn, dẫn đến tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn và tác động đến chất lượng và sản lượng nông sản. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ tác động đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam. Khi Việt Nam-Trung Quốc có mâu thuẫn về ngoại giao và vấn đề đường sát nối Trung Quốc với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh xuất khẩu nông sản với Việt Nam, đặc biệt là đối với Thái Lan khi Sứ Sờ Chùa Vàng đã cải tiến rất nhiều về khoa học, tăng chất lượng nông sản và giá thành cạnh tranh với nông sản Việt Nam. Thứ ba, tình trạng bất ổn diễn ra ở khu vực biên giới. Như đã đề cập, các đặc khu kinh tế do Trung Quốc xây dựng đã tạo ra tác động tiêu cực trong xã hội Lào và tác động đến Việt Nam. Khi thế giới bước vào giai đoạn phát triển của khoa học công nghệ 4.0, các hoạt động tội phạm xuyên biên giới sẽ diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp và khó lường. Đặc biệt, số lượng nhập cư trái phép xuyên Trung Quốc-Lào-Việt Nam có thể tăng trong thời gian tới, kéo theo nguy cơ hoạt động tình báo, gán điệp gây bất lợi với Việt Nam. Trước trên, các dự án ở Trung Quốc được triển khai ở Lào có thể sẽ có tác động lâu dài đối với Việt Nam. Do đó, chính phủ cần có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn. Trước tiên, chính phủ Việt Nam cần tìm phương án nhằm đổi mới công nghệ. Từ khi công cụ kéo sợi Jenny được phát minh ở Anh, công nghệ đã trở thành phương tiện duy nhất giúp các nước gia tăng hiệu quả sản xuất, rút ngắn khoảng cách về trình độ với thế giới. Đối với đồng bằng sông Cửu Long, khu vực có vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực của Việt Nam, điều này là cực kỳ cần thiết. Vì vậy, nghiên cứu các công nghệ nhằm phát triển giống cây trồng có khả năng chống chịu tốt với thời tiết. Chính phủ cần có những chỉ đạo phù hợp với tình hình, hỗ trợ nhà khoa học thực hiện nghiên cứu dự án, ban hành những ưu đãi về thuế và sử dụng đất để gia tăng hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Thứ hai, chính phủ Việt Nam cần hỗ trợ nhu cầu mà chính phủ và nhân dân Lào đang cần. Hiện nay, Lào cần sự phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng đồng bộ. Vì vậy, chính phủ Việt Nam kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào Lào, trong đó có các đặc khu kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng ở Lào để làm sâu sắc tình hữu nghị hai nước. Chính phủ cần có những hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong lĩnh vực năng lượng ở Lào. Ngày 14 tháng 15-2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phê duyệt chủ trương quy hoạch cửa khẩu Việt Lào với trọng tâm là kết nối giao thông biên giới giữa Việt Nam và Lào, đảm bảo tính liên ngành, liên vùng, sự liên kết giữa các nành nghề, lĩnh vực và không gian địa lý. Đặc biệt, chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện cho Lào sử dụng cảng vũng áng ở Hà Tĩnh, được xem như kéo biển về vùng đất bị bao mọc bởi rừng núi của đất nước chiều voi. Ngoài ra, chính phủ Việt Nam xây dựng tặng chính phủ Lào tòa nhà quốc hội mới cũng là động thái có nhiều ý nghĩa đối với mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Tăng số lượng cấp học bổng cho học sinh sinh viên Lào sang học tập tại Việt Nam để thắt chặt tình cảm tốt đẹp giữa nhân dân hai nước Việt Nam Lào. Kết luận, Trung Quốc đã có sức ảnh hưởng lớn chưa từng có kể từ khi giành độc lập vào năm 1949. Tham vọng của quốc gia tỷ dân về sự lãnh đạo toàn cầu đã được thể hiện rõ qua chính sách chiến lược vành đai và con đường. Đối với Trung Quốc, Lào đang đóng vai trò quan trọng trong tổng thể chiến lược Đông Nam Á của họ, đồng thời cũng là cánh cửa thuận lợi phòng bị cho trong trường hợp quan hệ Việt Trung có thể có những sự cố ngoại giao. Những động thái gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Lào có thể tạo ra những tác động nhiều chiều hướng đối với Việt Nam trên các lĩnh vực địa chính trị, kinh tế thương mại, và các vấn đề phi truyền thống khác. Đặc biệt, Lào và Trung Quốc đã ký kết kế hoạch hành động đối tác chung vận mệnh giai đoạn 2024-2028 trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác quốc tế vành đai và con đường lần thứ ba vào ngày 4 tháng 9 năm 2023. Trung Quốc sẽ hỗ trợ Lào tập huấn cán bộ, tăng cường trao đổi đoàn giữa hai bên và giúp Lào đăng cai Hội đồng Liên nghị Viện ASEAN lần thứ 45, IPA, sẽ được tổ chức vào tháng 10 năm 2024. Động thái kể trên sẽ tạo ra áp lực lớn đối với Việt Nam và khu vực trong thời gian tới. Nhằm giảm thiểu những tác động do các dự án mà Trung Quốc đầu tư, Chính phủ Việt Nam cần, i. Tiếp tục tăng cường quan hệ với Lào, i. Cải tiến công nghệ, i. Nâng cao năng suất cây trồng, i. V. tranh thủ sự hiện diện của các quốc gia bên ngoài ở Đông Nam Á để rút ngắn khoảng cách trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ để chuyển đổi kinh tế Việt Nam theo hướng bền vững. Trên.

Listen Next

Other Creators