black friday sale

BLACK FRIDAY SALE

Premium Access 35% OFF

Get special offer
Home Page
cover of Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia hưởng lợi từ các cuộc xung đột?
Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia hưởng lợi từ các cuộc xung đột?

Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia hưởng lợi từ các cuộc xung đột?

nghiencuuchienluocnghiencuuchienluoc

0 followers

00:00-26:21

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Trung Đông, án ngữ cửa ngõ Đông Nam của châu Âu. Trong những năm gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đều giữ vai trò đáng kể đối với các cuộc xung đột ở khu vực, từ xung đột giữa Nga - Ukraine đến gần đây nhất là xung đột Israel - Hamas. Với chính sách ngoại giao khôn khéo, Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang tận dụng các cuộc xung đột này để đạt được các mục tiêu chính trị, kinh tế và quân sự cho mình.

Podcastspeechfemale speechwoman speakingnarrationmonologue
12
Plays
0
Shares

Audio hosting, extended storage and much more

AI Mastering

Transcription

Turkey plays a significant role in conflicts in the Middle East, including the recent Israel-Hamas conflict. Turkey has used these conflicts to achieve its political, economic, and military goals. It has maintained a balanced position by supporting Ukraine while also maintaining close relations with Russia. Turkey's strategic position and its role in initiatives like the Belt and Road Initiative and the Middle East-Europe Corridor make it an important player in international relations. Turkey has provided weapons to Ukraine and closed the Bosporus Strait, limiting Russia's naval activities. Despite Western sanctions, Russia's economy remains stable. Turkey avoids direct conflict with Russia and opposes Western sanctions, maintaining its economic ties with Russia. Turkey's position as a transportation hub makes it crucial for initiatives like the Belt and Road Initiative and the Middle East-Europe Corridor. It has signed agreements with China and plays a significant role in connecting E Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Trung Đông, án ngữ cửa ngõ Đông Nam của châu Âu. Trong những năm gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đều giữ vai trò đáng kể đối với các cuộc xung đột ở khu vực, từ xung đột giữa Nga-Ukraine đến gần đây nhất là xung đột Israel-Hamas. Với chính sách ngoại giao khôn khéo, Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang tận dụng các cuộc xung đột này để đạt được các mục tiêu chính trị, kinh tế và quân sự cho mình. Việc phân tích vị thế và vai trò hiện nay của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như những chiến lược ngoại giao cân bằng vị thế mong manh của nước này có thể gợi mở một số kinh nghiệm cho nền ngoại giao Việt Nam vốn đang gặp nhiều thách thức trong môi trường thế giới nhiều biến động. Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc diện đối đấu Nga-Phương Tây qua cuộc chiến tại Ukraine Cuộc chiến tại Ukraine đã làm thay đổi cuộc diện đối đầu Nga-Phương Tây, và Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia có vị thế đặc biệt trong cuộc diện này. Là một thành viên của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa vụ phải ủng hộ Ukraine theo lập trường các nước Phương Tây trong cuộc xung đột. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có mối quan hệ kinh tế và chính trị chặt chẽ với Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã duy trì một lập trường cân bằng trong cuộc xung đột, vừa ủng hộ Ukraine, vừa tránh xung đột trực tiếp với Nga. Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Mỹ, Liên minh châu Âu, EU, và một số nước khác nhanh chóng áp đặt một lạc các lệnh trừng phạt ngoại giao và kinh tế lên nước Nga. Mặc dù, theo giới chức Mỹ, lệnh trừng phạt nghiêm ngặt nhất nhằm vào Nga có thể bao gồm các liện pháp tách Nga khỏi hệ thống tài chính và kinh tế toàn cầu, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, Nga chưa có những dấu hiệu xảy ra khủng hoảng. Tổng thống Putin nói trong một bài phát biểu rằng, hệ thống tài chính của chúng tôi đang hoạt động. Tất cả hoạt động sản xuất các ngành công nghiệp cũng đang hoạt động. Thực tế, Nga vẫn là một mắc xích quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. Do đó, mục tiêu cuối cùng của Mỹ và phương Tây chỉ nhằm gây áp lực buộc Nga phải rút quân khỏi Ukraine. Việc không thể ngăn cản hành động của Nga đã khiến những đồng minh của Mỹ, phương Tây và cả khối NATO mất dần uy tín. Chính vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ – một quốc gia thuộc khối thành viên NATO có quan hệ mật thiết cả Ukraine và Nga là nhân tố trung gian hòa giải hoàn hảo cho cuộc xung đột này. Vị thế mong manh của Thổ Nhĩ Kỳ tưởng chừng nguy hiểm nhưng thực chất là mắc xích quan trọng trong những nỗ lực hàng gắn và hòa giải, cũng như là quốc gia liều lĩnh duy nhất trong khối NATO. Chính vì vậy, vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng trở nên quan trọng trên trường quốc tế và quốc gia này cũng đang tận dụng ưu thế này để duy trì điểm cân bằng trong các mối quan hệ ngoại giao của mình. Ngay từ đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp vũ khí cho Ukraine để chứng minh vị thế là một thành viên đáng tin cậy của NATO. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đóng cửa eo biển Bosporus vốn là một tuyến đường liễn quan trọng đối với Nga. Đây là tuyến đường duy nhất để Nga có thể di chuyển tàu chiến từ biển Đen ra địa trung hải. Việc đóng cửa eo biển này sẽ hạn chế đáng kể phạm vi hoạt động của hải quân Nga ở khu vực này. Đây có thể xem là động thái ủng hộ ký ép của Ankara. Động thái của Thổ Nhĩ Kỳ đã gây ra sự phản ứng từ phía Nga. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã khẳng định theo Công ước Môn Trơ năm 1936, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền đóng cửa eo biển Bosporus trong thời gian xảy ra chiến tranh. Vào ngày 1 tháng 10 năm 2022, Reuters, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ bác bỏ việc Nga xác nhập bốn khu vực ở Ukraine, đồng thời cho biết thêm rằng quyết định này của Nga là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết chúng tôi nhắc lại sự ủng hộ của chúng tôi đối với giải pháp cho cuộc chiến này, mức độ nghiêm trọng của nó ngày càng gia tăng. Dựa trên nền hòa bình công bằng sẽ đạt luật thông qua đàm phán, qua đây có thể thấy rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã rất khéo léo khi vừa có thể đưa ra quan điểm và hành động như thế đứng về phía Ukraine, nhưng cũng có cái cớ và lý lẽ để bảo vệ và không làm ảnh hưởng quá trầm trọng đến mối quan hệ tốt đẹp với Nga. Một mặt, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tránh xung đột với Nga. Thổ Nhĩ Kỳ đã phản đối các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, và đã tiếp tục mua dầu và khí đốt từ đối tác này. Nhà lãnh đạo đất nước, Recep Tayyip Erdogan, đã dứt khoát chọn không tham gia các lệnh trừng phạt do phương Tây dẫn đầu chống lại Nga hoặc cắt đứt quan hệ với Moscow. Vào ngày 25 tháng 3 năm 2022, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói với các phóng viên trên chuyến bay trở về từ hội nghị thượng đỉnh NATO. Về mặt trừng phạt, chúng tôi đang nghiên cứu một số hướng dẫn nhất định của Liên Hợp Quốc, nhưng đừng quên rằng chúng tôi không thể gác lại mối quan hệ với Nga. Thứ nhất, tôi không thể để người dân của mình chết cống trong mùa đông và thứ hai, tôi không thể khởi động lại hoàn toàn hành công nghiệp này của chúng tôi. Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã không tham gia vào các cuộc tập trận quân sự của NATO ở Biển Đen, nhằm tránh khiêu khích Nga. Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ đối với sáng kiến vành đai con đường, BRII, và hành lang kinh tế Ấn Độ Trung Đông Châu Âu, IMEC. Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng. Nằm ở trung tâm của ba châu lục là Á, Phi và Âu. Quốc gia này cũng có nền kinh tế năng động, đang phát triển nhanh chóng. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ đóng một vai trò quan trọng đối với cả BRII và IMEC. Với BRII, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia đầu tiên ký kết thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc về BRII. Quốc gia này đã trở thành một trong những mát xích trung tâm quan trọng của BRII giữa hai châu lục Á-Âu. Kể từ năm 2013, khi Trung Quốc lần đầu tiên đề xuất BRII nhằm huy động thêm nguồn lực, tăng cường kết nối giữa các quốc gia, khu vực và thị trường, cũng như tận dụng các động lực tăng trưởng tiềm năng. Là nước ủng hộ mạnh mẽ BRII, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một biên bản ghi nhớ với Trung Quốc vào năm 2015 để điều chỉnh kế hoạch thiết lập hành lang nối Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu với Trung Quốc thông qua tuyến vận tải FinCaspian. Theo Cúc Cô Lê Cót Lu, một học giả Thổ Nhĩ Kỳ, chuyên gia về Trung Quốc, nói với Tân Hoa Xã, kể từ thỏa thuận này, chúng tôi đã thấy sự đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng của Trung Quốc vào Thổ Nhĩ Kỳ, điều đó đã dẫn đến sự hiểu biết tốt hơn giữa hai nước. Thổ Nhĩ Kỳ là một trung tâm giao thông và vận tải Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở trung tâm của châu Âu và châu Á. Là một điểm giao thoa quan trọng của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ có thể là một trung tâm quan trọng để kết nối các tuyến đường giao thông của BRII ở châu Âu và châu Á. Đáng chú ý nhất là tuyến đường sắt Baku-Tbilisi-K, BTK, dài 840 km nối Thổ Nhĩ Kỳ, Ajach-Baiyang và Giochi-A, hoàn thành vào năm 2017. BTK đã rút ngắn tuyến vận tải Á-Âu giữa Bắc Kinh và Luân Đông khoảng 7.000 km. Một nguồn tin chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nói với Tân Hoa Xã, số lượng hành trình giữa châu Âu và Trung Quốc cho thấy tiềm năng to lớn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc trong BRII và hành lang giữa. Thổ Nhĩ Kỳ là một thị trường tiềm năng cho hàng hóa và dịch vụ Trung Quốc, quy mô dân số hơn 85 triệu người với cơ cấu dân số trẻ ở độ tuổi trung bình 31,8 tuổi, có nghĩa Thổ Nhĩ Kỳ có một thị trường tiêu dùng lớn và đang phát triển. Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một đối tác kinh tế quan trọng của Trung Quốc, là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc ở châu Âu. Tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc sang Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng từ 14,6 tỷ USD vào năm 2012 lên 33,7 tỷ USD vào năm 2022. Từ đó, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Trung Quốc ở châu Âu, sau Đức và Anh. Các mặt hàng chủ yếu Trung Quốc xuất khẩu sáng Thổ Nhĩ Kỳ là điện tử, máy móc, hóa chất, nguyên liệu thu và hàng dạch may. Các dự án đường sắt trong tuyến Brie giúp Trung Quốc tiếp cận với thị trường hàng hóa và lao động rộng lớn và dù giàu này một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Đặc biệt phải kể đến tuyến đường sắt cao tốc Trung Quốc-Thổ Nhĩ Kỳ. Tuyến đường sắt này sẽ kết nối Trung Quốc với châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa giữa hai khu vực. Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Trung Quốc, Abdulkadir Emin ỏng hẹn, cho biết tuyến đường sắt Trung Quốc-Châu Âu đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong phát triển vận tải đường sắt Á-Âu. Kết nối đường sắt giữa hai lục địa càng trở nên quan trọng hơn trong thời đại đại dịch khi các đoàn tàu chở hàng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định chuỗi cung ứng hậu cần quốc tế, do các lựa chọn vận tải hàng không và hàng hải còn hạn chế. Kể từ khi chuyến tàu chở hàng Trung Quốc-Châu Âu đầu tiên khởi hành từ Trung Khánh vào tháng 3 năm 2011, dịch vụ tàu chở hàng Trung Quốc-Châu Âu đã ghi nhận hơn 40.000 chuyến đến hơn 160 thành phố ở 22 quốc gia Châu Âu, và hàng hóa vận chuyển được định giá hơn 200 tỷ USD. Như vậy có thể thấy rằng, những thành tựu mà Brie đạt được không chỉ dừng lại là nguồn lợi ích kinh tế khổng lồ dành cho Thổ Nhĩ Kỳ khi trở thành nơi giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa tấp nập từ Á sang Âu mà còn giúp Thổ Nhĩ Kỳ chứng minh vị thế của mình ở khu vực Châu Âu khi đóng góp không nhỏ vào GDP của khu vực này, đâm tầm ảnh hưởng đối với khu vực này nói riêng và thế giới nói chung. Còn đối với IMEC, Hành lang Kinh tế Ấn Độ Trung Đông Châu Âu, vốn là một dự án đối trọng với Brie, do Hoa Kỳ và các đồng minh của họ khởi xướng. Trong biên bản ghi nhớ có nêu rằng, vành đai bao gồm một tuyến đường sắt cung cấp bảng lưới vận chuyển từ tàu đến đường sắt xuyên biên giới đáng tin cậy và hiệu quả về mặt chi phí để bổ sung cho các tuyến vận tải đường biển và đường bộ hiện có cho phép hàng hóa và dịch vụ vận chuyển đến, đi và giữa các nước Ấn Độ, UAE, Ả Rập Saudi, Jordan, Israel và Châu Âu. Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố, mối quan hệ đối tác mang tính thay đổi có tiềm năng mở ra một kỷ nguyên mới về kết nối từ Châu Âu đến Châu Á bằng tuyến đường sắt, nối qua các cảng, được kết nối bởi Trung Đông. Điều này sẽ tạo ra những kết nối mới để tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu, mở rộng khả năng tiếp cận nguồn điện đáng tin cậy, tạo điều kiện phân phối năng lượng sạch và tăng cường liên kết viễn thông. Thực chất dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ do Mỹ dẫn dắt đang tìm cách củng cố lại vị trí ở khu vực vốn đang dần dường chỗ cho Trung Quốc khi Trung Đông là một phần quan trọng trong sáng kiến vành đai và con đường, BRI, mang dấu ấn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tài trợ hàng trăm tỷ đô la Mỹ cho cơ sở hạ tầng tại các thị trường mới nổi. Chính vì vậy, chính quyền Tổng thống Biden cũng đang lây hoay tìm kiếm những thỏa thuận ngoại giao rộng lớn hơn ở Trung Đông để có thể xoay ngược tình thế này. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia được đề xuất tham gia IMEC và cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong dự án này. Hành lang này dự kiến sẽ đi qua Iran, Iraq, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Bangkal. Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia nằm ở trung tâm của hành lang thương hoại này khi nằm ở cửa ngõ giữa châu Á và châu Âu. Và đặc biệt hơn, Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh của NATO, nhưng cũng có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Chính vì vậy, nếu như thu hút Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào dự án này, có thể xem là thành công của Mỹ khi lôi kéo mạnh mẽ một quốc gia chủ chốt của Trung Quốc trong dự án BRI về phía mình. Bản thân Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho rằng hành lang này sẽ không hiệu quả nếu không có sự tham gia của họ. Phát biểu sau hội nghị thượng đỉnh G20 vào ngày 21 tháng 10 năm 2023, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố dự án IMEC không thể được triển khai nếu không có Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Erdogan đồng thời khẳng định công lượng thương mại thích hợp nhất từ Đông sang Tây phải lia qua Thổ Nhĩ Kỳ. Vài trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cũng đã liên tục lập lại quan điểm trên, khi tuyên bố giới chuyên gia nghi ngờ về mục tiêu chính của IMEC thay vì là tính hợp lý và hiệu quả kinh tế. Một con đường thương mại không chỉ mang ý nghĩa là nơi gặp gỡ buôn bán. Nó cũng phản ánh sự cạnh tranh lị chiến lược. Thay vì IMEC, Thổ Nhĩ Kỳ đã đề xuất một giải pháp thay thế gọi là sáng kiến con đường phát triển Iraq. Sáng kiến này sẽ đi qua Iraq, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Bangkalk. Thực chất Thổ Nhĩ Kỳ muốn bảo vệ lợi ích kinh tế và an ninh của mình vì Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác thương mại quan trọng của cả châu Á và châu Âu. IMEC có thể dẫn đến sự gia tăng cạnh tranh từ Trung Quốc, vốn đang mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực Trung Đông. Ngoài ra, IMEC có thể làm tăng nguy cơ an ninh ở Iraq, nơi đang phải đối mặt với các mối đe dọa từ khủng bố và bất ổn chính trị. Hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ muốn có tiếng nói trong việc định hình các dự án kinh tế khu vực. Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông. IMEC được Mỹ và EU hậu thuẫn, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không có tiếng nói trong việc định hình dự án này. Sáng kiến con đường phát triển Iraq do Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất nhầm cho phép Ankara có tiếng nói trong việc định hình các dự án kinh tế khu vực. Như vậy, việc Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng phản đối mạnh mẽ cho thấy quan điểm rõ ràng và muốn thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với khu vực Trung Đông. Để không làm ảnh hưởng đến sáng kiến BRI cũng như quan hệ giữa Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara đã có những phản ứng thận trọng với sáng kiến của Hoa Kỳ. Nhưng bù lại, Thổ Nhĩ Kỳ khôn khéo đề xuất một sáng kiến mới, tuy có phần mang xu hướng lợi ích và toàn tính quốc gia, nhưng vẫn có thể giảm bớt sự căm phẫn của Mỹ và EU cũng như nâng cao vị thế và tiếng nói khi là quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng. Nếu như vắng mặt Thổ Nhĩ Kỳ trong sáng kiến này, thực sự sẽ đặt ra nhiều bài toán thách thức cho Mỹ và các nước EU. Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia mạnh, và đang có những chiến lược ngoại giao vô cùng khéo léo để theo đuổi lợi ích quốc gia của mình. Nhìn chung nước này vừa đấm vừa xoa để có thể giữ vị thế cân bằng mong manh của mình. Cách Thổ Nhĩ Kỳ tận dụng cuộc chiến tại Ukraine Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách tận dụng cuộc đối đầu Nga-Phương Tây ở Ukraine để củng cố vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới bằng cách. Vi trì lập trường cân bằng giữa Nga và Phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine, nhưng cũng phản đối các lệnh trừng phạt của Phương Tây đối với Nga. Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết của Đại hội Đồng Liên Hợp Quốc lên án Nga nhưng nước này vẫn chưa trừng phạt Nga hay đóng cửa không phận đối với máy bay Nga. Lập trường cân bằng này giúp Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiếp cận với cả Nga và Phương Tây, đồng thời cũng giúp quốc gia này tránh xung đột trực tiếp với bất kỳ bên nào. Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng góp không nhỏ vào nỗ lực tìm giải pháp cho cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine và trở thành trung gian hòa giải cho hai bên. Nước này đã tổ chức hai cuộc gặp thượng lĩnh giữa các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine tại Istanbul và Antalya vào tháng 3 năm 2023. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng đã gặp gỡ các nhà hoạch định chính sách từ Nga, Ukraine và các quốc gia khác trong khoảng 15 cuộc họp liên biệt, trong khi Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã tham dự khoảng 40 cuộc họp như vậy. Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện mọi nỗ lực để chấm dứt xung đột ở Ukraine cũng như ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ phát biểu tại hội nghị thượng lĩnh Thổ Nhĩ Kỳ ở Uzbekistan, Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để chấm dứt xung đột, thông qua một nền hòa bình công bằng, đã diễn ra trong 9 tháng ở Ukraine. Trong khi làm điều này, chúng tôi đang thực hiện những biện pháp can thiệp cần thiết để ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực. Bên cạnh việc ngăn chặn một cuộc chiến tranh nổ ra, Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng sẽ giúp xoa dịu căng thẳng giữa các đồng minh NATO và Nga về cuộc khủng hoảng Ukraine. Ông Edurga nói hồi tháng 1 năm 2022 trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để tránh chiến tranh thì vai trò Trung Giang cũng đưa lại nhiều lợi ích khác đó là việc duy trì quan hệ với cả hai đối tác quan trọng là Nga và Ukraine. Nga là bạn hàng hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ, cung cấp 45% lượng khí đốt tự nhiên và 70% lúa mì nhập khẩu. Còn Ukraine thì là địa bàn hấp dẫn, hiện thu hút 4,5 tỷ đô la Mỹ của các nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ. Chính vì vậy việc giữ mối quan hệ này sẽ lợi thế giúp Thổ Nhĩ Kỳ kiếm lợi. Hơn thế nữa, trong bối cảnh leo thang căng thẳng quan hệ giữa Nga, phương Tây, việc trở thành Trung Giang hòa giải giúp Thổ Nhĩ Kỳ nâng cao vị thế của mình như một đối tác quan trọng trong khu vực đặc biệt ở NATO, nơi mà nước này đang chịu nhiều áp lực và có nhiều mâu thuẫn với khối, ngay cả với Mỹ khi sẵn sàng quay lưng vì lợi ích của quốc gia mình. Một trường hợp tương tự khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu trở thành một thành viên của NATO từ năm 1952. Quốc gia này đã tìm cách tận dụng quá trình mở rộng của NATO để củng cố vị thế của mình trong khối. Trong trường hợp Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đã gây sức ép buộc hai nước này phải đáp ứng một số yêu cầu, bao gồm việc đình chỉ việc hỗ trợ các tổ chức bị coi là khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc Thụy Điển và Phần Lan hỗ trợ các tổ chức bị coi là khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm Đảng Công Nhân Kurdistan, BKK, và phong trào Fethullah Gulen, FETO. Hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu Thụy Điển và Phần Lan trao trả các nghi phạm khủng bố, đồng thời đã yêu cầu hai quốc gia Bắc Âu này xóa bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Việc Thổ Nhĩ Kỳ gây sức ép buộc Thụy Điển và Phần Lan đáp ứng các yêu cầu của mình để giúp cường quốc Tiểu Á củng cố vị thế của mình trong NATO, quốc gia này đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong khối. Và cũng đã thu được một số lợi ích khi cả Thụy Điển và Phần Lan đã đồng ý đáp ứng một số yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ giúp nước này giảm bớt mối lo ngại về an ninh của mình cũng như nhận được sự ủng hộ của các nước phương Tây giúp củng cố vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ trong khối. Nhìn chung, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách tận dụng cả cuộc đối đầu Nga-phương Tây ở Ukraine và quá trình mở rộng của NATO để kiểm kiếm lợi ích cho mình. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã dẫn đầu nỗ lực của đất nước mình, mong muốn thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ trở thành trung tâm hòa giải với các cuộc xung đột toàn cầu và nay là cuộc xung đột giữa Israel và Hamas. Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng ra với tư cách là một trung gian hòa giải tiềm năng để không chỉ chấm dứt việc Israel bắn phá vùng đất của người Palestine mà còn mang lại hòa bình lâu dài cho một trong những cuộc xung đột khó giải quyết nhất thế giới. Tuy nhiên, những động thái của Thổ Nhĩ Kỳ còn mang nhiều mâu thuẫn và có những mục đích sâu xa hơn. Đầu tiên phải kể đến phản ứng của quốc gia này khi xảy ra cuộc xung đột ở dạy Gaia giữa Israel và Hamas. Erdogan chỉ trích các cuộc tấn công không cân xứng của Israel vào Gaia là không có bất kỳ nền tảng đạo đức nào, đồng thời kêu gọi thế giới không mù quáng đứng về một phía. Ông cảnh báo, việc để nguyên vấn đề cơ bản chưa được giải quyết sẽ dẫn đến những xung đột mới, bạo lực hơn. Chúng tôi kêu gọi các quốc gia ở châu Mỹ, châu Âu và các khu vực khác giữ quan điểm giữa các bên một cách công bằng, chính đáng và dựa trên sự cân bằng nhân đạo. Mọi người nên kiềm chế những hành động sẽ trừng phạt hoàn toàn người dân Palestine, như ngăn chặn viện trợ nhân đạo. Nhìn chung Tổng thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi các bên xung đột ở Israel hãy thể hiện sự kiềm chế và không làm tình hình trở nên trầm trọng hơn cũng như đề nghị làm trung gian hòa giải giữa Israel và Hamas. Bộ ngoại giao của ông lên án những cái chết của dân thường nhưng không đổ lỗi riêng cho bên nào. Tuy nhiên phân tích sâu hơn trong câu nói của Tổng thống Erdogan cho rằng Israel tấn công vào Palestine là không cân xứng và không đạo đức. Bên cạnh đó, ông còn kêu gọi châu Mỹ và châu Âu dựa trên sự cân bằng nhân đạo mà thực chất các cường quốc như Mỹ hay phương Tây vốn dĩ từ lâu có xu hướng ủng hộ Israel hơn. Nhìn lại lịch sử, Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia từng ủng hộ người Palestine trong quá khứ và lại nơi tiếp đón các thành viên của Hamas. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, công chúng ủng hộ mạnh nẻ người Palestine. Hàng nghìn người Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine trong những ngày gần đây và họ không giống như Liên minh châu Âu và Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ không coi Hamas là tổ chức khủng mố. Giọng liệu của Thổ Nhĩ Kỳ dường như không đứng về phía nào để có thể tận dụng sự tin tưởng các bên giữ vị trí làm trung gian hòa giải với việc ông Ed Dugan và bộ trưởng ngoại giao của ông tổ chức các cuộc điện đàm với các cường quốc trong khu vực, Mỹ và các nước khác. Điều này giúp Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường vị thế của mình như một cường quốc khu vực có thể đóng vai trò lãnh đạo trong việc giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Nhưng mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đứng về phía của Palestine, không cho rằng Hamas là khủng bố và kêu gọi các bên nhìn vào căng nguyên vấn đề để nâng cao vị thế khu vực của mình. Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia Hồi giáo lớn và có quan hệ mực thiết với các nước trong khu vực như Iran, Qatar và Ả Rập Saudi. Việc ủng hộ Palestine trong cuộc xung đột với Israel giúp Thổ Nhĩ Kỳ củng cố vị thế của mình như một người bảo vệ của người Hồi giáo và các quyền của họ. Như vậy có thể thấy rằng, Thổ Nhĩ Kỳ luôn giữ mình ở vị trí trung gian để nâng cao tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực và thế giới. Hành lang IMEC bế tắc bởi xung đột, vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng. Xung đột ở dạy Gaia là điều mà Mỹ và phương Tây nói riêng và cả thế giới nói chung không thể ngờ tới. Tình hình xung đột trở thành trở ngại lớn cho hành lang kinh tế Ấn Độ, Trung Đông Châu Âu, IMEC, được công bố gần đây do Mỹ khởi xướng. Trong một số khu vực chiến lược ở Trung Đông, chiến lược này được ca ngợi là công cụ kết nối chiến lược ở Tây Á và là thách thức lớn đối với BRI của Trung Quốc. Nhưng với tình hình hiện nay, chính cuộc xung đột của Hamas và Palestine không chỉ gây ra sự mất ổn định để có thể triển khai bất cứ một dự án nào, mà hơn hết đã gây ra sự mâu thuẫn giữa các bên khi phải lên tiếng quan điểm của mình về cuộc xung đột này. Trong khi Mỹ và phương Tây lên tiếng ủng hộ Israel và cho rằng Hamas là những tên khủng mố thì phản ứng của Iran là ủng hộ Hamas. Chính những quan điểm đối ngược này đã khiến mối quan hệ giữa Iran và Mỹ, các nước phương Tây, có phần rãn nứt và gây khó khăn trong việc hiện thực hóa hành lang Ấn Độ Trung Đông Châu Âu, IMEC. IMEC là một dự án khổng lồ và là một hành lang thương mại lớn được đề xuất bởi Hoa Kỳ và các đồng minh. Chính vì vậy dự án thực sự cần sự ủng hộ và hợp tác mạnh mẽ của các quốc gia mà hành lang này đi qua, là Iran, Iraq, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Bangkang. Tuy nhiên hiện nay, mối quan hệ giữa Mỹ, Châu Âu và Iran, một số nước Trung Đông đang gặp nhiều mâu thuẫn do bất đồng quan điểm. Còn với Thổ Nhĩ Kỳ thì phản đối việc thành lập IMEC và đề xuất một giải pháp thay thế gọi là sáng kiến con đường phát triển Iraq, đi qua Iraq, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Bangkang. Chính vì vậy sáng kiến IMEC có thể được Mỹ và Châu Âu cân nhắc và thay thế bằng đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ. Sáng kiến có thể loại bỏ Iran và nhận được sự ủng hộ lớn của Thổ Nhĩ Kỳ. Chính vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ có thể đạt được mục đích của mình. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Thứ nhất, duy trì lập trường cân bằng. Thổ Nhĩ Kỳ đã duy trì lập trường cân bằng giữa Nga và phương Tây trong cuộc xung đột ở Ukraine, và giữa Iran và Israel trong xung đột ở Trung Đông. Lập trường cân bằng này để giúp Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiếp cận với cả hai bên, đồng thời cũng giúp quốc gia này tránh xung đột trực tiếp với bất kỳ bên nào. Thể hiện lập trường rõ ràng về các vấn đề quan trọng, nhưng cũng sẵn sàng lắng nghe quan điểm của các bên khác. Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án hành động quân sự của Nga, nhưng cũng phản đối việc áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt đối với Nga. Trong bối cảnh cuộc diện thế giới đang có nhiều thay đổi, Việt Nam cần duy trì lập trường cân bằng trong các vấn đề quốc tế. Việt Nam có thể áp dụng với trường hợp của Nga ở Ukraine, khi vẫn lên tiếng ủng hộ hòa bình thế giới, nhưng vẫn giữ mối quan hệ chặt chẽ với Nga trong các hoạt động thương mại, không tham gia lôi kéo hay chỉ trích những hành động của Nga. Sử lý các mối quan hệ khôn khéo để có thể tận dụng được vị thế của mình để giữ trạng thái cân bằng. Lập trường cân bằng sẽ giúp Việt Nam có thể tiếp cận với cả các nước lớn và các nước nhỏ, đồng thời cũng giúp quốc gia tránh xung đột trực tiếp với bất kỳ bên nào. Thứ hai, có thể đóng vai trò trung gian hòa giải. Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng vai trò trung gian hòa giải trong cả hai cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông. Vai trò trung gian hòa giải này để giúp Thổ Nhĩ Kỳ nâng cao uy tính và vị thế của mình trên trường quốc tế. Trong vấn đề ở Biển Đông, Việt Nam có thể đóng vai trò trung gian hòa giải giữa các quốc gia có tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam có thể sử dụng vị thế là thành viên của ASEAN và là một quốc gia có lợi ích trực tiếp trong khu vực để thúc đẩy giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và bền vững. Trong các vấn đề ở Đông Nam Á, Việt Nam có thể đóng vai trò trung gian hòa giải giữa các quốc gia trong khu vực đang có xung đột khi tham gia góp ý thảo luận về các cơ chế giải quyết mưu thuẫn bằng đàm phán các bên. Hay Việt Nam có thể sử dụng kinh nghiệm của mình trong việc giải quyết xung đột ở khu vực để giúp các bên tham gia xung đột đạt được thỏa thuận hòa bình. Cuối cùng, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ đã tận dụng một cách khéo léo các lợi thế của mình, tuy nhiên quốc gia này cũng phải chịu sức ép rất lớn từ các bên. Nhiều trường hợp, do Thổ Nhĩ Kỳ tận dụng quá mức và được cho lợi ích kỹ khi quay lưng với khối EU và Mỹ vì lợi ích quốc gia, chính vì vậy dễ gây ra sự thụ hằng và chịu những phản ứng tiêu cực từ các cường quốc. Điển hình giữa Nga và phương Tây khi hai quốc gia này đều đang tìm cách gây áp lực buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải có lập trường quyết đoán. Vào tháng 9 năm 2023, Bộ Tài chính Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với các công ty Thổ Nhĩ Kỳ và một doanh nhân bị cáo buộc giúp Nga lách lệnh trừng phạt của Mỹ. Trong khi đó, Erdogan đã thất bại trong việc khôi phục thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cho phép xuất khẩu các chuyến hàng ngũ cốc của Ukraine qua eo biển Bosphorus và Dardanos của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời làm giảm giá lương thực toàn cầu. Chính vì vậy, khi đùa giỡn với các cường quốc, phải liệu tính và xem xét thật kỹ vị trí của mình ở đâu để có thể tận dụng hợp lý chiến lược đối với tất cả các bên và hạn chế sự thách thức. Vì một khi đã lựa chọn chiến lược ngoại giao KK chỉ cần xoa bước, có thể để lại những hậu quả vô cùng khôn lường. Chính vì vậy, Việt Nam cần cân nhắc kỹ lưỡng khi áp dụng kinh nghiệm của Thổ Nhĩ Kỳ vào tình hình cụ thể của mình. Tuy nhiên, những kinh nghiệm này có thể giúp Việt Nam bảo vệ lợi ích quốc gia và thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.

Listen Next

Other Creators