Shenzhen, China, has transformed from a small fishing village into a leading technology hub. Its success can serve as a valuable lesson for Vietnam to enhance its domestic technology development and competitiveness. Shenzhen's entrepreneurial ecosystem and policies, such as economic reforms, foreign investment attraction, tax incentives, social support, and education development, have contributed to its growth. The city has become a center for high-tech industries and has attracted both local and international talent. Collaboration with research institutions and the emphasis on commercializing science and technology have further fueled innovation. Overall, Shenzhen's experience can guide Vietnam in its pursuit of technological advancement and success.
Thâm Quyến của thời kỳ đầu chỉ được biết đến là một cửa ngõ từ Hồng Kông vào Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, ngày nay, thành phố này đã có sự biến đổi nhảy vọt từ một thị làng trài nhỏ ven biển thành thung lũng silicon hàng đầu Trung Quốc. Trải qua hơn 40 năm, từ năm 1979 đến nay, Thâm Quyến đã trở thành một thành phố lớn hiện đại, tiên tiến và đang được định hướng phát triển tới một thành phố công nghệ cao.
Như vậy, có thể thấy rằng Thâm Quyến chính là bài học kinh nghiệm quy giá cho Việt Nam để hoàn thiện hệ thống chính sách giúp thúc đẩy HSTKN thành công trong bối cảnh phát triển công nghệ nội địa là một yếu tố tất yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Thâm Quyến Trung Quốc Thâm Quyến là một trong bốn đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc thành lập từ năm 1980.
Thành phố này đã trở thành một thành phố có hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển vượt bậc, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ trong vòng bốn thập kỷ qua. Chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Thâm Quyến Trung Quốc Chính sách kinh tế Chính sách mở cửa và đổi mới, tại Đại hội 11, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định thực hiện chính sách cải cách và mở cửa đã tạo nên nhiều bước đi mang tính đột phá trong việc phê duyệt, xúc tiến và xây dựng đặc khu kinh tế Thâm Quyến.
Đồng thời năm 1992, Trung Quốc đã trao quyền lập pháp hợp pháp cho Thâm Quyến có thẩm quyền đưa ra các quy định phù hợp với tình hình cụ thể và nhu cầu thực tế. Tất cả sự đối xử đặc biệt này của chính phủ đã trở thành tiền đề thúc đẩy sự phát triển của HSTKN tại thành phố tiềm năng này. Sau khi được trao quyền lập pháp, chính quyền Thâm Quyến đã trực tiếp đưa ra các chính sách linh hoạt, trong đó Thâm Quyến đã không ngừng ban hành các chính sách đổi mới để kịp thời tích ứng với sự thay đổi của Trung Quốc.
Từ năm 2003 đến 2012, thành phố tập trung đổi mới vào công nghệ ở khắp các lĩnh vực sản xuất, từ phần cứng đến phần mềm, thúc đẩy các ngành công nghiệp chiến lược như công nghệ sinh học, Internet, công nghệ thông tin thế hệ mới và AI. Thâm Quyến trở thành trung tâm công nghệ phát triển mạnh mẽ và là môi trường thuận lợi để nuôi dưỡng cho các công ty đã và đang khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ cao.
Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, Thâm Quyến đã phê chuẩn quy định tạm thời về phê duyệt các dự án xin đầu tư nước ngoài 1986, thành lập Cục xúc tiến đầu tư Thâm Quyến 1996, ban hành đề án mở rộng chiến lược của Thâm Quyến và kế hoạch 5 năm hợp tác kinh tế đối ngoại của Thâm Quyến lần thứ 11, 2006, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp có năng lực mở rộng ra thị trường quốc tế sau những năm 2000.
Đây là chiến lược cốt lõi tạo ra các nguồn vốn mới và tăng cường năng lực tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong những giai đoạn đầu của sự phát triển. Đồng thời, Thâm Quyến muốn tạo điều kiện cho các DNKN có thể học hỏi, áp dụng và chuyển giao những công nghệ tiên tiến từ các nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách về vốn, Thâm Quyến đã ban hành chính sách vốn đầu tư mạo hiểm thông qua việc hợp tác với các nhà đầu tư tư nhân để nhắm mục tiêu vào các DNKN trong các lĩnh vực thèn chốt, đặc biệt về mặt công nghệ.
Năm 1999, Thâm Quyến thành lập một chi nhánh vốn đầu tư mạo hiểm mang tên Quỹ đầu tư mạo hiểm Thâm Quyến và đổi tên thành Tập đoàn Capital Thâm Quyến vào năm 2002. Đây là một tập đoàn cổ phần kiểm soát một nhóm các công ty con đầu tư và các quỹ đồng quản lý. Nó vận hành các khoản đầu tư cổ phần, quỹ tương hỗ, công ty cổ phần, bất động sản, chứng khoán hóa tài sản và các hoạt động kinh doanh khác.
Bắt đầu từ năm 2000, Cục Tài chính Thành phố Thâm Quyến đã phân bổ 10 triệu nhân dân tệ, 1,46 triệu đô la Mỹ, và Quỹ Công nghệ đã phân bổ 20 triệu nhân dân tệ, 2,93 triệu đô la Mỹ, mỗi năm để khuyến khích sinh viên nước ngoài khởi nghiệp kinh doanh riêng tại Thâm Quyến. Ngoài ra, tối đa 3 triệu nhân dân tệ, 0,44 triệu đô la Mỹ, được dùng để trợ cấp cho các vườn ương doanh nghiệp công nghệ đã được chính quyền thành phố chứng nhận.
Mục đích của việc hỗ trợ vốn mạo hiểm của Thâm Quyến nhằm hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất công cộng cho các vườn ương công nghệ, bao gồm nền tảng dịch vụ công cộng, mạng lưới truyền thông, cơ sở vật chất và thiết bị cho các phòng thí nghiệm chuyên nghiệp. Chính sách ưu đãi thuế và tài trợ tài chính Chính phủ Trung Quốc đã có chính sách thuế ưu đãi về mặt thuế quan dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và các doanh nghiệp nhỏ và lợi nhuận thấp về việc giảm hoặc miễn thuế vát, giảm 20% thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập doanh nghiệp, và giảm thuế thu nhập cá nhân cho chủ doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp.
Đặc biệt để khuyến khích đổi mới công nghệ cho các công ty khởi nghiệp, chính phủ Trung Quốc cũng đưa ra các ưu đãi về thuế xuất, bao gồm giảm từ mức 25% xuống mức 15% thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ mới, 2017, và các doanh nghiệp dịch vụ công nghệ tiên tiến, đồng thời các doanh nghiệp ATSE cũng được hưởng mức thuế xuất vát bằng không khi cung cấp một số dịch vụ nước ngoài nhất định theo quy định, 2016.
Bên cạnh đó, năm 2023, Thông Quyến cũng thực hiện chỉnh sửa các chính sách mới nhằm hỗ trợ tài chính cho DNKN. Nổi bật là chính sách trợ cấp khởi nghiệp mỗi doanh nghiệp có thể nộp đơn xin trợ cấp khởi nghiệp 10.000 nhân dân tệ và tối đa 10 doanh nghiệp trong quan hệ đối tác có thể nộp đơn xin trợ cấp lên tới 100.000 nhân dân tệ. Bên cạnh đó là chính sách hỗ trợ lãi xuất khởi nghiệp với việc hỗ trợ trợ cấp lãi xuất lên tới 600.000 nhân dân tệ mỗi người và 3 triệu nhân dân tệ mỗi DNKN.
Ngoài ra, mỗi DNKN có thể nhận khoản hỗ trợ trợ cấp lãi xuất tới 9 năm. Chính sách xã hội Chính sách lao động, năm 1980, Thông Quyến đi đầu trong việc thử nghiệm hệ thống hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tháng 8 năm 1983, chính quyền thành phố Thông Quyến đã ban hành các biện pháp tạm thời để thực hiện hệ thống hợp đồng lao động ở Thông Quyến.
Hệ thống hợp đồng lao động này đã thu hút người lao động từ các khu vực khác của Trung Quốc và cả người nước ngoài đến Thông Quyến để tìm kiếm cơ hội làm việc. Điều này đã tạo ra một nguồn lao động đa dạng về trình độ và nguồn gốc, cung cấp cho các DNKN nhiều lựa chọn trong việc tuyển dụng và phát triển. Vào tháng 2 năm 1987, Thông Quyến ban hành quy định tạm thời về khuyến khích nhân viên khoa học và công nghệ thành lập doanh nghiệp công nghệ tư nhân.
Quy định này đã khai sinh ra làn sóng khởi nghiệp cơ sở đầu tiên ở Thông Quyến. Các doanh nghiệp công nghệ cao nổi tiếng như Huawei và ZTE được thành lập trong làn sóng này, đặt nền móng cho sự phát triển của mảnh công nghệ cao của Thông Quyến, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm và thu hút nhân tài cho thành phố. Chính sách trợ cấp xã hội, từ những năm 1990 đến nay, chính quyền Thông Quyến khởi xứa nhiều chương trình thu hút du học sinh xuất sắc trở về nước.
Các chính sách như giảm thuế, trợ cấp, cho vai khoa học và tài trợ vườn ương công nghệ, công viên công nghệ đã thúc đẩy nguồn nhân lực chất lượng cao này hồi hương để phục vụ cho HSTKN. Điều đặc biệt trong chính sách này của Thông Quyến đó là nhân tài có học vị càng cao thì chính sách đãi ngộ càng lớn. Những người có học hàm tiến sĩ trở lên làm việc tại các cơ quan nghiên cứu khoa học ở thành phố sẽ được tạo điều kiện nhập hộ khẩu, cấp tiền mua nhà ở và sẽ được trợ cấp 50.000 nhân dân tệ, 7.320,64 USD mỗi năm.
Ngoài ra với các sinh viên tốt nghiệp đại học, sinh viên nước ngoài trở về và nhân viên mới đã đăng ký thành công hộ khẩu Thông Quyến có thể nộp đơn xin trợ cấp khi thuê nhà ở Thông Quyến. Khoản tiền trợ cấp nhà cũng chia theo trình độ học vấn của họ với 15.000 nhân dân tệ, 2.162 USD cho những người có bằng cử nhân, 25.000 nhân dân tệ, 3.603 USD cho những người có bằng thạc sĩ và 30.000 nhân dân tệ, 4.323 USD cho những người có bằng tiến sĩ.
Chính sách giáo dục Chính sách mở rộng quy mô các cơ sở giáo dục, từ những năm 2000, chính quyền Thông Quyến đã đưa ra một loạt chính sách phát triển giáo dục đại học và nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu bao gồm cho thuê đất miễn phí và trợ cấp tài chính để thu hút các trường đại học hàng đầu Trung Quốc. Nổi bật trong số đó là việc mở rộng các cơ sở xuyên tỉnh ở cấp độ trong nước, chẳng hạn như Viện Công nghệ Các Nghĩ Tân và trường sau Đại học Thông Quyến của Đại học Bắc Kinh.
Chính quyền thành phố Thông Quyến đã hỗ trợ các cơ sở này như một phần không thể thiếu của giáo dục đại học của Thông Quyến và là sức mạnh trong việc hiện thực hóa những chuyển giao hướng tới đóng góp cho nghiên cứu và phát triển HSTKN tại thành phố này. Cho đến nay, các biện pháp này đã hoạt động rất thành công. Chính sách đào tạo nguồn giáo viên chất lượng cao, được thúc bẩy bởi sự hỗ trợ chính sách mạnh mẽ, số lượng sinh viên theo học tại Thông Quyến đã tăng đáng kể so với thập kỷ trước.
Sự gia tăng này cho thấy tiềm năng có thêm nhiều người có trình độ học vấn cao trên thị trường lo động của khu vực. Theo đó, các trường đại học cần đảm bảo chất lượng giảng dạy và nghiên cứu tốt để đáp ứng số lượng giáo viên và sinh viên ngày càng tăng. Do đó, các văn bản chính sách, chẳng hạn như văn bản do chính quyền nhân dân thành phố Thông Quyến ban hành năm 2016, yêu cầu Thông Quyến phải tuyển dụng thêm giáo viên có năng lực để đào tạo được những sinh viên xuất sắc giúp đóng góp tốt hơn cho sự phát triển kinh tế và xã hội địa phương.
Từ đây, HSTKN sẽ được phát triển một cách toàn diện và mạnh mẽ. Chính sách liên kết hợp tác với các sơ sở nghiên cứu, bên cạnh đó, chính phủ cũng chú trọng hợp tác với các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu để thành lập các trung tâm nghiên cứu chung, trung tâm đổi mới trong khu vực. Những quan hệ đối tác này tạo điều kiện cho đổi kiến thức, hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy đổi mới và khởi nhiệt trong khu vực.
Từ năm 2015, chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy chính sách thúc đẩy thương mại hóa khoa học công nghệ và cải thiện hệ thống bảo vệ sở hữu trí tuệ tại các trường đại học và viện nghiên cứu, nhấn mạnh việc thiết lập HSTKN đổi mới sáng tạo phù hợp với chiến lược phát triển theo định hướng đổi mới quốc gia. Hiệu quả của các chính sách thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp tại Thâm Quyến Trung Quốc Trải qua gần 45 năm phát triển, HSTKN tại Thâm Quyến đã bước vào giai đoạn thành công và gạt hái được những thành tựu nổi bật tại Trung Quốc đại lục thể hiện qua năng lực công nghệ ngày càng tiên tiến.
Thâm Quyến là một trong những thành phố có nhiều bằng sáng chế nhất tại Trung Quốc. Theo số liệu từ Cục sở hữu trí tuệ quốc gia Trung Quốc, Thâm Quyến đã sinh cấp 24.800 bằng sáng chế trong năm 2020, tăng 15,6% so với năm 2019. Trong đó, có 21.600 bằng sáng chế phát minh, chiếm 87,1% tổng số bằng sáng chế. Các bằng sáng chế của Thâm Quyến liên quan đến nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau, như viễn thông, điện tử, máy tính, sinh học, y tế, năng lượng và vật liệu.
Điều này có thể được lý giải khi Thâm Quyến đứng thứ nhất về chỉ số sáng tạo và khởi nghiệp trong năm thứ ba liên tiếp trở lại đây. Thâm Quyến cũng là một trong trong bốn thành phố lớn, bên cạnh Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, dẫn đầu về số lượng công ty khởi nghiệp phát triển nhanh chóng. Tính đến năm 2019, Thâm Quyến có hơn 14.000 công ty công nghệ cao, cùng với hàng trăm dự án mới được thành lập hàng năm giúp định hình hệ sinh thái.
Thâm Quyến được coi là quê hương của các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc như Huawei, Tencent, hãng BID, BGI và DGE. Các công ty này từng là một trong nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thâm Quyến. Bây giờ họ không chỉ hỗ trợ các DNKN địa phương mà còn thường mua lại nhiều công ty khởi nghiệp nhỏ và khuyến khích các doanh nhân tạo ra các sản phẩm để hợp tác với họ.
Mức độ đầu tư của Thâm Quyến vào phát triển công nghệ được thể hiện qua chỉ số nghiên cứu và phát triển. Năm 2016, tổng chi tiêu charge của thành phố lên tới 4,1% GDP, con số này cao hơn đáng kể so với mức trung bình toàn quốc là 2,1%. Đồng thời năm 2018, Thâm Quyến là thành phố có tỷ lệ chi tiêu cao nhất thế giới theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD.
Thành phố này cũng sở hữu nhiều cơ quan nghiên cứu và sáng tạo quốc gia và địa phương như Viện Nghiên cứu Công nghệ Thông tin Thâm Quyến, Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Thâm Quyến và Viện Nghiên cứu Công nghệ Vật liệu Thâm Quyến. Về chỉ số cơ sở hạ tầng công nghệ, Thâm Quyến có một hệ thống viễn thông hiện đại và phủ sóng rộng khắp, với tỷ lệ sử dụng Internet hiện nay là 88,8%, cao nhất Trung Quốc.
Thành phố này cũng có một mạng lưới máy tính lớn và hiệu quả. Hiện nay Thâm Quyến đang cho xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn để hỗ trợ cho các ứng dụng công nghệ cao như 5G, trí tệ nhân tạo, điện toán đám mây và blockchain. Với sự phát triển mạnh mẽ của HTKN cùng với năng lực công nghệ tăng cao, Thâm Quyến từ một thành phố nông nghiệp, làng chài với dân số chỉ tầm 300.000 người, năm 1979 nay đã một bước nhảy vọt trở thành một thành phố công nghệ hàng đầu thế giới với hơn 18 triệu dân.
Năm 1980, GDP của Thâm Quyến từ mức chỉ khoảng 270 triệu nhân dân tệ đến năm 2019 đã đạt tới gần 2,7.000 tỷ nhân dân tệ, tăng gấp 10.000 lần trong vòng gần 40 năm, tới năm 2021 con số này đã vượt mốc 3.000 tỷ nhân dân tệ, đứng thứ 3 Trung Quốc chỉ sau Thượng Hải và Bắc Kinh. Trong đó, năm 2019, giá trị sản lượng của các ngành công nghiệp công nghệ cao Thâm Quyến đã vượt qua 2,6.000 tỷ nhân dân tệ và giá trị gia tăng của các ngành công nghệ cao là 923,085 tỷ nhân dân tệ.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp công nghệ cao cấp quốc gia của Thâm Quyến đã tạo ra GDP khoảng 1,3.000 tỷ nhân dân tệ. Nhận xét, dựa vào các đặc điểm và chỉ số phía trên, có thể nhận thấy rằng Thâm Quyến là một thành phố có HSTKN rất phát triển và tiên tiến. Xét về tổng thể, Thâm Quyến đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển HSTKN của mình.
Thành phố này đã chứng tỏ được sự sáng tạo trong nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau, thuận lợi cho các DNKH phát triển mạnh mẽ. Thực trạng các chính sách thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam Nếu đáp ứng đủ điều kiện thì được vay vốn tại quỹ với mức vay tối đa là 30 tỷ đồng, lãi xuất vay 7% năm, thời hạn vay tối đa 7 năm. Từ 2, về chính sách phát triển giáo dục và thu hút nhân tài, từ năm 2019 đến 2021, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam đã tổ chức tổng cộng 3.426 sự kiện, 1.257 lớp học để lan tỏa thông tin, kỹ năng về sáng tạo khởi nghiệp, và hỗ trợ tổ chức 244 khóa đào tạo và tập huấn về khởi nghiệp sáng tạo.
Ngoài ra, còn có sự đầu tư đáng kể vào việc xây dựng và mở rộng các khu trung tâm công nghệ và sáng tạo khởi nghiệp. Năm 2018, Trung tâm Đổi Mới Sáng Tạo Quốc gia đã phát triển mạng lưới Đổi Mới Sáng Tạo Việt Nam với tập hợp các chuyên gia, và nhà khoa học người Việt có trình độ cao để thúc đẩy việc kết nối và hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong nước. Như vậy, các chính sách trên đã đưa ra được những định hướng nhằm nâng cao và phát triển HSTKN hướng tới việc đổi mới sáng tạo.
Tuy nhiên, các chính sách triển khai còn giàn trải và chưa tập trung sâu vào DNKN trong cụ thể từng ngành, nghề và lĩnh vực. Đặc biệt, chưa có một chính sách yêu đãi riêng đối với các DNKN về mặt thuế và tài chính. Bên cạnh đó, việc xây dựng tổ chức, huấn luyện, tư vấn khởi nghiệp còn mang tính lý thuyết nhiều và chưa có sự kết nối giữa các viện, trường đại học với ý tưởng khởi nghiệp.
Bài học cho Việt Nam Thứ nhất, chính phủ Việt Nam cần có những quyết định khoa học trong việc lựa chọn địa điểm phù hợp để tập trung nguồn lực phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Bài học rút ra từ thành công phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của thâm quyến đó chính là chính phủ Việt Nam cần xem xét tới điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và điều kiện kinh tế của các địa điểm tiềm năng.
Hiện nay, Việt Nam cần tập trung hơn nữa vào phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp 3 thành phố lớn, Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Các thành phố này đều hội tụ rất nhiều yếu tố để trở thành trung tâm khởi nghiệp bởi đây có nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào và mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, cơ sở dạy nghề phát triển mạnh, kế cấu hạ tầng đầu tư rất lớn và nền kinh tế phát triển vào top đầu của cả nước.
Vì thế 3 thành phố này mang lại tiềm năng rất lớn cho việc phát triển công nghệ nội địa của Việt Nam. Thứ 2, chính sách kinh tế, về thuế và tài chính, Việt Nam nên xem xét các việc thiết lập các chính sách thuế ưu đãi dành riêng cho các DNKN công nghệ. Dự án liên quan đến công nghệ cao, khoa học, và đổi mới, bao gồm miễn thuế hoặc thuế giảm nhẹ để kích thích đầu tư và sự phát triển của họ.
Bên cạnh đó, chính phủ cũng nên tạo ra các chương trình khuyến khích đầu tư vào các startup thông qua các khoản hỗ trợ tài chính, quỹ đầu tư rủi ro và hệ thống hỗ trợ tài chính. Về việc đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, chính phủ cần đảm bảo và nâng cao hệ thống hạ tầng, bao gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới Internet, và các tiện ích công cộng khác. Mạng lưới Internet cần được đầu tư để có tốc độ cao và ổn định.
Bởi việc này quan trọng với sự phát triển của các công ty công nghệ và khởi nghiệp công nghệ, bao gồm cả Internet of Things, trí tuệ nhân tạo, và blockchain. Bên cạnh đó, chính phủ cũng cần tạo ra các trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ để khuyến khích sự đổi mới và phát triển sản phẩm và dịch vụ công nghệ mới. Thứ ba, chính sách xã hội, về lao động, Việt Nam cần có những biện pháp nhằm thu hút được người lao động có trình độ cao cả trong và ngoài nước tới Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.
Những biện pháp đó thể liên quan tới hệ thống hợp đồng lao động hay hệ thống bảo hiểm xã hội để giảm thiểu rủi ro cho người lao động khi làm việc tại các DNKN. Về trợ cấp xã hội, chính phủ cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc thu hút những nhân tài, du học sinh xuất sắc trở về nước. Nhân tài có học vị càng cao thì chính sách đãi ngộ càng lớn để tránh tình trạng chảy máu chất xám.
Chính phủ nên trợ cấp nhà, chỗ ở, giảm thuế hay có các giải thưởng lớn dành cho các tài năng xuất sắc cả trong và ngoài nước. Thứ tư, chính sách giáo dục, Việt Nam cần tạo các chương trình giáo dục tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao và sáng tạo, tăng cường giảng dạy về khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo và các ngành công nghệ khác. Điều này giúp xây dựng lực lượng lao động có kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực công nghệ.
Bên cạnh đó, chính phủ cần chú trọng hợp tác các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu để thành lập các trung tâm nghiên cứu chung, trung tâm đổi mới trong khu vực. Nhưng đồng thời Việt Nam cũng cần phải cải thiện hệ thống bảo vệ sở hữu trí tuệ bằng sáng chế tại các trường đại học và viện nghiên cứu một cách chặt chẽ. Kết luận, hiện nay, mặc dù HSTKN ở Việt Nam đã có các chính sách nền tảng nhằm hỗ trợ sự phát triển, tuy nhiên các chính sách này hoạt động chưa thực sự hiệu quả và thiếu sự liên kết chặt chẽ với nhau nên chưa phát huy tiềm lực tốt nhất.
Bài học từ Thâm Quyến sẽ cung cấp cho Việt Nam một cơ hội quý báu để áp dụng những kinh nghiệm này vào việc phát triển HSTKN và nâng cao năng lực công nghệ nội địa. Việt Nam có thể xem xét việc tạo ra chính sách thuế yêu đãi, cải thiện hạ tầng công nghệ, khuyến khích tư duy sáng tạo, và hợp tác chặt chẽ giữa ngành công nghiệp và giáo dục để thúc đẩy sự phát triển của các startup và công nghệ trong nước.
Những nỗ lực này sẽ không chỉ giúp nâng cao năng lực công nghệ mà còn góp phần vào sự phát triển bình vững của đất nước trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.