On May 14, nearly 40 million Thais participated in the general election to choose a prime minister. The Mufawut party, with strong commitments to military and monarchy reforms, surprisingly won the most votes. However, they did not secure enough seats to form a new government. The party had to form a coalition with other parties and gain the support of 250 appointed senators to have a majority in the parliament. Eventually, the BTP party formed a new alliance with military-backed parties and their candidate, Shreta Thavisin, became the new prime minister. There are doubts about the effectiveness of this civil-military alliance and concerns about the influence of the military on the government. The BTP party has historically been in opposition to the military and their policies. The power of the military in Thai politics has been a long-standing issue, with frequent coups and military interventions. The new government plans to reform the armed forces and impose stricter controls on arms
Ngày 14 tháng 5, gần 40 triệu người Thái, với tỷ lệ cử ti đi bầu cao nhất trong lịch sử 75,22%, đã tham gia cuộc tổng tuyển cử để lựa chọn ứng cử viên thủ tướng bằng cách bầu do 500 vị trí hàng nghị sĩ trong Quốc hội Thái Lan. Một sự bất ngờ đối với giới quan sát khi đảng Mufawut, MFD, trở thành đảng giành được nhiều phiếu bầu nhất. Vượt mặt đảng dân túy BHEU Thái, BTP, hốn được dự đoán sẽ dẫn đầu trong cuộc bầu cử.
Đảng MFP với những cam kết mạnh bạo nhằm thay đổi các luật liên quan tới quân đội và hoàng gia đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo cử tri, đặc biệt là người trẻ. Kết quả cho thấy, không trái với dự đoán ban đầu, đảng BTP giành được phần lớn phiếu bầu từ vùng nông thôn nơi luôn hoan nghênh các chính sách dân túy của BTP, tuy nhiên việc đảng MFP giành được chiến thắng gần như tuyệt đối tại Bangkok, 33 phần 30 từ ghế, và tại thủ phủ Chiang Mai của đảng BTP, 7 phần 10 ghế, đã thẳng định vị trí đầu bản của MFP.
Thay vì bỏ phiếu cho đảng BTP nhằm đối đầu với giới quân sự như trước đây, người dân Thái đã chọn Vitalim Yarungrat của đảng MFP trở thành thủ tướng cho những lưỡi mới chính trị. Tuy nhiên, 151 ghế hạ nghị sĩ mà MFP giành được là không đủ để thành lập một chính phủ mới. Đảng MFP phải thành lập một liên minh các đảng phái, và quan trọng nhất phải nhận được sự ủng hộ của 250 thượng nghị sĩ, do chính quyền quân sự chỉ định từ trước, để gành được ít nhất 375 ghế trong quốc hội, tức có 50% số ghế và quyền đa số thành lập chính phủ.
Sau vòng bỏ phiếu đầu tiên tại quốc hội, Bita đã không nhận được số ghế cần thiết khi vấp phải sự phản kháng từ phe ủng hộ giới quân sự, hàng gia và phần lớn các thượng nghị sĩ đối với đề xuất cải cắt luật khi quân của MFP. Sau đó, tòa án hiến pháp đã chấp nhận thủ lý vụ kiện chống lại ông Bita với cáo buộc về việc ông đã vi phạm luật bầu cử khi sở hữu cổ phần thừa kế từ một công ty truyền thông, vốn đã không còn hạt động.
Vụ việc đã khiến quốc hội Thái Lan bỏ phiếu trước tư cách ứng cử viên thủ tướng của ông Bita. Sau khi MFP bị loại, cơ hội thành lập chính phủ đã được chuyển lại cho BTP và ứng cử viên thủ tướng mới là ông Shreta Thavisin, thay vì ứng cử viên trong cuộc tổng tuyển cử dân bầu ban đầu là Beth Tongtang Sinawatra con gái Úc của cựu thủ tướng thạc xỉn. Sau khi rời liên minh cũ với MFP, vào ngày 7 tháng 8 đảng BTP đã thành lập một liên minh mới với thành phần gồm các chính đảng bảo thủ ủng hộ giới quân sự.
Động thái này đã đi ngược lại các khẳng định trước đó của BTP về việc không liên minh với các đảng này, tuy nhiên đây được coi là nước đi có lợi hơn nhằm giành sự ủng hộ của các thượng nghị sĩ được hậu thuẫn bởi quân đội. Ngày 22 tháng 8, Quốc hội Thái Lan chính thức bầu ông Shreta trở thành thủ tướng thứ 30 của Thái Lan sau 3 tháng bế tắc chính trị. Tuy đã từng cam kết dần gạt bỏ phe quân sự khỏi chính trường, nhưng việc liên minh với các đảng được hậu thuẫn bởi quân đội như Ba Lan, Rajarat và United Thai Nation đồng nghĩa với việc các đảng này sẽ nắm được một vài vị trí trong nội các mới.
Người đứng đầu chính quyền mới tuy không còn là một vị lãnh đạo quân đội. Nhưng những tác động từ phía quân đội vẫn có thể đang chi phối nền chính trị của Thái Lan. Việc phối hợp cùng những đảng đối địch trong quá khứ, đồng thời việc ông Shreta cũng không phải ứng cử viên được đại đa số người Thái bầu lên làm thủ tướng đã khiến cho đảng BTP đối mặt với nhiều chỉ trích.
Câu hỏi đang được đặt ra cho chính quyền dân sự mới là, với một liên minh đa dạng các thành phần và mục tiêu khác nhau, liệu BTP có thể quản trị nhà nước hiệu quả trong thời gian sắp tới không? Thay đổi chính trị Sau cuộc đảo chính năm 2014, chính quyền quân sự do cựu đại tướng Prayuth lãnh đạo đã nỗ lực thay đổi các nội dung và cuối cùng thông qua bản hiến pháp hiện tại của Thái Lan vào năm 2017, nội dung quan trọng nhất mà giới quân sự nhắm vào là chế độ bầu cử và quyền lực của các đảng phái trong Quốc hội.
Khác với các bản hiến pháp trước đây, hiến pháp mới yêu cầu ứng cử viên thủ tướng không những phải nhận được sự ủng hộ của 500 hạ nghị sĩ dân cử, mà còn phải được 250 thượng nghị sĩ tán thành. Toàn bộ số thượng nghị sĩ này không được bầu lên, và được chỉ định bởi một ủy ban đặc biệt của quân đội. Sự thay đổi này khiến cho bất cứ đảng phái nào cho dù nhận được sự ủng hộ đông đảo của cử tri, nhưng nếu không được sự hậu thuẫn của quân đội và giới tinh hoa bảo thủ thì gần như không thể thành lập chính phủ.
Trường hợp của ông Vita đã cho thấy quyền quyết định của 250 thượng nghị sĩ này cực kỳ quan trọng, đặc biệt khi các cam kết của đảng ông có ảnh hưởng rất nhiều tới vị thế của quân đội và hoàng gia. Kết quả khó khăn đã được dự đoán từ trước và ông Vita chỉ nhận được 324 phần 375 tổng số phiếu bầu cần thiết để trở thành thủ tướng, 311 phiếu từ hạ nghị sĩ và chỉ 13 từ thượng nghị sĩ.
Buộc phải đi nước cờ khác nếu không muốn chịu trung số phận với MFP, đảng BTP đã chọn hợp tác và nhận sự đồng thuận từ phiếu quân đội. Kết quả chung cuộc, ông Shredd Thai nhận được 482 phiếu bầu, trong đó thượng nghị sĩ chiếm 152 phiếu. Sau khi chính thức giành quyền thành lập chính phủ mới, đảng BTP đã đệ trình danh sách nội các cho nhà vua Thái Lan để nhận sự tán thành.
Được biết, để xây dựng nền bản danh sách gồm 36 thành viên này. BTP và 10 đảng trong liên minh của mình đã phải thương thảo nhiều lần trước khi đạt được sự đồng thuận. Danh sách thành viên nội các cuối cùng được thống nhất với thành viên đến từ 69 đảng, trong đó BTP chiếm 18 vị trí, đảng Ban Giai Thai, đảng lớn thứ 2 trong liên minh, có 8 vị trí, 2 đảng quân đội là Ba Lan, Praja Rath và United Thai Nation đều có 4 vị trí, 2 đảng thiểu số còn lại mỗi đảng có 1 vị trí.
Đáng chú ý trong danh sách này, thành viên đảng BTP nắm giữ các vị trí bộ trưởng của các bộ quan trọng như tài chính, thương mại, ngoại giao, quốc phòng, y tế công cộng, trong 6 phó thủ tướng có đến một nửa đến từ đảng BTP. Các vị trí còn lại được chia đều cho 3 đảng lớn tiếp theo. Việc ông Sret Thai trở thành thủ tướng Thái Lan đánh dấu lần đầu tiên đảng BTP trở lại cầm quyền kể từ năm 2014.
Trước đó đảng BTP và đảng Thai Rath Thai, tiền thân của BTP, đã luôn là đảng nhận được nhiều sự ủng hộ nhất của cử tri cho các chính sách dân túy của mình từ năm 2001, trừ năm 2023. Đảng này cũng giành được chiến thắng cách biệt vào năm 2019, nhưng sự thay đổi về cách thức tính số ghế nghị sĩ có lợi cho đảng của quân đội đã khiến BTP không thể thành lập được chính phủ mới.
Lần này, sự liên minh với quân đội có lẽ đã được BTP suy tính từ lâu và có thể được cho là giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết bế tắc chính trị của Thái Lan kể từ khi bản hiến pháp mới được thông qua. Tuy nhiên, xét đến lịch sử chính trị của Thái Lan có thể thấy mối bất hòa dai dặn giữa đảng BTP và quân đội trong suốt hai thập kỷ qua. Lực lượng quân đội đã lật đổ chính phủ của thạc sĩ Sinawatra và em gái ông, Anh Lắc Sinawatra, lần lượt vào năm 2006 và 2014.
Trong những năm giới quân sự cầm quyền, đại diện đảng BTP cũng luôn là lãnh đạo phe đối lập phản đối các chính sách của chính phủ ông Prayuth. Điều này rõ ràng cho thấy sự bất đồng rất lớn giữa đảng BTP và phía quân đội về cách thức quản trị đất nước. Hiện tại tồn tại nhiều nghi ngờ về tính hiệu quả của một liên minh dân sự quân sự. Chính phủ do BTP lãnh đạo có thể tồn tại được bao lâu và liệu sau này quân đội và các đồng minh sẽ đẩy BTP ra ngoài hay không? Chính sách về quân đội và hoàng gia Việc liên minh cùng các đảng phái do quân đội hậu thuẫn đặt ra nghi vấn đối với chính quyền dân sự của ông Shrektha rằng liệu các chính sách cải cách quân đội sẽ được tiếp tục duy trì hay không? Tuy nhiên trong một động thái mới nhất, ông Shrektha đã cho thấy rằng ông đang thúc đẩy đề xuất cải tổ lực lượng vũ trang bằng cách bổ nhiệm vị trí bộ trưởng bộ quốc phòng cho một chính trị gia dân sự.
Như vậy, ông Sutin Kulthang đã trở thành vị bộ trưởng bộ quốc phòng đầu tiên không trải qua binh nhiệm, nếu không kể tới 5 vị thủ tướng kiêm nhiệm chức bộ trưởng trước đó. Trước cuộc tổng tuyển cử, đảng VTB đề xuất các giảm quy mô lực lượng vũ trang, nhưng trong kế hoạch của đảng lại không nhắc tới việc có tiếp tục giảm số lượng sĩ quan cấp tướng hay không. Quyền lực của quân đội về mọi mặt trong xã hội và việc làm phát tướng là chủ đề luôn được quan tâm tại Thái Lan, nên chính trị của nước này bị ảnh hưởng và chi phối nhiều bởi giới quân sự kể từ khi đất nước chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang quân chủ lập hiến vào năm 1932.
Trong suốt 9 thập kỷ qua đã có trên dưới 20 cuộc đảo chính bởi các sĩ quan cấp tướng, cả thành công và thất bại. Dưới thời cựu thủ tướng Breaux, chính phủ đã cam kết cắt giảm số lượng tướng và có những động thái nhất định nhằm cải cách quân đội khi đối mặt với cáo buộc về vấn đề tham nhũng nội bộ và tình trạng lạm quyền trong quá trình tra vấn. Khoảng 1.000 sĩ quan cấp tướng đã bị cắt giảm 10% trong những năm qua và dự kiến sẽ chỉ còn 50% vào năm 2027.
Tuy nhiên, để đảm bảo các nhân vật chủ trốt của giới quân sự vẫn còn sự hiện diện khi chính phủ mới lên nắm quyền, ông Breaux đã hoàn tất việc cải tổ quân đội thường niên với danh sách 762 sĩ quan ngay trước khi ông Sreta gặp nhà vua để nhận sự phê chuẩn cho nội các mới của mình. Một trong những đề xuất khác của BTP là việc áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc mua bán vũ khí.
Thái Lan sẽ tái áp dụng hệ thống thương mại đối lưu, 3 tờ n căng tờ chết, đã từng được sử dụng dưới thời thạc xỉn, trong đó đảm bảo lượng hàng nhập khẩu có giá trị tương đương với lượng hàng xuất khẩu. Hợp đồng mua vũ khí nước ngoài đi cùng một đàn buộc rằng nước đó sẽ phải mua một lượng hàng, chủ yếu là nông sản, từ Thái Lan với giá trị tương đương. Quân đội sẽ phải tham vấn ý kiến của Bộ Thương mại về các kế hoạch mua sắm vũ khí trong tương lai nhằm đảm bảo các lợi ích kinh tế được đặt lên hàng đầu.
Ngoài ra, Bộ trưởng Putin đã xác nhận kế hoạch giảm ngay lập tức hàng ngạc nhiệm vụ quân sự và chuyển đổi sang hệ thống nhiệm vụ quân sự tự nguyện vào tháng 4 năm 2024. Trong những năm qua, hệ thống nhiệm vụ quân sự bắt buộc đã gây ra sự phẫn nộ trong xã hội khi xảy ra hành loạt vụ hành hạ và tra tấn các tân binh đến chết người, nhưng càng phẫn nộ hơn khi kẻ bạo hành được bao che nhằm bảo vệ uy tín của chính thể quân sự.
Các vụ việc này đã dấy lên yêu cầu chính phủ phải có những thay đổi đổi kịp thời nhằm đảm bảo quân đội cải cách hệ thống nhiệm vụ quân sự dựa trên cơ sở tự nguyện. Đồng thời có các biện pháp hạn chế sự lạm dụng quyền lực trong quân đội. Kế hoạch tái cơ cấu quân đội của chính quyền trước đây đã đặt mục tiêu giảm quy mô quân đội, cách giảm chi phí về nhân sự và trang thiết bị, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động để phù hợp với các sự kiện toàn cầu.
Tuy nhiên, các thay đổi vẫn còn là rất nhỏ và liên tục bị trì hoãn. Chính quyền mới của ông Shrektha tuy cam kết sẽ mang lại nhiều thay đổi đối với chính sách về quân đội, nhưng các yếu tố chính trị vẫn có thể đặt một dấu chấm hỏi cho tính khả thi của các cam kết này. Khi được hỏi về các cải cách quân sự, ông Shrektha đã gạt bỏ cách nói này mà thay bằng hợp tác phát triển cùng quân đội.
Giới quan sát bày tỏ quan ngại vì một sự thay đổi thực chất đòi hỏi phải gạt bỏ đi văn hóa miễn trừ tội và đảm bảo tính giải tình trách nhiệm của chính quyền. Một chủ đề nhạy cảm trong chính giới Thái Lan khác là về các vấn đề liên quan tới Hoàng gia. Ngoài cải cách quân sự, chính sự cam kết cải cách luật khiêu quân của đảng MFB đã khiến khối bảo thủ chống lại lý ta trên con đường trở thành thủ tướng.
Để có được sự tín nhiệm của các đảng bảo thủ vào liên minh của mình, đảng BTB đã phải cam kết sẽ không động tới mục 112 của bộ luật hình sự. Hay còn được gọi là luật khiêu quân. Luật này cho phép bỏ tù tối đa 15 năm đối với những đối tượng có hành vi phỉ bán Hoàng gia. Thực tế cho thấy luật này đã được sử dụng như một công cụ chính trị nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là những chỉ trích nhằm vào chế độ quân chủ.
Các cam kết mạnh bạo nhằm thay đổi các điều khoản của mục 112 của đảng MFB để giúp đảng này giành được sự ủng hộ đông đảo của cử tri trẻ, những người tin rằng luật khiêu quân không nên có chỗ đứng trong một quốc gia dân chủ. Tuy nhiên, xét từ vị thế chính trị khó khăn của BTP hiện nay thì chắc chắn chính quyền SRETA không thể tạo ra. Hoặc nói đúng hơn, không hề có nhu cầu phải suy tính cho bất kỳ sự thay đổi nào về luật khiêu quân trong thời gian tới.
Cải cách kinh tế Triển cộng tăng trưởng kinh tế của Thái Lan được dự đoán sẽ tiếp tục suy yếu đáng kể, chủ yếu do năng suất trở nên trì trệ sau đại dịch COVID-19. Theo số liệu từ Ngân hàng Thế Giới, tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp Total Factor Productivity, hay hiểu đơn giản là chỉ số đánh giá tính hiệu quả trong sử dụng vốn và lao động, đã giảm từ 3,6% mỗi năm vào đầu những năm 2000 xuống chỉ còn 1,3% trong giai đoạn 2009-2017.
Đầu tư tư nhân cũng giảm mạnh, từ trên 40% năm 1997 xuống còn 16,9% GDP năm 2019, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI, có dấu hiệu chậm lại. Đại dịch càng làm tình hình trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến suy thoái kinh tế với tăng trưởng âm 6,1% vào năm 2020. Sức ảnh hưởng của lần suy thoái kinh tế này còn lớn hơn đáng kể so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, 0,7% vào năm 2009, và chỉ đứng sau đợt suy thoái năm 1998, âm 7,6%.
Đứng trước vấn đề lớn về kinh tế, chính phủ mới đặt mục tiêu sẽ nâng tăng trưởng GDP hàng năm lên 5% vào năm 2024, thay cho mức được dự báo ban đầu là 3,4%. Để thể hiện quyết tâm này, ngoài chức danh thủ tướng, ông Stretta cũng kiêm nhiệm thêm vị trí Bộ trưởng Bộ Tài chính. Một trong những chính sách nổi bật để thực hiện hóa mục tiêu nâng tăng trưởng GDP mà đảng PTP muốn thực hiện vào tháng 5 năm sau là cung cấp 10,000 bạc, khoảng 6,8 triệu Việt Nam đồng, cho tất cả công dân Thái trên 16 tuổi thông qua ví kỹ thuộc số.
Nhờ vậy, 2,000 tỷ bạc sẽ được bổ sung cho nền kinh tế và 30 tỷ bạc thuế giá trị gia tăng, VAT, sẽ được thu từ việc mua hàng hóa và dịch vụ. Thông qua ví điện tử, chính phủ kỳ vọng đây sẽ là nền tảng cho nền kinh tế kỹ số của đất nước và tăng cường hiệu quả cũng như tính minh bạch trong hệ thống thanh toán của đất nước. Kế hoạch này ban đầu đề xuất sử dụng 560 tỷ bạc từ nguồn ngân sách quốc gia.
Để tài trợ cho kế hoạch kích cầu nền kinh tế của mình, chính phủ có thể sử dụng nguồn thu thuế trong năm tài chính 2024, hoặc chính phủ có thể đi vây với mức tối đa khoảng 1,58 nghìn tỷ bạc, nghĩa là nâng trần nợ công từ 61,15% lên 70% GDP. Tuy nhiên, sau khi đối mặt với nhiều chỉ trích, chính phủ ông Sreta đã phải hạn ngân sách cho kế hoạch này xuống còn 500 tỷ bạc, chỉ yếu là giảm số lượng đối tượng lược nhận hỗ trợ, từ 54 triệu xuống 50 triệu người Thái.
Ông này cũng phủ nhận đây là một chính sách dân túy, chính sách này không phải là nhằm giúp đỡ người nghèo mà là bơm tiền vào nền kinh tế, để người dân trở cùng giúp chính phủ vượt dậy nền kinh tế, đồng thời duy trì kỹ lực bằng xã hội. Chính phủ mới đề xuất tăng mức lương tối thiểu hàng ngày lên 600 bạc, từ mức 337 bạc hiện tại, nâng lương tối thiểu hàng tháng cho sinh viên tốt nghiệp đại học lên 25.000 bạc tháng, 17 triệu Việt Nam đồng, đảm bảo thu nhập của tất cả hữu gia đình đạt 20.000 bạc tháng, 13,6 triệu Việt Nam đồng, và tăng gấp 3 lần thu nhập trung bình của nông dân vào năm 2027.
Chính phủ cũng muốn giải quyết các vấn đề nợ hiện có như giảm gánh nặng nợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay giải cứu 1,4 triệu người khỏi cảnh vây nặng lãi hiện nay. Ngoài ra, chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu khôi phục lại ngành kinh tế mũi ngọn của đất nước là ngành du lịch. Ngành này hiện, một cách trực tiếp và gián tiếp, đóng góp khoảng 20% vào GDP của Thái Lan.
So với xuất khẩu, khoảng 60% GDP, thì ngành du lịch vẫn có nhiều chứng vọng khôi phục hơn vì ngành xuất khẩu phải đối mặt với nhu cầu toàn cầu giảm trong tương lai gần. Thông qua các biện pháp giảm phí cấp thị thực và miễn thị thực đối với một số quốc gia trọng điểm, Thái Lan kỳ vọng đưa mục tiêu đạt 40 triệu lượt khách du lịch quốc tế ngay trong năm 2024, tăng từ mức 28 triệu ước tính năm 2023 và trở lại mức lĩnh kỷ lục đạt được trước dịch COVID-19.
Từ đó tạo ra doanh thu khoảng 88 tỷ đô la Mỹ cho nền kinh tế. Chính sách ngoại giao Đối với các chính sách ngoại giao, chính phủ của ông Sreta lược cho rằng sẽ có những đường lối khác biệt nhất định so với chính sách đề xuất trước đó của đảng MFB. Trong khi ông Pita cứng trọng với Trung Quốc, thì chính phủ của đảng BTB sẵn sàng chào đón các thương vụ thương mại và đầu tư của Trung Quốc.
Một trong những cuộc gặp đầu tiên của ông Sreta với một nhà ngoại giao nước ngoài là với đại sứ Trung Quốc và chính phủ của ông đang đề xuất miễn thị thực nhập cảnh cho người Trung Quốc nhằm thúc đẩy du lịch và đầu tư. Các chính sách thân thiện với Trung Quốc này được ghi cho là sự hợp tác giữa BTB và các đảng quân đội trước đây thuộc chính phủ Great Australia. Một trong những nguyên nhân khiến Thái Lan hướng về Trung Quốc nhiều hơn trong 9 năm qua là bởi vì Hoa Kỳ đã không có một chính sách rõ ràng đối với khu vực, nhất là đối với Thái Lan.
Từ đó, tạo nên những áp lực rõ rạch với bất cứ thế lực nào muốn thay đổi quan hệ với Trung Quốc và đường lối đối ngoại cũ với Bắc Kinh nhiều khả năng cao sẽ vẫn được tiếp tục duy trì. Chính phủ Shrek tha khó có thể gây áp lực buộc lực lượng vũ trang Hoàng gia Thái Lan chấm dứt các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn với quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Tương tự, tuy chính phủ đã có động thái nhằm xuất tiến việc áp dụng hệ thống thương mại đối lưu cho các thương vụ mua bán vũ khí, nhưng sẽ vẫn rất khó có thể gây sức ép nhằm khiến quân đội ngừng mua vũ khí Trung Quốc, đặc biệt là hợp đồng mua tàu ngầm, cho dù được coi là thiếu cơ sở chiến lược. Lãnh đạo mới của Bộ Quốc phòng thông báo sẽ tìm giải pháp cho vấn đề tàu ngầm Trung Quốc trong thời gian sớm nhất, nhưng chưa cung cấp thêm một thông tin cụ thể nào.
Với đường lối quá thân Trung Quốc, có học giả cho rằng Thái Lan sẽ khó có thể khôi phục được vai trò lãnh đạo trong ASEAN, nơi các vấn đề liên quan tới Trung Quốc thường được đưa ra thảo luận. Tuy đây chỉ là một trong nhiều lý do khiến Thái Lan trông có vẻ xa cách với khu vực ASEAN, nhưng xu hướng của các chính sách đối ngoại trong khu vực được dự đoán khó có nhiều thay đổi dưới chính quyền mới.
Đối với vấn đề tại Myanmar, giữa ASEAN và Thái Lan còn tồn tại nhiều mất đồng. Trong khi các quốc gia khác đều ủng hộ đồng thuận năm điểm của ASEAN về Myanmar, Thái Lan vẫn phải cân nhắc nhiều vì các lợi ích riêng của mình. Là quốc gia láng giềng, Thái Lan đang gặp nhiều vấn đề về biên giới, người tị nạn và thương mại. Nước này sẽ là nơi sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất đối với bất kỳ sự thay đổi nào có thể xảy ra ở Myanmar.
Chính quyền Sreta coi vấn đề Myanmar là trọng tâm của chính sách đối ngoại và giới quan sát dự đoán rằng quan điểm về Myanmar cũng sẽ không có nhiều sự thay đổi so với chính quyền cũ. Hỏi nghi về triển vọng trong tương lai và mối quan hệ với Việt Nam. Các chính sách của chính quyền mới khiến nhiều người hỏi nghi về tính hiệu quả của nó. Không những các chính sách quá tham vọng về kinh tế, mà sự chi phối của quân đội trong quy trình quản trị nhà nước được cho rằng sẽ là bước cản lớn đối với một lãnh đạo có xuất thân ngoại đạo như ông Sreta.
Mặc dù chính sách phân phát 10.000 bạc qua ví điện tử nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng, các chuyên gia kinh tế cho rằng chính sách này chỉ có tác dụng kích cầu ngắn hàng và tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới lạm phát. Thay vào đó, chính phủ phải giải quyết nguyên nhân sâu xa dẫn tới bất bình đẳng xã hội bằng cách chi tiêu vào các phúc lợi xã hội. Với số tiền khủng lồ dự tính cho chính sách ví điện tử, các chuyên gia cũng cảnh báo thâm hụt ngân sách nghiêm trọng sẽ khiến Thái Lan khó trụ vững đối với bất kỳ cú sốc kinh tế nào trong tương lai.
Các chính sách nhằm nâng lương tối thiểu cho người lao động cũng vất vải những chỉ trích từ giới chuyên gia khi đây không được coi lại chất xuất tác giúp vượt dạy nền kinh tế. Các chuyên gia chỉ ra rằng chính việc nâng cao tay nghề và chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng được với nhu cầu của thị trường mới giúp cho nền kinh tế Thái Lan. Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan, FDI, cũng đã từng cảnh báo việc nâng lương mà không xét đến việc cải thiện năng suất lao động sẽ dẫn đến năng lực cạnh tranh và FDI của Thái Lan giảm.
Thậm chí nếu mức tăng quá cao sẽ tạo ra khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và sau cùng đây có thể lại chính là nguyên nhân khiến người lao động mất việc. Ngoài ra, việc liên minh với giới quân sự của đảng BTB là một trở ngại lớn đối với nội các của ông Freder. Có ý kiến cho rằng 314 ghế trong hạ viện của liên minh đảng BTB lãnh đạo không thể tạo một cơ sở đủ ổn định cho các quyết định mà BTB đề xuất trong tương lai.
Những khác biệt về chính sách, chẳng hạn như chính sách phi hình sự hóa cần xa có thể gây chia rẽ. Từ đó, ghế thủ tướng của ông Freder cũng có thể bị lung lây nếu như xuất hiện các bất đồng trên nghị trường. Hơn nữa, ông Freder còn phải đối mặt với nhiều cáo buộc về gian lận thuế trong các thương vụ trước đây khi ông còn là thương nhân. Các đối thủ chính trị có thể sử dụng các cáo buộc này để gây áp lực và tạo khó dễ cho ông trong tương lai 36.
Đối với vấn đề ngoại giao, mặc dù chưa có tuyên bố chính thức nào về các chính sách đối ngoại dưới chính quyền mới, Thái Lan được cho rằng sẽ tiếp tục duy trì đường lối đối ngoại không gây tổn hại tới lợi ích quốc gia của mình. Chính phủ Thái Lan sẽ lựa chọn không nghiêng quá về bất cứ phe nào và cố gắng duy trì quan hệ ngoại giao cân bằng, ổn định, đặc biệt đối với sự cạnh tranh của các cường quốc lớn trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ hay Hoa Kỳ.
Chính vì như vậy nên Thái Lan vẫn được coi là thành tố quan trọng mà các bên muốn lơi kéo đối với các vấn đề trong khu vực và toàn cầu. Do vậy, việc thay đổi từ chính quyền quân sự sang dân sự cũng sẽ không có nhiều ảnh hưởng lớn đối với mối quan hệ với Việt Nam. Về các mâu thuẫn quốc tế như tranh chấp tại Biển Đông hay tại khu vực tiểu vùng sông Mekong, nếu không có ảnh hưởng rõ rệt tới lợi ích của mình, Thái Lan có khả năng vẫn tiếp tục giữ thái độ trung dung với sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực.
Tuy nhiên, về lĩnh vực hợp tác kinh tế, chính phủ Thái Lan và Việt Nam vẫn đang thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai nước. Năm 2019 tổng kiêm ngạch thương mại hai chiều đạt 19 tỷ đô la Mỹ và hai nước đặt mục tiêu đưa con số này lên mức 25 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025. Nhân kỷ niệm 10 năm hai nước thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược vào năm nay, 2023, Thái Lan và Việt Nam thống nhất tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ kinh tế thông qua chiến lược ba kết nối, nhằm, 1.
Kết nối chuỗi cung ứng bổ sung giữa hai nước, 2. Kết nối kinh tế cơ sở, doanh nghiệp và địa phương, và 3. Kết nối các chiến lược tăng trưởng bền vững 37.