black friday sale

BLACK FRIDAY SALE

Premium Access 35% OFF

Get special offer
Home Page
cover of Cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ với các cường quốc: Ván cờ đầy thách thức
Cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ với các cường quốc: Ván cờ đầy thách thức

Cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ với các cường quốc: Ván cờ đầy thách thức

nghiencuuchienluocnghiencuuchienluoc

0 followers

00:00-23:06

Bản Chiến lược An ninh Quốc gia 2022 (NSS) được công bố vào tháng 10/2022. Theo đó, chính quyền của Tổng thống Joe Biden coi đây là cách Mỹ sẽ thúc đẩy các lợi ích sống còn và theo đuổi một thế giới tự do, cởi mở, thịnh vượng và an toàn. Theo Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, chiến lược này xuất phát từ tiền đề rằng hai thách thức chiến lược (cạnh tranh địa chính trị và các mối đe dọa xuyên quốc gia chung) có mối liên hệ chặt chẽ với nhau..

Podcastspeechfemale speechwoman speakingspeech synthesizernarration
31
Plays
0
Shares

Audio hosting, extended storage and much more

AI Mastering

Transcription

The main ideas from this information are about the National Security Strategy (NSS) and National Defense Strategy (NDS) of the United States in 2022. The NSS focuses on addressing the strategic challenges posed by Russia and China, emphasizing the need to counter their actions and support democratic values. The NDS outlines four main objectives, including protecting the country, countering threats from China, deterring strategic attacks, and building a joint force with allies. The US military presence around the world, particularly in Europe, has been increased in response to Russian aggression. The US defense budget is the highest in the world, and the country will continue to modernize its nuclear forces. The US is also strengthening alliances and partnerships to deter aggression. The information provides a comprehensive overview of the US military's current posture and future trends. Chiến lược an ninh quốc gia 2022 và Chiến lược quốc phòng 2022 của Mỹ. Bản Chiến lược an ninh quốc gia 2022, NSS, được công bố vào tháng 10 năm 2022. Theo đó, chính quyền của Tổng thống Joe Biden coi đây là cách Mỹ sẽ thúc đẩy các lợi ích sống còn và theo đuổi một thế giới tự do, cởi mở, thịnh vượng và an toàn. Theo cố vấn an ninh quốc gia Seth Sullivan, chiến lược này xuất phát từ tiền đề rằng hai thách thức chiến lược, cạnh tranh địa chính trị và các mối đe dọa xuyên quốc gia chung, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bản Chiến lược dài 48 trang nhấn mạnh về thách thức đến từ các chính sách đối ngoại theo chủ nghĩa xét lại và nền quản trị độc tài của một vài cường quốc, thay vì dùng lối nói bóng gió ám chỉ thường thấy trong các văn bản ngoại giao quan trọng. Bản chiến lược nhắc đích danh tới Nga và Trung Quốc là hai quốc gia có những hành vi đặt ra thách thức đối với hòa bình và ổn định quốc tế. So với các bản chiến lược khác của Mỹ như Chiến lược an ninh quốc gia 2017, công bố dưới thời cựu Tổng thống Trump và hướng dẫn Chiến lược an ninh quốc gia tạm thời 2021, thì bản chiến lược mới mang ngôn ngữ đối đầu với Nga nhiều hơn. Trong hai bản chiến lược trước, cả chính quyền Trump và Biden đều coi Nga là một cường quốc gây rối và gây bất ổn mà Mỹ phải duy trì đối thoại. Ở bản chiến lược mới thì Mỹ coi Nga là một quốc gia cực kỳ nguy hiểm, đặt ra mối đe dọa trực tiếp đối với hệ thống quốc tế tự do và cởi mở và mục tiêu chính sách của Mỹ là kiềm chế Moskva. Bên cạnh việc đối đầu và kiềm chế Nga, một mục tiêu khác không kém quan trọng là hỗ trợ Ukraine đảo ngược hành động gây hứng của Nga. Nếu so sánh mức độ quan trọng của vấn đề chiến sự tại Ukraine đối với Mỹ, có thể thấy từ Ukraine chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong bản chiến lược 2017 từ thời Trump, nhưng từ này xuất hiện 32 lần trong chiến lược 2022 của Biden. Các mục tiêu của Mỹ cũng nhấn mạnh hơn về việc ủng hộ các nền dân chủ trong khu vực. Trong khi báo cáo 68 trang của Trump chỉ đề cập đến từ dân chủ 6 lần thì báo cáo của Biden đề cập đến từ này 38 lần trong một tài liệu ngắn hơn nhiều. Thông điệp rõ ràng được đưa ra là mức độ hỗ trợ của Mỹ sẽ tương đương với sự phát triển dân chủ của các quốc gia. Đối với Trung Quốc, bản chiến lược thừa nhận rằng nước này là thách thức địa chính trị nghiêm trọng nhất đối với Mỹ. Nó nhận định Nga và Trung Quốc đặt ra những thách thức khác nhau. Trong khi Nga coi thường các luật cơ bản của trực tự quốc tế ngày nay một cách liều lĩnh, thì Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh duy nhất có cả ý định định hình lại trực tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thúc đẩy mục tiêu đó. Hai tuần sau khi công bố chiến lược NSS, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố Chiến lược Quốc phòng Quốc gia 2022, NDS, vào ngày 27 tháng 10 năm 2022, trong đó tái khẳng định những ưu tiên mà NSS nhấn mạnh trước đó. Chiến lược NDS xác định bốn mục tiêu chính, bao gồm bảo vệ đất nước, ứng phó với mối đe dọa phức tạp từ Trung Quốc, răn đe các cuộc tấn công chiến lược nhằm vào Mỹ, đồng minh và đối tác, răn đe các hành động gây hấn từ Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và từ Nga ở châu Âu, và xây dựng một lực lượng liên quân cùng với hệ sinh thái quốc phòng. Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi phải, một, tăng cường năng lực răn đe tích hợp, hai, năng cao khả năng tác chiến và, ba, xây dựng lợi thế lâu dài. Các biện pháp răn đe tích hợp lần đầu tiên chính thức được cụ thể hóa dưới thời Tổng thống Biden. Bộ Quốc phòng Mỹ sẵn sàng sử dụng các biện pháp răn đe tích hợp để làm cho đối thủ hiểu rõ hậu quả của hành vi gây hấn. Đây không phải là một khái niệm mới, mà thực chất là biện pháp chủ đạo trong chính sách quốc phòng của Mỹ kể từ thời kỳ chiến tranh lạnh. Bên cạnh các biện pháp truyền thống như gây sức ép về kinh tế và chính trị, răn đe tích hợp đề cập tới các biện pháp trừng phạt kinh tế, kiểm soát xuất khẩu, ngoại giao và thông tin. Chiến lược quốc phòng mới cũng cho thấy Mỹ sẽ không cam kết với chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân và để ngỏ khả năng triển khai loại vũ khí này trong tình huống cấp thiết nhằm bảo vệ lợi ích sống còn của Mỹ cùng các đồng minh và đối tác. Mỹ sẽ nỗ lực tiếp tục hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của mình và sử dụng nó như một điểm tựa cuối cùng để tăng cường khả năng răn đe chiến lược. Ví dụ điển hình là, trong năm tài khoá 2023, Mỹ sử dụng 34 tỷ đô la Mỹ để duy trì và hiện đại hóa lực lượng này. Ngân sách cũng sẽ dùng 56 tỷ đô la Mỹ cho các hệ thống và nền tảng không quân. 40 tỷ đô la Mỹ để duy trì sự thống trị trên biển của Mỹ và 13 tỷ đô la Mỹ để hiện đại hóa lực lượng lục quân. Ngoài ra, Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với mạng lưới đồng minh và đối tác trên khắp thế giới để ngăn chặn các hành vi gây hấn. Ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, điều đó thể hiện rõ ràng với thỏa thuận giữa Australia, Anh và Mỹ, AUKUS, và trong thỏa thuận hợp tác ba bên với Nhật Bản và Hàn Quốc. Còn ở khu vực Đại Tây Dương, các mối quan hệ đối tác hỗ trợ các nỗ lực răn đe tích hợp bao gồm NATO và nhóm liên lạc phòng thủ Ukraine mới được thành lập gần đây. Giúp hỗ trợ các mục tiêu tự vệ của Ukraine. Tình hình bố trí lực lượng của Mỹ trên toàn cầu Để có một cái nhìn khách quan hơn về quan điểm quân sự của Mỹ trong thời gian sắp tới, trước hết phải tìm hiểu về tình hình bố trí lực lượng trên toàn cầu hiện ngay của nước này. Theo số liệu của Văn phòng Bộ Quốc phòng Mỹ, tính tới thời điểm tháng 9 năm 2022, Mỹ hiện có khoảng 1,3 triệu quân nhân tại ngũ. Trong số đó có 171.736, tương đương 13%, quân nhân đồn trú tại nước ngoài, một sự thay đổi nhỏ từ 172.881 vào năm 2021. Tuy nhiên nếu nhìn vào bức tranh toàn cảnh từ khi xung đột tại Trung Đông bùng nổ từ đầu những năm 2000, số lượng quân tại nước ngoài đã giảm hơn một nửa. Chủ yếu sự sụt giảm này đến từ động thái rút quân của Mỹ ra khỏi khu vực Trung Đông. Một vài ví dụ cụ thể có thể nêu ra như Mỹ đã giảm số lượng quân nhân của mình tại Iraq từ 170.000 quân năm 2007 xuống chỉ còn 149.000 quân năm 2022, và đã rút toàn bộ số quân của mình tại Afghanistan từ đỉnh điểm 110.000 quân đồn trú vào năm 2011. Cũng theo số liệu này, hiện nay số quân Mỹ tập trung chủ yếu tại khu vực Đông Á Thái Bình Dương với gần một nửa số binh sĩ đồn trú tại nước ngoài ở các căn cứ quân sự ở Nhật Bản, 53.973, và Hàn Quốc, 25.372. Châu Âu đứng vị trí thứ hai với Đức, 35.781, Italya, 12.432, và Anh, 9.840. Có thể thấy, sự bố trí quân lực hiện tại của Mỹ là kết quả của một lạc sự kiện trong quá khứ. Cả Nhật Bản và Đức đều bị quân đồng minh chiếm đóng và được hỗ trợ tái thiết đất nước sau Thế chiến thứ hai. Sau này, cả hai khu vực trên đều đóng vai trò quan trọng trên bàn cờ địa chính trị với nhiều xung đột nảy sinh từ cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô trong chiến tranh lạnh. Đối với chi tiêu dành cho quốc phòng, Mỹ đứng thứ đầu thế giới với tổng chi 877 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022. Công số này lớn hơn rất nhiều so với các quốc gia đứng kế sau, và lớn gấp 3 lần Trung Quốc dù cho nước này đã gia tăng ngân sách gấp 13 lần trong giai đoạn 2000-2020, từ 22 tỷ đô la Mỹ lên 292 tỷ đô la Mỹ. Chỉ riêng trong 20 năm qua, Mỹ đã chi 8000 tỷ đô la Mỹ cho cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Cuộc chiến ở Afghanistan tiêu tốn 2,3 nghìn tỷ đô la Mỹ. Các cuộc chiến ở Iraq và Syria đã tốn 2,1 nghìn tỷ đô la Mỹ, và 355 tỷ đô la Mỹ được chi cho các cuộc chiến khác. Số tiền còn lại bao gồm hơn 1 tỷ đô la Mỹ tiền lãi trả cho số tiền khổng lồ được vay để tài trợ cho chiến tranh cũng như hơn 2,2 tỷ đô la Mỹ cho nghĩa vụ chăm sóc cựu chiến binh trong 30 năm tới. Điều này có nghĩa là ngay cả sau khi Mỹ rời khỏi Afghanistan, nước này vẫn sẽ tiếp tục chi trả cho các cuộc chiến trong nhiều năm tới. Xu hướng bố trí lực lượng trong giai đoạn sắp tới Khu vực châu Âu Ngay sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine vào đầu năm 2022, Mỹ đã lập tức điều thêm hơn 20.000 quân tới châu Âu. Phần lớn số quân này thuộc diện lương chuyển, on rotation, nghĩa là được điều chuyển tạm thời tới một khu vực trong một khoảng thời gian nhất định. Các binh lính được lần lượt điều chuyển tới các quốc gia giáp Ukraine như 10.000 quân lương chuyển được điều tới Bà Lan và 3.000 quân lương chuyển tới Romania. Các quốc gia thuộc khu vực giáp biển ban tích như Estonia, Latvia và Litva cũng được Mỹ bổ sung thêm lực lượng binh sĩ đáng kể so với trước. Cộng với cả số quân tại ngũ vốn đã được bố trí tại các căn cứ, tổng số quân của Mỹ đang hiện diện tại châu Âu lên tới hơn 100.000 người. Lần gần đây nhất mà sự hiện diện của quân đội Mỹ tại khu vực lên tới con số này là vào năm 2005 trong những năm đầu của cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Việc điều động quân đội tới châu Âu hay việc Mỹ củng cố lực lượng tại khu vực này không phải là chuyện mới được tính đến. Thực chất từ 2014, sau khi Nga sắp nhập Crimea, Mỹ dần bắt đầu xây dựng lại thế trận lực lượng của mình ở châu Âu bằng cách tăng cường triển khai quân đội lương chuyển như các lữ đoàn xe tăng và các đơn vị khác tập trung vào củng cố sườn phía đông của NATO. Vì đã có những dự tính cho một kịch bản bất ổn tại Đông Âu nên thay vì di chuyển ồ ạc số lượng lính tới khu vực này, số lượng 100.000 quân vẫn được duy trì không đổi kể tháng 2 năm 2022. Nhằm tăng cường tính răng đe, khối NATO cũng đã thông qua kế hoạch phòng thủ mới của mình, cam kết 300.000 quân đang trong trạng thái sẵn sàng cao độ, cùng với sự hỗ trợ bởi không quân và hải quân cũng như các trạm tác chiến đa quốc gia từ Estonia đến tận Romania và Bulgaria. Là một thành viên quan trọng của NATO, Mỹ được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò lớn hơn nữa, đặc biệt đối với sự hiện diện tại khu vực. Tháng 7 năm 2023, Tổng thống Joe Biden đã ký xác lệnh cho phép Bộ Tư lệnh Mỹ ở châu Âu, EUCOM, huy động 3.000 quân dự bị tới các khu vực thuộc sườn phía đông của khối NATO. Lầu 5 góc lý giải xác lệnh này không chỉ đơn giản gửi 3.000 quân tới châu Âu, mà còn cho phép EUCOM huy động lực lượng dự bị nếu họ quyết định là cần thiết. Theo đánh giá của Giám đốc Tác chiến của Bộ Tham mưu Liên quân Trung tướng Douglas Sims, lực lượng dự bị thích hợp hơn các binh đồn trú nơi sở tại đối với một vài nhiệm vụ cụ thể. Ông Biden trong thư gửi tới Quốc hội thông báo về xác lệnh của mình, trong đó nhấn mạnh các lực lượng thành phần dự bị này nhằm tăng cường lực lượng tại ngũ, nhằm nâng cao khả năng của Mỹ trong việc duy trì mức độ hiện diện và hoạt động cao độ của mình. Khu vực Đông Á Thái Bình Dương Kể từ khi chính quyền Obama công bố kế hoạch xoay trục sang châu Á vào tháng 11 năm 2011, nhiều nghi vấn đã được đặt ra cho chính sách đối ngoại và chiến lược của Mỹ. Một sự xoay trục được suy đoán có thể đồng nghĩa với sự suy yếu của mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và NATO, hay việc gia tăng bất ổn ở Trung Đông và mối lo ngại về căng thẳng cực điểm với Trung Quốc. Tuy nhiên, có nhiều chuyên gia khẳng định rằng đây vốn là đường lối đối ngoại, chính sách an ninh và kinh tế của Mỹ trong hai thập kỷ vừa qua. Sự xoay trục này là cần thiết để giải quyết các vấn đề hiện ngay tại khu vực và mối đe dọa tiềm ẩn từ Trung Quốc. Nhật Bản và Hàn Quốc đóng vai trò thiết yếu trong kế hoạch xoay trục của Mỹ. Xuất phát từ những hiệp ước phòng thủ chung từ trước, Mỹ đã và đang sử dụng các căn cứ tại hai nước này để tăng cường sự hiện diện của mình tại khu vực. Chính quyền các quốc gia này cũng bày tỏ sự hoan nghênh đối với quân đội đồn trú Mỹ trên lãnh thổ của mình. Năm 2022, Quốc hội Nhật Bản đã phê chuẩn thỏa thuận chi 8 tỷ đô la Mỹ để hỗ trợ binh sĩ Mỹ đồn trú tại đây tới năm 2027. Đây là động thái của nước này sau khi đã có những thay đổi về chiến lược an ninh quốc gia trước các mối đe dọa từ Trung Quốc, Triều Tiên và bây giờ là Nga. Tuy vậy, không phải Mỹ không gặp những khó khăn khi duy trì sự hiện diện tại quốc gia này. Đặc biệt, vào năm 2016 Mỹ vấp vào cuộc phản đối lớn nhất trong vài thập kỷ gần đây từ người dân tại căn cứ quan trọng nhất của mình tại Okinawa, khoảng 70% tổng số quân đồn trú tại Nhật. Từ nguồn dữ liệu của Allen và Cộng sự, 2021, số lượng binh lính đồn trú của Mỹ tại Nhật Bản giảm độc ngột từ 55.727 năm 2015 xuống 38.818 năm 2016. Tuy nhiên tới nay số lượng binh lính đã tăng về mức cũ. Có thể thấy vị trí và tầm quan trọng của căn cứ tại Nhật Bản vẫn đặt Mỹ vào các quyết định có thể gây tranh cãi để duy trì sự hiện diện của mình tại đây. Đối với Hàn Quốc, các vụ thử tên lửa của Triều Tiên vẫn là một trong những vấn đề đe dọa nhất tới an ninh của đất nước. Mỹ cũng đặc biệt quan tâm tới tình hình tại bán đảo này khi Triều Tiên khẳng định tên lửa của mình có tầm bắn tới lãnh thổ đất liền của Mỹ. Chỉ tính riêng năm 2022, Triều Tiên đã phóng 70 tên lửa và phần nhiều được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân. Vào tháng 1 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố sẽ điều động thêm nhiều vũ khí tiên tiến như máy bay chiến đấu và máy bay ném bom tới bán đảo Triều Tiên như một hình thức răng đe. Cuối tháng 8 năm 2023, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã tổ chức một cuộc tập trận quân sự chung quy mô lớn, mà theo phía quân đội Nhật Bản là để cải thiện khả năng chiến thuật và khả năng phản ứng chung để phòng thủ tên lửa đạn đạo. Việc Triều Tiên có thể cung cấp đạn dừa cho Nga tại chiến trường Ukraine cũng khiến Mỹ lo ngại. Vì vậy, sau chuyến thăm Nga của Kim Jong-un, Mỹ đã điều tàu sân bay USS Ronald Reagan tới Busan ở phía nam Hàn Quốc để thể hiện sự hiện diện thường xuyên của mình tại bán đảo Triều Tiên. Đài Loan cũng đang trở một diễm nóng trong khu vực khi Trung Quốc đang ngày tràn tạo nhiều áp lực cho hòn đảo này. Vào tháng 8 năm 2022, Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự lớn nhất từ trước đến nay quanh Đài Loan, bao gồm cả việc phóng tên lửa qua hòn đảo này, sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc đó là bà Nancy Pelosi đến thăm Đài Bắc. Mặc dù không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan và Mỹ tái khẳng định quan điểm không công nhận độc lập của hòn đảo trong bản chiến lược an ninh 2022, nhưng Mỹ vẫn là nước ủng hộ Đài Loan nhất trên bình diện quốc tế, cũng như là nhà cung cấp vũ khí chính cho hòn đảo. Hiện tại Mỹ không có bất cứ một căn cứ quân sự nào tại Đài Loan kể từ năm 1979. Việc Mỹ có thực sự can dự vào nếu có hành động quân sự của Trung Quốc vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ, dù cho Tổng thống Mỹ Joe Biden đã từng nói rằng nước Mỹ có thể ít nhất sẽ bảo vệ Đài Loan. Tổng thống Thấy Anh Văn nhấn mạnh trong chuyến thăm của các nhà lập pháp Mỹ tới Đài Loan, Đài Loan đang tích cực thúc đẩy hợp tác chặt chẽ với Mỹ và các quốc gia thân thiện khác để đối phó với chủ nghĩa bành trướng chuyên chế. Trước mắt, Mỹ có kế hoạch tăng hiện diện của mình tại hòn đảo lên khoảng 100 đến 200 quân nhân, từ khoảng 23 quân đang đóng tại đây, với mục đích chính là huấn luyện tập trung vào chiến thuật và hệ thống vũ khí. Tương tự, Đài Loan cũng có kế hoạch gửi ít nhất 500 tới Mỹ để tham gia huấn luyện chiến đấu. Một đồng minh khác của Mỹ là Philippines gần đây cũng có động thái nhằm nối đầu với Trung Quốc. Cụ thể, Philippines cho phép lực lượng Mỹ đóng quân tại 4 căn cứ mới tại nước này, trong đó có 3 căn cứ tại đảo Lujon nằm sát Đài Loan và 1 căn cứ tại tỉnh Palawan ở gần Biển Đông. Tổng cộng, Mỹ sẽ có quyền sử dụng 9 căn cứ trên khắp lãnh thổ Philippines. Tuy rằng thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường, EDCA, không cho phép quân đội Mỹ đồn trú lâu dài tại các căn cứ quân sự này, nhưng việc các lực lượng lương chuyển trong tình huống khẩn cấp có thể sử dụng sẽ nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu của khu vực đối với bất cứ xung đột nào. Sau khi công bố quyết định này, Mỹ và Philippines đã tổ chức một cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử giữa hai nước với tổng số 17.000 quân. Rõ ràng, Tổng thống mới của Philippines Ferdinand Marcos Giró cho thấy một thái độ đối địch hơn so với người tiền nhiệm khi nối lại quan hệ quốc phòng trong việc tái tổ chức các cuộc diễn tập với Mỹ. Ngày 7 tháng 10 năm 2023, cả thế giới bị bất ngờ với cuộc tấn công của Hamas từ giải Gaza vào lãnh thổ Israel. Nhóm này đã bí mật xây dựng kế hoạch và hành động thành công qua mắt lượt tình báo Israel và Mỹ. Ngay trong đợt tấn công này, có đến ít nhất 27 công dân Mỹ đã tử vong và 14 người khác vẫn đang mất tích. Tuy vậy, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, NSC, John Kirby cho biết quân đội Mỹ sẽ không tham gia vào cuộc giao tranh này vì lý do là Israel không muốn Mỹ can thiệp. Mặc dù không có kế hoạch can dự trực tiếp vào cuộc giao tranh, nhưng quân đội Mỹ đã ngay lập tức ra lệnh tái bố trí một số khí tài của mình đến khu vực. Mỹ cử tàu sân bay USS Zero-R, pho cùng các tàu khu trục hộ tống tới phía đông dị Trung Hải, gần với khu vực giao tranh. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cũng đã ra lệnh cho không quân Mỹ triển khai thêm các phi đội máy bay chiến đấu F-35, F-15, F-16 và A-10 tới các căn cứ trong khu vực. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ cung cấp thêm các trang thiết bị vật tư quân sự và bổ sung kho tên lửa cho hệ thống phòng không vòng sát của Israel. Các động thái này của Mỹ được cho là sự thể hiện thái độ ủng hộ đồng minh của mình, nhằm tăng cường giám sát trong khu vực và ngăn chặn kịp thời các lực tiếp tế vũ khí cho Hamas. Hiện phần lớn lực lượng của Mỹ tại Trung Đông tập trung tại Vịnh Ba Tư với các căn cứ tại Brahain, 3.698 quân vào chính trên 2022, và Kuwait, 714 quân vào chính trên 2022. So với các quốc gia này, số quân Mỹ đồn trú tại Israel chỉ võn vẹn 113 người. Tới ngày 16 tháng 10, Mỹ tuyên bố sẽ chuẩn bị bố trí 2.000 binh sĩ tới Israel với nhiệm vụ tư vấn và hỗ trợ y tế. Số binh sĩ này sẽ không phục vụ với vai trò chiến đấu. Hiện chưa rõ Mỹ sẽ lấy số quân này từ đâu. Nhưng rất có thể từ các căn cứ của mình tại châu Âu và ngay trong khu vực Trung Đông. Việc Mỹ trực tiếp tham chiến vào sẽ mang lại rất nhiều bất ổn đối với khu vực Trung Đông, đặc biệt sau nhiều năm nước này cố gắng hành gắn lại các mối bất hòa tại khu vực. Mỹ chắc chắn sẽ phải cân nhắc rất kỹ mọi quyết định đưa ra để tránh gia tăng căng thẳng tại đây. Một cuộc chiến chống lại nhóm Hamas cùng Israel có thể đồng nghĩa với một cuộc chiến dài dẫn với các bên ủng hộ Hamas như Hezbollah tại Liban hay cả Iran. Cả Bắc Kinh và Moscow cũng củng cố lập trường ủng hộ Hamas và lên án các hoạt động ném bom của Israel tại Gaia. Trung Quốc cho rằng chiến dịch phản công của Israel đã đi quá phạm vi tự vệ, trong khi Nga ví cuộc bao vây Gaia của quân đội Israel không khác gì những gì quân fascist Đức đã làm tại Leningrad. Sau tất cả, khu vực Trung Đông lại trở thành một mặt trận gián tiếp của các cường quốc khi các căng thẳng dị chính trị ngày leo thang và sự đối đầu ngày càng gia tăng giữa các quốc gia từ thời chiến tranh lạnh. Tất nhiên Mỹ không muốn vướng vào một loạt rắc rối khác sau tất cả nỗ lực rút quân khỏi khu vực này thời gian vừa qua. Thách thức và cục diện tương lai. Trước mắt có thể thấy Mỹ đã triển khai các hoạt động quân sự và đẩy mạnh phối hợp với đồng minh, đối tác đúng theo như những gì đã công bố trong chiến lược an ninh và chiến lược quốc phòng của mình. Việc gia tăng sự hiện diện của Mỹ tại các điểm nóng trên thế giới và các hoạt động quân sự nhằm củng cố khả năng hiệp đồng tác chiến với các đồng minh đã giúp Mỹ lấy lại được sự tin tưởng, sau một thời gian Mỹ thực hiện quan điểm nước Mỹ trên hết dưới thời Trump. Với các diễn biến tại khu vực châu Âu và châu Á và mới nhất là tại Trung Đông. Mỹ đang đứng trước nhiều thách thức to lớn kể từ sau thời kỳ chiến tranh lạnh. Việc dồn trọng tâm và ưu tiên tới khu vực Đông Âu và Đông Á, đồng thời không còn chú trọng tới khu vực Trung Đông thực sự đã đưa Mỹ vào một thế khó khi khu vực này lại liên tiếp xảy ra các bất ổn. Nhiều lãnh đạo của các quốc gia Ả Rập cho rằng chính sự phớt lờ các vấn đề cối lõi còn tồn động tại khu vực đã khiến Mỹ phải trả giá cho chính sách của mình. Vậy liệu Mỹ có thể duy trì sự cam kết và mức độ hiện diện ở tất cả các khu vực bất ổn trên toàn cầu? Theo cố vấn an ninh quốc gia Sheikh Suleyman, Mỹ hoàn toàn có khả năng hỗ trợ Ukraine ở châu Âu, các đồng minh Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Israel cùng lúc. Ngoài việc bác bỏ quan điểm cho rằng Mỹ không thể ủng hộ các khu vực trên, ông cũng nhấn mạnh Mỹ cần phải hành động ngay bây giờ, thay vì phải trả giá đắt sau này. Về vấn đề cung ứng các vật tư quốc phòng, cố vấn cao cấp chương trình an ninh quốc tế của CSIS Mark Kanikan cho hay chiến sự tại Israel không cần tới những trang thiết bị mà Mỹ đang cung cấp cho Ukraine và Đài Loan hiện ngay, nên điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ không ngừng các hoạt động của mình tại châu Âu cho dù nếu cuộc chiến tại Gaia có kéo dài. Dù vậy, sự căng dự này của Mỹ cũng dấy lên nhiều chỉ trích trong nội bộ của mình, đặc biệt từ cánh hữu trong cuộc diện chính trị tại nước này. Nhiều chính trị gia thuộc Đảng Cộng Hòa phản đối chi tiêu quân sự quá mức và các chính sách viện trợ hào phóng của Mỹ trước mối lo ngại rằng nước Mỹ đang đứng trên bờ vực phá sản. Tính tới tháng 7 năm 2023, chỉ riêng cuộc chiến tại Ukraine đã trực tiếp tiêu tốn của Mỹ 69,5 tỷ đô la Mỹ, bao gồm cả viện trợ quân sự. Nhân đạo và kinh, chi phí này sẽ tiếp tục gia tăng khi các cuộc giao tranh giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu kết thúc. Trong một động thái mới nhất, chính quyền Biden đã sẵn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ đô la Mỹ để hỗ trợ Israel, Ukraine và các ưu tiên an ninh khác. Tuy nhiên, hiện sự bất đồng ý kiến của các hạ nghị sĩ và việc chưa bầu được tân chủ tịch hạ viện có thể ngăn cản bất cứ khoản viện trợ mới nào. Trước đó Lầu Năm Góc đã cảnh báo nguồn viện trợ tài chính cho Kiev đang cạnh kiệt rất nhanh. Mỹ hiện chỉ có số vũ khí và trang thiết bị trị giá 5,4 còn lại trong kho dự trữ của mình, đồng thời cũng tiết lộ nguồn tài chính chỉ còn 1,6 tỷ đô la Mỹ trong gói 25,9 tỷ đô la Mỹ mà Quốc hội Mỹ trước đó thông qua. Cơ quan này bày tỏ lo ngại nếu không có nguồn tài trợ bổ sung, Mỹ sẽ phải trì hoãn hoặc cắt giảm vũ khí phòng không, đạn dược, máy bay không người lái cũng như các thiết bị phá hủy vốn quan trọng và cấp bách hiện nay khi Nga chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công mùa. Vốn dĩ các vấn đề phức tạp với Nga và Trung Quốc đã đặt Mỹ vào thế phải cân đo đông đếm về việc bố trí lực lượng của mình cho từng khu vực. Nay các nhà hoạch định chiến lược của Mỹ lại phải đau đầu khi phải cân nhắc làm sao vừa có thể cân bằng các lợi ích của mình vừa phải đảm bảo an ninh cho các đồng minh như một người giữ gìn cục diện thế giới. Câu hỏi đặt ra hiện nay là trong ván cờ quân sự này Mỹ sẽ sử dụng các nước đi nào tiếp theo để vừa phục vụ các ưu tiên quốc nội vừa để giải quyết các vấn đề quốc tế?

Listen Next

Other Creators