black friday sale

Big christmas sale

Premium Access 35% OFF

Home Page
cover of Ảnh hưởng của Mỹ tại các quốc gia Đông Nam Á hải đảo hiện nay
Ảnh hưởng của Mỹ tại các quốc gia Đông Nam Á hải đảo hiện nay

Ảnh hưởng của Mỹ tại các quốc gia Đông Nam Á hải đảo hiện nay

nghiencuuchienluocnghiencuuchienluoc

0 followers

00:00-20:16

Để thực hiện chiến lược kiềm chế Bắc Kinh, Washington đã, đang và sẽ tiếp tục có những nỗ lực duy trì tầm ảnh hưởng tại các nước Đông Nam Á hải đảo và biến nơi này thành “bàn đạp” cho tham vọng ngăn chặn đà trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực. Vậy tầm ảnh hưởng của Mỹ với các quốc gia Đông Nam Á hải đảo hiện nay được biểu hiện như thế nào? Điều đó đang tác động như thế nào đối với khu vực này?

PodcastASEANDong Nam A hai daoUS - ChinaVietnam

Audio hosting, extended storage and much more

AI Mastering

Transcription

Southeast Asia consists of island nations like Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Timor-Leste, and the Philippines. These countries are strategically located, connecting the Indian and Pacific Oceans. The US prioritizes these island nations in its overall strategy for the Indo-Pacific region to increase its influence and counter China's rise. The US has strong relationships with the Philippines, Singapore, Indonesia, Malaysia, and Brunei, using diplomacy and military cooperation to maintain its influence. These countries play an important role in trade, investment, and regional security. The US aims to balance its relationships with these countries to counter China's influence and maintain its own position in the region. After the COVID-19 pandemic, these island nations are recovering and facing challenges from the increasing influence competition between the US and China, threatening their development. They are seeking a balance to leverage external resources for economic recover Đông Nam Á hải đảo bao gồm các quốc gia Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Timor-Leste và Philippines. Các quốc gia này nằm ở vị trí địa chiến lược kết nối hai đại dương Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Đối với Mỹ, các nước Đông Nam Á hải đảo luôn được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chiến lược Ấn Độ Dương, Thái, Bình Dương tự do và rộng mở nói chung và tham vọng gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á nói riêng. Đây là điều tương phản với Đông Nam Á lục địa, có thể được hiểu là tiểu vùng sông Mekong, nơi đối thủ của Mỹ là Trung Quốc vẫn đang chiếm ưu thế về tầm ảnh hưởng. Để thực hiện chiến lược kiềm chế Bắc Kinh, Washington đã, đang và sẽ tiếp tục có những nỗ lực duy trì tầm ảnh hưởng tại các nước Đông Nam Á hải đảo và biến nơi này thành bàn đạp cho tham vọng ngăn chặn đà trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực. Vậy tầm ảnh hưởng của Mỹ với các quốc gia Đông Nam Á hải đảo hiện nay được biểu hiện như thế nào? Điều đó đang tác động như thế nào đối với khu vực này? Hiện trạng quan hệ của Mỹ với các quốc gia Đông Nam Á hải đảo Philippines là một quần đảo được tạo thành từ 7.107 hoàn đảo, nằm ở vị trí giao thoa giữa Biển Đông và Thái Bình Dương tạo cơ hội cho thương mại quốc tế, vận chuyển hạng hải, đầu tư trong khu vực và còn là cửa ngõ quan trọng của Mỹ và các nước phương Tây vào khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Mỹ và Philippines từ lâu đã có mối quan hệ sâu sắc. Tại nước Mỹ có hơn 4 triệu người gốc Philippines, trong khi đó có gần 300.000 công dân Mỹ cư trú tại Philippines, người Philippines nổi tiếng thân Mỹ. Philippines là quốc gia nằm trong nhóm đồng minh mà Mỹ thành lập ở châu Á-Thái Bình Dương cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và cũng là một gũi nhọn trong chính sách mở rộng ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực này. Mặc dù dưới thời Tổng thống Duterte, mối quan hệ dường như giã nứt do những chính sách tách rời liên minh của Philippines, tuy nhiên mối quan hệ gắn bó hơn 70 năm, kể từ khi hai nước ký hiệp ước phòng thủ chung và sự gắn bó về mặt xã hội đã tạo ra những lợi ích giàn bục thắt chặt mối quan hệ của hai quốc gia. Singapore nằm ở vị trí giao lộ của các tuyến đường thương mại quan trọng giữa các châu Lục và khu vực, là một trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu. Singapore thành công trong việc chuyển mình từ một quốc đảo nhỏ bé với nhiều hạn chế về diện tích, dân số, tài nguyên thiên nhiên để hóa rồng và nâng cao vị thế trong khu vực nói riêng và trên trường quốc tế nói chung. Singapore đã cất cánh thần kỳ trở thành một trong những quốc gia phát triển hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á với mức thu nhập bình quân đầu người cao, là trung tâm tài chính dịch vụ, thương cảng của thế giới. Trong những năm qua, Singapore vận dụng chiến lược ngoại giao mềm dẻo, đã thực hiện được chính sách vây mượn sức mạnh quân sự, chính trị của Mỹ để làm tiền đề cho sự phát triển vũ bão như hiện tại. Còn đối với Mỹ, Singapore là một trong những con rồng châu Á giúp Mỹ có được vị thế vững chắc hơn, có khả năng thắng thế trong cuộc cạnh tranh Trung Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cũng giống như tham vọng đặt cân cứ quân sự của mình tại Philippines, thậm chí Singapore còn quan trọng hơn với Mỹ ở khế cạnh về hợp tác quốc phòng song phương trong những thập kỷ gần đây, để triển khai quân sự trong khu vực. Indonesia là một quốc gia cuồn đảo nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở một vị trí chiến lược dọc theo các đường viện lớn kết đối Đông Á, Nam Á và châu Đại Dương. Indonesia là nền dân chủ lớn thứ ba thế giới, quốc gia có đa số dân theo đạo hồi, nền kinh tế lớn thứ bảy tính theo sức mua và là nước dẫn đầu trong ASEAN. Indonesia giáp Biển Đông, nơi có các tuyến đường biển nội nhịp nhất thế giới lượng hàng hóa trị giá hơn 5.000 tỷ đô la Mỹ và có tới 50% tàu trở giàu của thế giới đi qua Biển Đông mỗi năm. Indonesia là một đối tác quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương của Mỹ. Dưới thời chính quyền Obama, quan hệ Indonesia-Mỹ đang ở thời kỳ vàng son. Mối quan hệ này được tạo điều kiện thuận lợi nhờ tầm nhìn của chính phủ Indonesia trong việc trở thành niềm tựa hàng hải toàn cầu và sự tái cân bằng của Hoa Kỳ sang châu Á. Tuy nhiên, sang nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump, mối quan hệ giữa Mỹ và Indonesia có dấu hiệu đít gãy và không có bước tiến nào đáng chú ý. Đến chính quyền của Tổng thống Joe Biden, ông đã và đang thực hiện các bước để đảo ngược tiến trình, từng bước hàn gắn mối quan hệ, tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực then chốt giữa hai quốc gia. Malaysia nằm ở trung tâm của Đông Nam Á và có vị trí để lý thuận lợi, gần với các thị trường quan trọng như Trung Quốc và Ấn Độ. Điều này mang lại lợi thế trong việc thương mại, vận chuyển và đầu tư quốc tế. Malaysia là một nền dân chủ đa dạng và là đối tác quan trọng trong mối quan hệ của Mỹ với khu vực Đông Nam Á. Chính vì vậy, Malaysia đang trở thành một nước quan trọng trong chính sách của Mỹ nhằm tái khẳng định vai trò tại khu vực. Nằm ở vị trí địa lý đắc địa, giáp biển phía bắc của đảo Borneo, Brunei tham gia thương mại quốc tế hiệu quả và phát triển nhanh ngành công nghiệp hàng hài. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Brunei có một môi trường đầu tư ổn định và thuận lợi với chính sách hỗ trợ và các ưu đại thuế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và kích thích phát triển kinh tế. Đối với Mỹ, Brunei chưa phải là những đối tác chiến lược hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á-Thái Bình Dương đó chung, nhưng vẫn có những sự nỗ lực hợp tác của hai bên trên một số lĩnh vực và khía cạnh nhất định để duy trì mối quan hệ giữa hai nước. Nhìn chung, Washington có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với từng quốc gia Đông Nam Á hải đảo với chủ đích cốt lõi nhằm gia tăng ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á, tạo thế cạnh tranh chiến lược cũng như kiềm chế đã trỗi dậy của Trung Quốc. Mặc dù Mỹ đã có sự quan tâm nhất định đối với các đất Đông Nam Á lục địa thông qua nhiều cơ chế, sáng kiến, nhưng khi những mối quan tâm không còn nhiều những điểm tương đồng, cùng với đó là sự khác nhau về điều điều kiện kinh tế, đặc điểm văn hóa xã hội, tình hình an ninh, quan điểm chính trị, Đông Nam Á hải đảo sẽ trở thành trọng tâm ưu tiên chiến lược hàng lâu của Mỹ thời Tổng thống Joe Biden. Sự gia tăng ảnh hưởng của Mỹ và phản ứng của các quốc gia Đông Nam Á hải đảo Sau đại dịch COVID-19, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung các nước Đông Nam Á hải đảo đã vượt qua được thời kỳ khủng hoảng. Bên cạnh những nỗ lực hồi phục nền kinh tế là những nỗ lực giải quyết những thách thức tạo ra bởi sự tranh danh ảnh hưởng địa chính trị ngày càng tăng của Mỹ và Trung Quốc, các thách thức đó đang gây ra mối đe dọa tiền tàng đối với sự phát triển của các quốc gia này. Hầu hết các quốc gia trên đều đang hướng tới sự cân bằng để có thể tận dụng tốt các nguồn lực bên ngoài giúp hồi phục nền kinh tế quốc gia. Sau đại dịch COVID-19, cũng là thời điểm ông Ferdinand Marcos Giller tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 17 của Philippines, thay thế người tiền nhậm Rodrigo Duterte. Mặc dù ông không đưa ra bất kỳ tuyên bố chính thức nào về đối trách với các cường quốc, nhưng dường như ông Ferdinand Marcos Giller đang lựa chọn chính sách Trung Hòa và đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Tổng thống Marcos Giller từng tuyên bố rằng, bất kể các siêu cường có đang cố gắng làm gì, chúng ta vẫn phải làm việc vì lợi ích của Philippines. Chúng ta không thể cho phép mình trở thành một phần trong chính sách đối ngoại của nước khác. Chúng ta phải có chính sách đối ngoại của riêng mình. Phần nhiều, ông Marcos muốn tận dụng sự cạnh tranh ảnh hưởng của hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc nhằm tìm kiếm các lợi ích về địa chính trị, quân sự nhưng vẫn giữ mối quan hệ hải hòa giữa các bên. Việc Mỹ ngày càng coi trọng và đặt các nước trong khu vực Đông Nam Á ở vị trí ưu tiên hơn trong chính sách đối ngoại đã gia tăng vị thế, vai trò của các nước này như một chủ thể có ảnh hưởng trong an ninh và định hình trật tựu khu vực trong ván cờ của các nước lớn, nhất là Mỹ. Bên cạnh đó, ông Marcos cũng có những động thái mạnh liệt với chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, Manila gọi là Biển Tây Philippines. Ông từng phát biểu rằng, Manila sẽ không nhận một inh vuông cho bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là Trung Quốc, nhưng sẽ tiếp tục tham gia và nỗ lực vì lợi ích của quốc gia chúng tôi. Khác với sự nhún nhường, có phần nào đúng trước những vấn đề liên quan đến bảo vệ chủ quyền quốc gia của người tiền nhiệm Dutuf, khi phải mất đến 4 năm mới cử nhận phán quyết của trọng tài. Điển hình là chuyến thăm Trung Quốc của ông Marcos vào ngày 4 tháng 1 năm 2023 sau khi tiếp đón Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris vào ngày 22 tháng 11 năm 2022. Chuyến thăm đến Trung Quốc của ông Marcos tập trung vào tình hình trên Biển Đông, thúc đẩy tham dò dầu khí ở các khu vực không tranh chấp và hai bên đã nhất trí tiếp tục xử lý đúng đắn các vấn đề hàng hải thông qua tham vấn tân thiện. Đó cũng chính là mong muốn của Philippines sau khi Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã đến thăm đảo Palawan của Philippines, nằm cách quần đảo Trường Sa của Việt Nam khoảng 320 km và là nơi xảy ra tranh chấp với Trung Quốc. Bà đã nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế, thương mại hợp pháp không bị cản trở và tự do hàng hải đồng thời tái khẳng định cam kết không lay chuyển của Mỹ về việc bảo vệ Philippines nếu tàu thuyền hoặc máy bay của Manila bị ấn công ở Biển Đông. Nhận được sự ủng hộ của Mỹ, sự quan tâm đặc biệt của bà Harris và động thái thăm hòn đảo nơi xảy ra tranh chấp là bàn đạp giúp Philippines cân bằng thế khi đứng trước Trung Quốc về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Có thể thấy rằng, việc tận dụng sức mạnh của Mỹ đã giúp Philippines kìm hãm phần nào sự hung hoang của Trung Quốc. Tuy nhiên nhìn từ khế cạnh khác, sau chuyến thăm của bà Harris, chuyến thăm tới Trung Quốc của ông Marcos dường như muốn giữ sự cân bằng và để chứng minh rằng Philippines không chọn phe trong chính sách quan hệ nước lớn. Đối với Singapore, một quốc đảo có sự vượt bậc thần kỳ về kinh tế, tuy hạn chế về mặt diện tích nhưng là một trong những đối tác mà cả Trung Quốc và Mỹ đều muốn chinh phục. Singapore vốn là một quốc gia đang theo đuổi và có khả năng về đột điển kinh tế hiện đại, những sản phẩm có hạm lượng khoa học cao và cần vốn để có thể phát triển. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, đặc biệt sau đại dịch COVID-19, môi trường năng động của Singapore đã thu hút rất nhiều các nhà đầu tư và doanh nghiệp đến từ Mỹ, hơn nữa đây cũng là nơi tập trung trụ sở chính tại châu Á của các doanh nghiệp Mỹ lớn như Microsoft và Google. Về mặt an ninh, do quân đội Singapore có quy mô nhỏ với khả năng phòng vệ chưa đủ mạnh, lại nằm ở khu vực trọng yếu, Singapore cần vũ khí hiện đại và bảo trợ của cường quốc quân sự. Trong khi đó, Mỹ cần duy trì sự hiện diện quân sự của mình tại Đông Nam Á để gia tăng sự ảnh hưởng đối với Trung Quốc, chính vì vậy Singapore vẫn giành những sự ưu tiên nhất định trong quan hệ đối tác với Mỹ. Bên cạnh đó, Singapore được hưởng lợi từ sức mạnh hải quân Mỹ, giúp đảm bảo mức độ tự do thương mại và hàng hải cao ở các vùng biển châu Á. Tuy nhiên, Singapore vẫn đảm bảo một khoảng cách vừa đủ để không khiến Trung Quốc cảm thấy bất an và có những đối sách đáp trả với Trung Quốc một cách khôn khéo, làm hài hòa và cân đối hai bên, ví dụ thỏa thuận trao đổi quốc phòng và hợp tác an ninh năm 2018, sau đó được nâng cấp vào năm 2019. Hiện nay, Singapore sử dụng những chính sách tương tự nhau để phản ứng với sự leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Ngày 23 tháng 9 năm 2019, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí kéo dài hiệp ước phòng thủ then chốt, cho phép quân Mỹ sử dụng các căn cứ hải quân và không quân của Singapore thêm 15 năm, tức cho tới năm 2035, bên lời kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 74 tại New York. Thủ tướng Lý Hiển Long trong một phát biểu ngắn gọn trước khi ký kết nói rằng, bản ghi nhớ phản ứng sự hợp tác rất tốt trong các vấn đề quốc phòng giữa Mỹ và Singapore, cũng như sự hợp tác rộng lớn hơn mà chúng tôi có trong nhiều lĩnh vực khác về an ninh, kinh tế, chống khủng bố hay văn hóa và giáo dục. Vì vậy, chúng tôi rất hài lòng với mối quan hệ của mình. Chỉ một tháng sau, tháng 10 năm 2019, Singapore và Trung Quốc đã cập nhật bản thỏa thuận hợp tác an ninh và trao đổi quốc phòng tăng cường, ADESC, nhằm tăng cường các cuộc tập trận quân sự song phương, cung cấp hỗ trợ hậu cần lẫn nhau và thiết lập các cuộc đối thoại thường xuyên giữa các bộ trưởng quốc phòng của hai nước. Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Singapore cho biết thỏa thuận không để quốc gia này trở thành mục đích của bất cứ điều gì trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung. Đồng thời, ông cũng nói thêm rằng, Singapore muốn có quan hệ tốt với tất cả các nước và đã cùng với Trung Quốc chia sẻ quan điểm về một đền kinh tế ổn định và toàn diện khu vực, đặc biệt là về vấn đề an ninh. Phát biểu cho thấy rằng Singapore đang duy trì tất cả các mối quan hệ an ninh để đảm bảo sự ổn định và an toàn cho quốc gia, không phải là chiến trường tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc. Không chỉ liên quan đến hợp tác chính sách về an ninh quốc phòng mà ngay cả các chuyến thăm cấp cao của Singapore đến Mỹ và Trung Quốc cũng nằm trong quy luật đó. Ngày 27 tháng 3 năm 2023, ông Lý Hiển Long đã xuống thành phố Quảng Châu ở miền nam Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm đại lục kéo dài 6 ngày. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của ông Lý Hiển Long kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19. Sau một năm chuyến thăm của ông tại Mỹ trong vòng 7 ngày, từ ngày 26 tháng 3 năm 2022 đến ngày 2 tháng 4 năm 2022, với 2 điểm dừng chân là thủ đô Washington và New York. Không chỉ Philippines, Singapore mà Indonesia, Malaysia tùy có những chính sách đối ngoại riêng do thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế xã hội và mức độ quan hệ với các cường quốc, đặc biệt là Mỹ khác nhau, nhưng điểm chung là các đất đều đang hướng tới sự cân bằng. Những năm gần đây, những cuộc gặp gỡ cấp cao không chỉ củng cố quan hệ đối tác chiến lược giữa Indonesia và Mỹ trong nhiều lĩnh vực như về an ninh, biên bản ghi nhớ, mô, về việc gia hạn hợp tác hàng hải từ năm 2021 đến năm 2026, cơ chế đối thoại 2 cộng 2 giữa các quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng hai nước, về giáo dục, các chương trình giao lưu nhân dân và các mô về giáo dục, về kinh tế, về hợp tác phát triển. Mà còn đề cao, mong chờ sự hỗ trợ của Mỹ với nhận kỳ chủ tịch nhóm G20, đồng thời hy vọng Mỹ có thể trở thành một trong những đối tác quan trọng trong các dự án hợp tác cụ thể của G20 dành cho các nước đang phát triển. Đối với Trung Quốc cũng tương tự, sau chuyến thăm của Tổng thống Indonesia đến Bắc Kinh ngày 26 tháng 7 năm 2022, hai bên đã có những cao kết nhằm tăng cường quan hệ thương mại và ủng hộ Indonesia trong vai trò chủ tịch ASEAN vào năm 2023. Ngày 27 tháng 7 năm 2023, trong chuyến thăm Trung Quốc kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Indonesia-Trung Quốc, Tổng thống Joko Widodo đề nghị Trung Quốc hỗ trợ tổ chức thành công hội nghị cấp cao Đông Á và hỗ trợ triển khai tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương-AOIP, trong đó có sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước và khu vực tư nhân Trung Quốc tại diễn đàn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được tổ chức vào tháng 9 tại Jakarta. Như vậy, Indonesia đang tích cực vận động và có những chính sách hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các cường quốc để gia tăng vị thế và nhận sự, ủng hộ tích cực từ các bên trong các diễn đàn và tổ chức khu vực khi Indonesia liên tục đảm nhận vai trò chủ tịch của G20-ASEAN vớn phải nhiều tranh chấp rãnh thổ trên Biển Đông đối với Trung Quốc. Nhưng thay vì đối đầu trực tiếp như Philippines hay các quốc gia Đông Nam Á khác thì Malaysia lại lựa chọn chính sách ngoại giao hai mặt, không công khai đối đầu với Trung Quốc và cũng tránh bất cứ sự hợp tác công khai nào về mặt chiến lược đối với Mỹ. Tuy nhiên, Malaysia lại âm thầm chống lại sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trên Biển Đông và âm thầm củng cố quan hệ quốc phòng với Mỹ. Malaysia tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí tại khu vực mà Trung Quốc đơn phương tiên bố chủ quyền đồng thời gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc bác bỏ yêu sách đường chiến đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông. Bên cạnh đó, hải quân Malaysia tham gia cuộc tập trận thường nghiên ngợp tác và đào tạo Đông Nam Á với Mỹ và 20 quốc gia khác, còn không quân Malaysia tiến hành tập trận chung với nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ ở Biển Đông. Bên cạnh đó, Malaysia cũng tăng cường mua bán vũ khí và trang thiết bị của các cường quốc lớn như Mỹ, Nga để củng cố nền quốc phòng trước những tình huống tồi tệ có thể xảy ra. Như vậy, đối với Malaysia chính sách ngoại giao mềm dẻo, thầm lặng hai chiều đã giúp nước này tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc để tận dụng sự hợp tác về kinh tế, giáo dục, văn hóa xã hội. Một mặt tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ để củng cố vị thế của Malaysia ở Biển Đông. Brunei là một trong năm nước, sáu bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, năm nước gồm Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Brunei, và một vùng lãnh thổ Đài Loan. Vốn dĩ, Brunei là một quốc gia khá kín tiếng và hiếm có bất kỳ hành động liên quan đến vấn đề Biển Đông đối với Trung Quốc. Tuy nhiên ngày 20 tháng 7 năm 2020, Brunei đã tuyên bố các vấn đề cụ thể cần được giải quyết song phương bởi các quốc gia liên quan trực tiếp thông qua đối thoại và tham vấn hòa bình. Brunei nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán như vậy về Biển Đông cần được giải quyết theo Công hức Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, UNCLOS, và các quy tắc, nguyên tắc của luật pháp quốc tế, chỉ vài ngày sau tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, khi ông nhấn mạnh Washington phản đối các yêu sách hàng hải quá đáng của Bắc Kinh nằm trồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Brunei. Có thể thấy rằng, nhờ sự ủng hộ của Mỹ và các nước phương Tây trước những hành động phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông, đã khiến Brunei có những quan điểm và hành động rõ ràng hơn trước những tranh chất lãnh thổ trên vùng biển. Tuy nhiên, Brunei vừa muốn giữ chủ quyền trên Biển Đông vừa muốn tiếp tục mối quan hệ có phần bền chặt và sâu sắc với, Trung Quốc nên đề cập đến cơ chế giải quyết tranh chất mà quốc gia này ưu tiên là cơ chế song phương. Việc sử dụng cơ chế này dễ khiến cường quốc như Trung Quốc chảy nét và gây ra áp lực cho các quốc gia. Tuy nhiên nhìn theo hướng tích cực hơn, sự đồng thuận của tất cả các quốc gia ASEAN về tôn trọng chủ quyền trên biển đã giúp cho những nỗ lực ngăn chặn những hành động có phần hung hăng của Trung Quốc. Như vậy, trong giai đoạn này, Mỹ và Trung Quốc đang liên tục gây ra những sức ép lớn hơn cho các quốc gia Đông Nam Á-Hải Nào. Đối với Mỹ, họ hướng tới việc đặt các căn cứ quân sự cũng như hỗ trợ đầu tư, phát triển kinh tế, nâng cao nền quốc phòng an ninh cho các quốc gia nhằm gia tăng sự hiện diện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Còn Trung Quốc hướng tới việc mở rộng vùng lãnh thổ trên biển theo yêu sách đường 9 đoạn của mình đồng thời gia tăng sự phụ thuộc kinh tế của các quốc gia và nền kinh tế của Trung Quốc. Tuy mỗi cường quốc sẽ tạo ra những thách thức khác nhau, nhưng đối với các quốc gia Đông Nam Á-Hải Nào nói riêng và toàn khu vực Đông Nam Á nói chung, trong giai đoạn các nền kinh tế cần nhiều sự hỗ trợ từ các cường quốc lớn. Đây có thể là cơ hội cho các đất tận dụng lợi thế của mình để nâng cao sức bạnh cũng như giúp hồi phục và phát triển một cách nhanh chóng, nhưng cũng có thể là cạn bẫy nếu các quốc gia không thể tự chủ và không có những đối sách phù hợp đối với các bên. Tác động tới khu vực và cuộc cạnh tranh chiến lược vĩ chung ở Đông Nam Á Hiện nay, Đông Nam Á đang là trọng điểm cạnh tranh của các cường quốc trên thế giới. Một môi trường an toàn cho các quốc gia trong khu vực và môi trường cân bằng quyền lực để đảm bảo lợi ích kinh tế chính trị. Ngược lại, môi trường nguy hiểm là môi trường chuyển giao quyền lực lớn như Mỹ và Trung Quốc một các quốc gia bị phụ thuộc. Có thể nói rằng, khi dung hòa lợi ích các bên, không ngả về phe của các cường quốc lớn một cách thận trọng, khéo léo và biết tận dụng hợp lý các điểm cân bằng trong cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tạo động lực cho nền kinh tế của các quốc gia ngày càng phát triển. Tuy nhiên, việc Mỹ gia tăng ảnh hưởng ở các nước Đông Nam Á Hải Đảo trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc cũng gây ra những tác động tiêu cực trên nhiều phương diện tới các nước nói riêng và toàn khu vực nói chung. Đánh giá về triển vọng Đông Nam Á do Ngân hàng Phát triển Châu Á và Quỹ Tiền Tệ Quốc tế công bố 2023, Đông Nam Á là khu vực nhiều triển vọng và dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trong hai năm tới. Các nền kinh tế Đông Nam Á khác nhau với đa dạng thể chế, không đồng nhất cách thức mà các quốc gia ứng phó cơ hội và thách thức về địa chính trị hiện tại. Một số quốc gia sẽ tiềm năng hơn trong việc tận dụng tốt từ việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng và chuyển lổi đầu tư của các cường quốc. Singapore với 5,5 triệu dân, giỏ nhất Đông Nam Á, thu nhập bình quân đầu người 91,1 nghìn USD, liên tục được xếp hạng là một trong những nước phụ thuộc vào thương mại nhất trên thế giới với 333% và phụ thuộc nhiều nhất vào đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy Singapore dễ bị tổn thương bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, các cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, suy thoái đầu tư. Ngược lại, Indonesia là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, với gần 278 triệu dân, thu nhập 4,3 nghìn USD, là nước xuất khẩu hàng hoa lớn, theo chủ nghĩa dân tộc kinh tế và có thị trường nội địa rộng lớn. Nền thương mại nước này chỉ chiếm 40% GDP, thấp hơn trung bình trung 52% của toàn cầu, hơn nữa vốn FDI chỉ chiếm 1,8% GDP, nên Indonesia ít bị tổn thương hơn trước các cuộc chiến thương mại và suy thoái đầu tư. Malaysia đều hội nhập cao vào chuỗi cung ứng khu vực và do đó phụ thuộc nhiều vào thương mại tương tự như Singapore. Philippines có tỷ lệ phụ thuộc thương mại là 64%, mức độ ảnh hưởng từ các cuộc chiến thương mại có phần thấp hơn so với Singapore và Malaysia. Các chính phủ phải đối mặt với các thách thức trong tích hợp các phong trào chính trị rộng lớn hơn, những thách thức bao gồm những lời kêu gọi phân phối lại của cải nhiều hơn, từ bỏ nền kinh tế định hướng xuất khẩu để ủng hộ tiêu dùng trong nước nhiều hơn và quan tâm nhiều hơn đến xóa đói giảm nghèo. Đông Nam Á đang trải qua thách thức chuyển đổi quyền lực. Trong 30 năm qua, khu vực đã đạt được thịnh vượng nhờ hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, lấy Trung Quốc làm trung tâm. Trong khi đó, vai trò của Mỹ trong khu vực đã hạn chế và chịu nhiều áp lực do những ảnh hưởng về nền kinh tế cũng như chính trị trong nước đã làm cho Mỹ phần nào suy giảm tầm ảnh hưởng hơn. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long gần đây từng nói, việc chọn phe có thể ảnh hưởng tiêu cực tới các con đường phát triển và hợp tác trong khu vực, làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa các quốc gia và có thể dẫn đến những cuộc sung lột mà tất cả chúng ta đều muốn tránh. Các chiến lược phát triển và quỹ đạo tăng trưởng của khu vực phải chịu cả áp lực từ bên trong và bên ngoài. Hiện tại mức độ hội nhập trong chuỗi kinh tế gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đã mang lại một số lợi ích cho các quốc gia Đông Nam Á, nhưng tác động tiêu cực lại bắt nguồn từ căng thẳng địa chính trị. Việc này cũng tạo ra nhiều điểm vững mắc khiến nền kinh tế chịu nhiều tổn thương hơn.

Listen Next

Other Creators