black friday sale

Big christmas sale

Premium Access 35% OFF

Home Page
cover of kinhdaibatnha (569)
kinhdaibatnha (569)

kinhdaibatnha (569)

Phuc Tien

0 followers

00:00-45:31

Nothing to say, yet

Podcastspeech synthesizerspeechnarrationmonologuemale speech

Audio hosting, extended storage and much more

AI Mastering

Transcription

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Tập 23 Quyển 569 6. Phẩm Pháp Tánh Bây giờ, tối thắng trời tòa đứng dậy, lệch áo che vai trái, gối phải chấm đất, chấp tay cung kính Bạch Phật. Bạch Thế Tôn Thật là hy hữu! Đức Thế Tôn đã khéo thuyết Đại Oai Thần và công đức vi diệu của Chư Phật. Chư Phật như lai nhờ đâu mà đắc Đại Oai Thần công đức vi diệu này? Nguyện Thế Tôn Phân Biệt Giải Nói Phật bảo tối thắng Thiên Vương nên biết, hành động của như lai và kết quả đạt được thầm thâm vi diệu, không thể nghĩ bàn. Tối thắng Bạch Phật Phật hành pháp gì mà gọi là thầm thâm vi diệu, không thể nghĩ bàn? Phật dạy Nhân quả Pháp Tánh như lai thầm thâm vi diệu không thể nghĩ bàn, Oai Thần công đức và Pháp đã nói ra làm lợi lạc cho người cũng như vậy. Tối thắng Bạch Phật Bạch Thế Tôn Tại sao lại gọi Pháp Tánh thầm thâm vi diệu không thể nghĩ bàn? Phật dạy Đại Thiên Vương Pháp Tánh của như lai ở trong quận, xứ, giới của hữu tình từ vô thủy đến nay nói tiếp nhau chẳng nhiễm phiền não, bản tánh thanh tịnh. Tất cả tâm, ý, thức không thể duyên khởi. Tất cả tiền cầu khác không thể phân biệt, từ duy về tà niệm không thể duyên với suy nghĩ, xa liệt tà niệm, vô minh không sanh. Do đó chẳng tùy theo thuyết 12 duyên khởi, gọi là vô tướng, chẳng phải là Pháp được làm ra, không sanh, không diệt, vô tận, vô biên, tự tại thương trụ. Thiên Vương nên biết Các đại Bồ Tát hành bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, biết được Pháp Tánh thanh tịnh như vậy nên không nhiễm trước, không dính mắt, xa liệt cấu ế, từ các phiền não vượt lên giải thoát. Tánh này là Pháp căn bản của chiêu Phật, nhưng đây mà sanh phước đức, trí tuệ, bản tánh minh tịnh không thể nghĩ bàn. Này Thiên Vương! Ta sẽ nói thí dụ, ông nên lắng nghe, và suy nghĩ ghi nhớ. Thiên Vương bạch Phật Bạch Thế Tôn Cúi xin Ngài nói cho Phật Bảo Tối Thắng Thiên Vương nên biết Vĩ như Bảo Tối như ý vô giá, là vật trang sức sáng rỡ, trong sạch, khả ái, rất tròn và trong suốt không có vẫn đục, dù có chôn vùi trong đất buồn thời gian dài, ai nhặt được nó đều vui mừng giữ tất cẩn thận không cho rơi mất. Cũng vậy, Pháp Tánh tuy ở trong phiền não nhưng không bị nhiễm, sau rồi hiện hiện. Này Thiên Vương! Chiêu Phật đều biết bản tánh hữu tình đều rất thanh tịnh, nhưng bị khách trần phiền não che lắp nên chẳng ngộ nhập được. Do đó, Bồ Tát Hành Bát Nhã Ba-la-mật-đa sâu xa nên suy nghĩ thế này, ta cần tin tấn nói nghĩa Bát Nhã Ba-la-mật-đa sâu xa cho các hữu tình để diệt trừ phiền não, được ngộ nhập. Tất cả bản tánh hữu tình thanh tịnh cần tôn trọng, không nên khinh bỉ, phải như Pháp cũng dường động với Đức Đại Sư. Các Bồ Tát này do nghĩ như vậy nên có thể phát sanh Bát Nhã Đại Bi. Bồ Tát Hành Bát Nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như vậy liền chứng nhập địa vị bất thối chuyển. Các Đại Bồ Tát Hành Bát Nhã Ba-la-mật-đa sâu xa nghĩ như thế này, các phiền não này không có sức lực khả năng, tự thể hư vọng ngược với thanh tịnh. Vì sao? Vì các phiền não này ngược với ký nhất thiết, thuần với sanh tử. Pháp tánh thanh tịnh là căn bản của các Pháp, tự tánh vốn không, các phiền não hư vọng đều do tà niệm biên đảo sanh ra. Vĩ như bốn đại nương vào hư không để lập, mà hư không không có chỗ nương nên phiền não cũng vậy. Bốn đại nương nơi vào Pháp tánh, Pháp tánh không có chỗ nương. Các Bồ Tát thực hành Bát Nhã Ba-la-mật-đa sâu xa quán biết rõ như thật, nên chẳng khởi trái nghịch, vì tùy thuận nên phiền não không sanh. Các Bồ Tát quan sát phiền não nên không sanh nhiễm trước, và nghĩ như vậy, nếu mình nhiễm trước thì làm sao nói Pháp cho người khác xuất ly. Cho nên Bồ Tát đoạn diệt tâm nhiễm trước, thuyết giảng Pháp như thật để mở sự trói buộc cho hữu tình. Các Bồ Tát suy nghĩ, nếu trong sanh tử có một phiền não làm lợi ích cho hữu tình thì ta sẽ chấp nhận nói, nhưng việc này không có nên cần phải đoạn diệt phiền não. Các Bồ Tát lại nghĩ, xưa kia, Chiêu Phật hành Bát Nhã Ba-la-mật-đa sâu xa diệt các phiền não, ngày nay ta cũng như vậy. Vì sao? Vì ngày xưa Chiêu Phật ở địa vị Bồ Tát cũng học như vậy để chứng Bồ Đề. Các Bồ Tát do hai nhân duyên này dùng phương tiện thiện xảo quán biết các Pháp tánh. Pháp tánh vô lượng, vô biên bị các phiền não phủ kín, nên tùy thuận sanh tử, trình ngập trong sáu đường, luân hồi trong đêm dài. Tùy thuận hữu tình nên gọi là hữu tình tánh. Thiên Vương nên biết, các Đại Bồ Tát hành Bát Nhã Ba-la-mật-đa sâu xa khởi tâm nhàm chán, trừ năm cảnh dục, vì các sự phân biệt để tu đạo vô thường. Tánh này được gọi là Phước Ly, vượt tất cả khổ nên gọi là Vắng Lặng, là Pháp cứu cánh mà thế gian mong cầu. Nhất thiết chủng trí thường trụ nhiệm mầu, nhờ Pháp tánh này mà được tự tại, thọ ngôi Pháp Vương. Thiên Vương nên biết, các Đại Bồ Tát hành Bát Nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quan sát giai đoạn trước, giữa và sau Pháp tánh đều bình đẳng, xưa nay vắng lặng, không bị các Pháp làm chướng ngại, giống như hư không không bị sát ngại. Các Bồ Tát này hành Bát Nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quan sát biết rõ đúng lời chư Phật dạy, như Pháp tu hành tất cả dự hành. Công đức Pháp tánh không thể nói hết, tướng không có hai, vượt cảnh nhất dị, bình đẳng tất cả, tiền cầu không hoạt động. Bồ Tát hành Bát Nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế có khả năng trừ được hai tướng, ngã tướng và Pháp tướng. Tất cả phàm phu bị sự chấp trước tràn buộc không hiểu, không thấy, không rõ Pháp tánh. Các Bồ Tát hành Bát Nhã Ba-la-mật-đa sâu xa thì hay thông suốt Pháp tánh như vậy. Ở chỗ hữu tình không hai, không khác. Vì sao? Vì chân như các Pháp không có tướng sai khác. Thiên vương nên biết, các đại Bồ Tát hành Bát Nhã Ba-la-mật-đa sâu xa nương vào Pháp tánh này để tu tập căng lạnh, ra vào ba cõi, làm lợi ích cho hữu tình, tuy hiện vô thường mà chẳng chân thật. Vì sao? Vì các Bồ Tát hành Bát Nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thật quán biết chân Pháp tánh, nên đầy đủ phương tiện đại bi, nguyện lực không bỏ hữu tình. Nhị thừa phạm phu vì không có đại bi nguyện lực như vậy, nên không thấy Pháp tánh viên mãn thanh tịnh, không thể như thật lợi ích chúng sanh. Thiên vương nên biết, các đại Bồ Tát hành Bát Nhã Ba-la-mật-đa sâu xa có thể quan sát Pháp tánh chân tịnh như thế, tất cả thánh giả như thật ngộ nhập. Không có người tu và Pháp để tu, không có người thực hành và Pháp để hành, không tâm, tâm sở, không nghiệp, không quả dị thuộc, không khổ, không vui. Quan sát như thế gọi là bình đẳng, không phân chia, xa liều tùy thuận quảng đại, không ngã, không ngã sở, không cao, không thấp, chân thật vô tận, thường trụ sáng suốt. Vì sao? Vì tất cả thánh Pháp do đây mà thành thuộc, nhờ tánh này nên các bậc thánh hiện hiện vô biên công đức và Pháp bất cộng của chiêu Phật như Lai đều từ tánh này sanh ra. Giới, định, tuệ của tất cả thánh giả đều từ tánh này sanh ra. Bác nhã Palamata sâu xa của Bồ Tát, Phật đều từ tánh này sanh ra. Tánh này vắng lặng vượt các danh tướng. Tánh này chân thật, xa lì điên đảo. Tánh này chẳng biến đổi nên gọi là chân như, là cảnh thắng trí, là thắng nghĩa. Chẳng có, chẳng không, chẳng thường, chẳng đoạn, chẳng phải sanh tử, chẳng phải nhiết bàn, chẳng nhiễm, chẳng tịnh, lì một, lì khác, vô tướng, vô danh. Thiên vương nên biết, các Bồ Tát này suy nghĩ, Pháp tánh lì tướng, các Pháp lì tướng, không hai, không khác. Vì sao? Vì các Pháp lì tướng tức Pháp tánh lì tướng. Pháp tánh lì tướng tức hữu tình lì tướng. Hữu tình lì tướng tức Pháp giới lì tướng. Pháp giới lì tướng tức các Pháp lì tướng. Lì tướng như thế cầu không thể được. Chân như Pháp tánh, chân như hữu tình không hai, không khác. Chân như hữu tình, chân như Pháp tánh không hai, không khác. Chân như Pháp tánh, chân như các Pháp không hai, không khác. Chân như các Pháp, chân như Chiêu Phật không hai, không khác. Chân như Pháp tánh, chân như ba đời không trái nghịch nhau. Chân như quá khứ, chân như vị lai không trái nghịch nhau. Chân như vị lai, chân như hiện tại không trái nghịch nhau. Chân như hiện tại, chân như quá khứ không trái nghịch nhau. Chân như ba đời tức chân như quẩn, xứ, giới. Chân như quẩn, xứ, giới tức chân như nhiễm tịnh. Chân như nhiễm tịnh tức chân như sanh tử niết bàn. Chân như sanh tử niết bàn tức chân như các Pháp. Thiên vương nên biết. Chân như là không khác, không biến đổi, không sanh, không diệt, không ngăn lại, tự tánh chân thật, vì không ngăn lại nên gọi là chân như. Thấy biết như thật các Pháp không sanh. Các Pháp tuy có sanh mà chân như chẳng động. Chân như tuy sanh các Pháp mà chân như không sanh, gọi là Pháp thân thanh tịnh, bất biến như hư không, vô đẳng đẳng, không có một Pháp nào trong tam giới có thể sánh bằng, Pháp thân hữu tịnh không gì sánh bằng. Xưa nay thanh tịnh lì cấu ế, chẳng nhiễm, tự tánh sáng suốt thanh tịnh, tự tánh bất sanh, tự tánh chẳng khởi. Tại tâm, ý, thức chẳng phải tâm, ý, thức. Tánh tức là không, vô tướng, vô nguyện. Khắp cõi hư không, khắp chúng hữu tình đều bình đẳng, vô lượng, vô biên, không có sai biệt. Không phải sắc, thọ, tưởng, hành, thức, không lìa sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Không phải địa, thủy, hỏa, phong, không lìa địa, thủy, hỏa, phong. Không phải sanh, không lìa sanh. Tuy nghịch sanh tưởng nhưng chẳng thuận biết bàn. Mắt không thể thấy, tài không thể nghe, mũi không thể ngửi, lưỡi không thể nếm, thân không thể cảm giác, ý không thể biết. Không ở tâm, ý, thức, không lìa tâm, ý, thức. Thiên vương nên biết. Đây là Pháp Tánh. Các đại Bồ Tát hành bát nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, vì thông suốt Pháp Tánh này nên tu hành thanh tịnh, thường hiện sát thân ở thành ấp, xóm làng, các châu thiện bộ của ba ngàn đại thiên thế giới. Các thân hiện ra chẳng phải sát, chẳng phải tướng mà hiện sát tướng. Tuy chẳng phải hoạt động cảnh giới của sáu căng mà giáo hóa hữu tình không dừng nghỉ, để nói rằng thân này vô thường, vô ngã, là khổ, bất tình. Biết các hữu tình có tánh vắng lặng, nên thị hiện vô lượng thân hình, dùng phương tiện thiện xảo làm cho họ nhận lãnh sự giáo hóa. Vì biết tất cả thân đều không tác giả, không thọ giả, như gỗ đá v.v. nên nói hành thanh tịnh cho các hữu tình. Các Bồ Tát Hành Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa thông suốt pháp tánh như thế, nên được tự tại, không có di động mà phát sanh nghiệp trí tuệ, tự tại trong thần thông, thị hiện các hành tướng. An trụ tự tại mà thường thị hiện các quan nghi, tự tại hướng đến chí nhất thiết tướng, thông suốt tất cả pháp tánh. Thiên Vương nên biết, Hành Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa được tự tại như thế là tướng vô tầng. Ở khắp các chỗ, không xác hiện sắc. Tự tại quan sát khắp tâm hữu tình thấy tâm tánh như thật. Tự tại nhớ nghĩ vô biên, vô số kiếp nối nhau chẳng dứt. Biến hóa tự tại, trụ tướng giải thoát. Tự tại lậu tận, vì hữu tình nên chẳng chứng lậu tận. Tự tại ra đợi ở cảnh tháng trí. Tự tại thâm sâu, thanh văn, độc giác không thể so lường được. Vì tự tại kiên cố nên mà không thể phá hoại được, ngôi tòa bồ đệ thành tự pháp tối thường đệ nhất. Tự tại tùy thuận chuyển pháp luôn vi diệu. Tự tại điều phục giáo hóa tất cả hữu tình. Tự tại nhận lãnh ngôi vị và được pháp tự tại. Thiên Vương nên biết, các đại Bồ Tát Hành Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa, như thật thông suốt pháp tánh sâu xa nên được tự tại như thế. Tự tại như thế, tu tự tại như thế nên được tất cả tình lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng trí, không còn lệ thuộc vào ba cõi. Vì sao? Vì xa liệt tất cả phân biệt hư vọng, phiền não ràng buộc chấp tướng điên đảo. Nếu muốn thọ sanh thì không còn ràng buộc, thọ sanh tự tại. Nếu muốn thể hiện diệt độ thì tùy theo sanh xứ của mình để thể hiện diệt độ, giữ gìn đại thừa và thành tự phật pháp. Ở trong mười phương tiền cầu phật pháp chắc chắn không thể được. Biết rõ tất cả pháp đều là phật pháp, không thường, không đoạn. Vì sao? Vì tiền cầu pháp này không thể được. Dùng lý như thật tiền cầu không thể được. Pháp này không thể nói có, nói không, cũng không có danh tướng, vượt cảnh giới này. Nếu lì danh tướng tức là bình đẳng. Nếu pháp bình đẳng thì không chấp trước. Vì không chấp trước nên là pháp chân thật. Nếu chấp chân thật tức là hư vọng. Vì chẳng chấp trước nên chẳng hư vọng. Vì tâm không bị chấp trước nên vô ngại. Vô ngại tức vô chứng. Vô chứng tức không ngăn chặn. Nếu pháp không ngăn chặn tức đồng với hư không, chẳng lệ thuộc vào ba cõi. Nếu tất cả thứ không còn bị lệ thuộc thì pháp này vô sắc, vô tướng, vô hình. Nếu pháp vô sắc, vô tướng, vô hình, nên viết pháp ấy tùy theo cảnh giới kia nhưng lịa sự biết và đối tượng để viết. Vì sao? Vì trong ấy không có một chút pháp nào để giác ngộ, có thể giác ngộ. Đó là Bồ Tát Hành Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa thông suốt bình đẳng. Thiên vương nên viết. Các Đại Bồ Tát Hành Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa quan sát pháp sanh Đại Từ, Đại Bi, Đại Hỷ, Đại Xã hoàn toàn không thấy ngã, không thấy hữu tình cho đến không thấy người biết và người thấy. Tuy hành bố thí nhưng không thấy có sự xả bỏ. Tuy trị tịnh giới nhưng lị giới tướng. Tuy tu tập an nhẫn nhưng tâm vô tận. Tuy tu tập tinh tấn nhưng lịa tướng ấy. Tuy tu tập tịnh lự nhưng không có sự vắng lặng. Tuy tu tập bát nhã nhưng không có đối tượng. Tuy tu tập niệm trụ nhưng không chấp chặt. Tuy tu tập chánh đoạn nhưng tâm bình đẳng. Tuy tu tập thần phúc nhưng lị lượng. Tuy tu tập căng lực nhưng không phân biệt các căng của hữu tình và xa lìa lầm lỗi. Tuy tu tập giác chi nhưng không phân. Biệt, tuy tu tập chi thánh đạo nhưng vô công dụng. Tuy tu tập tịnh tính nhưng không chấp trước. Trí tuệ tự nhiên nhớ nghĩ các pháp với tâm trí bình đẳng. Tu tập các diệu định tâm không phân biệt, quan sát diệu tuệ tâm không ngừng nghĩ. Tu tập quán chỉ tâm không có sự thấy. Tu tập pháp quán tâm không có chỗ niệm. Tu tuy niệm Phật tâm thông suốt pháp giới bình đẳng. Tu tuy niệm pháp tâm không có chỗ trụ. Tu tuy niệm tăng lên thanh tình bản tâm. Giáo hóa hữu tình không có tâm phân biệt. Tâm pháp giới bao trùng tất cả pháp. Tâm như hư không, tranh nghiêm cõi Phật. Tâm không có chỗ chứng đắc đạt vô sanh nhẫn. Tâm không tiến lùi đạch bớt thối chuyển, xa lịa tâm tướng, không thấy có tướng. Ở trong tâm giới dùng tâm bình đẳng, tranh nghiêm tòa bồ đề. Tâm không có chỗ giác ngộ biết rõ tất cả pháp. Tuy chuyển pháp luôn nhưng không thấy người nghe, người nói. Tuy hiện biết bạn nhưng biết bạn tánh sanh tử bình đẳng. Thiên vương nên biết. Các đại Bồ Tát hành bác nhã Palamata sâu xa, quan sát các pháp như vậy nhưng không thấy sự quán, không thấy có pháp để quán nên được thần thông tự tại. Vì sao? Vì tâm thanh tịnh nên thấy tất cả hữu tình thanh tịnh. Thiên vương nên biết. Ví như hư không biến khắp tất cả, các đại Bồ Tát hành bác nhã Palamata sâu xa cũng như vậy. Khi thuyết pháp này ở trong chúng hội có tám vạn bốn ngàn trời, người đều phát tâm quả vị vô thường chánh đẳng bồ đề, ba vạn hai ngàn Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn, tám vạn bốn ngàn hữu tình xa ly trần cấu, sanh pháp nhãn tình, một vạn hai ngàn bí sô diệt sạch các lậu. Khi ấy, Phật bảo tối thắng. Thiên vương nên biết. Các đại Bồ Tát hành bác nhã Palamata sâu xa tâm được thanh tịnh, thâm sâu như biển cả, Phước Đức trí tuệ không thể đo lượng được, hay phát sanh công đức quý báu xuất thế hữu tình, sử dụng đạt đến bồ đề cũng không khô cạn. Phước Đức Bồ Tát cũng không giảm bớt, giống như biển cả sanh nhiều châu báo. Trí tuệ Bồ Tát sâu xa khó vào được, thanh văn, độc giác không thể vượt qua. Thí như biển lớn thú nhỏ chẳng vào được. Trí tuệ của Bồ Tát rộng lớn vô biên. Vì sao? Vì không chấp trước, không trụ, không sắc, không tướng. Trí tuệ của Bồ Tát từ trước về sau càng thêm sâu rộng, trước tiên là bồ đề tâm, về sau là trí nhất thiết. Pháp của Bồ Tát là vậy, không cùng ở chung với phiền não và bạn ác. Trí tuệ thế gian nếu vào trong biển trí tuệ của Phật thì chỉ là một tướng, một vị, đó là vô tướng, đạt đến trí nhất thiết là vị không phân biệt. Trí tuệ Bồ Tát quan sát tất cả Pháp không thấy thêm bớt. Vì sao? Vì đã thông suốt Pháp tánh bình đẳng sâu xa. Năng lực đại từ bi của Bồ Tát chẳng trái với bản nguyện, là chỗ các bậc thánh nương tựa để vị hữu tình thuyết Pháp trong vô số kiếp không cùng tận. Này Thiên Vương! Bồ Tát hành bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đạt được Pháp tánh sâu xa như vậy. Này Thiên Vương! Bồ Tát thông suốt hoàn toàn Pháp thế tục. Tùy nói các sát nhưng không thật có, tìm cầu sát ấy chắc chắn không nắm bác được, thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Tùy nói địa giới nhưng không thật có, tìm cầu địa giới không nắm bác được, thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng như vậy. Tùy nói nhãn xứ nhưng không thật có, tìm cầu nhãn xứ không nắm bác được, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý xứ cũng như vậy. Tùy nói sát xứ nhưng không thật có, tìm cầu sát xứ không nắm bác được, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng như vậy. Tùy nói ngã nhưng không thật có, tìm cầu ngã này không nắm bác được, đối với hữu tình cho đến người biết, người thấy cũng như vậy. Tùy nói thế gian nhưng không thật có, tìm cầu thế gian không nắm bác được. Tùy nói Pháp thế gian nhưng không thật có, tìm cầu Pháp thế gian không nắm bác được. Tùy nói Phật Pháp nhưng không thật có, tìm cầu Phật Pháp không nắm bác được. Tùy nói Bồ Đệ nhưng không thật có, tìm cầu Bồ Đệ không nắm bác được. Thiên Vương nên biết, hãy có lời nói gọi là Thế Tục Đế, đó chẳng phải là chân thật. Nếu không nhờ vào Thế Tục Đế thì không thể nói Thắng Nghĩa Đế. Bồ Tát Thông Xuất thì Thế Tục Đế chẳng trái với Thắng Nghĩa Đế. Do Thông Xuất nên biết các Pháp không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không đây, không kia, xa lì ngữ ngôn văn tự hí luận. Thiên Vương nên biết, Thắng Nghĩa Đế xa lì lời tịch tịnh, Pháp của cảnh giới thắng trí không biến hoại. Nếu Phật ra đời hay không ra đời thì tánh tướng vẫn thường trụ. Đây gọi là Bồ Tát Thông Xuất Thắng Nghĩa Đế. Khi ấy, tối thắng Bạch Phật. Bạch Thế Tôn Nếu tất cả Pháp không sanh, không diệt, tự tánh trống không, xa lì thì làm sao có Phật xuất hiện ở thế gian và chuyển Pháp luôn? Vì sao Bồ Tát đối với Pháp không sanh mà thấy có sanh? Phật Bảo Tối Thắng Thiên Vương nên biết Vì các Pháp không diệt nên không sanh. Vì sao? Vì tánh không biến đổi, chỉ do người Thế Tục thấy có sanh, có diệt, đó là sự thấy biết hư vọng, không chân thật. Những Bồ Tát nào bằng phương tiện thiện xảo hành Bát Nhã Ba-la-mật-đa sâu xa thì thấy Pháp nhân duyên, biết rõ Thế Tục Đế là không, vô sở hữu, không bền chắc, không có mà tợ như có, như huyển hóa, như ảo mộng, như âm vang, như bóng dáng, như ảo ảnh, như quán nắng, như việc biến hóa, như thành tầm hương, lây động chẳng yên, đều do nhân duyên sanh khởi. Các Bồ Tát này dùng Bát Nhã vi diệu quan sát các Pháp không, nói rộng cho đến từ nhân duyên sanh khởi. Các Bồ Tát này tư duy, các Pháp này thấy có sanh, có trụ, có diệt. Do nhân duyên nào mà sanh? Do nhân duyên nào mà diệt? Tư duy như vậy rồi biết rõ như thật, do vô minh sanh các hành, do hành sanh thức, nói rộng cho đến do hữu nên có sanh, do sanh nên có lão, do lão nên có tử và ưu, sầu, khổ, não. Cho nên cần phải tu hành để diệt vô minh. Nếu diệt vô minh thì 11 chi còn lại lần lượt diệt theo, như thân đã diệt thì mạng sống đều diệt theo. Thiên vương nên biết. Ta kiến ngoài đạo mong cầu giải thoát, chỉ muốn đoạn tử chẳng biết đoạn sanh. Nếu Pháp không sanh thì không có diệt. Ví như có người ném hòn đất vào sư tử, sư tử đuổi người thì hòn đất tự rớt. Cũng vậy, Bồ Tát chỉ đoạn sự sanh là tử tử diệt. Ví như con chó chỉ đuổi theo đất mà chẳng biết đuổi người. Cũng vậy, ngoài đạo chẳng biết đoạn sanh thì không thể lì tử. Bồ Tát hành bác nhã Palamata sâu xa như thế thì biết rõ nhân duyên sanh diệt của các Pháp. Thiên vương nên biết. Các đại Bồ Tát hành bác nhã Palamata sâu xa, biết Pháp nhân duyên không, vô sở hữu nên không sanh ngã mạng, sanh nhà giàu sang không ngã mạng về giàu sang và tôn quý. Sanh nhà nghèo hẹn, tự biết nghiệp đời trước không được thanh tịnh lắm, được quả thấp kém sanh tâm nhảm chán nên cầu xúc gia, nghĩ như vậy, thân ta được tạo thành do các nghiệp khác nhau, cần phải tu tịnh nghiệp để được thanh tịnh và cũng dạy người khác như vậy. Tự cầu độ thoát và độ thoát cho người. Tự cầu xúc ly và mở trói buộc cho người. Do đó phát sanh tinh tấn, không còn lười biến, ác Pháp chướng đạo cần phải đoạn trừ, thiện Pháp trợ đạo cần phải tăng trưởng. Cần tu tinh tấn, suy nghĩ thế này, ta mang gánh nặng, cần phải tự diệt tất cả phiền não, độ thoát hữu tình không nên lười biến. Đối với sư trưởng thân trận dù cho họ hiểu nhiều hay ít, có trí hay không, trì giới hay phá giới thì Bồ Tát đều tưởng như Phật, cùng chính đồng học. Tư duy ta đang ngưng thầy học tập, tu Pháp lành chưa hoàn toàn, cần phải tu cho viên mãn, phiền não chưa diệt cần phải đoạn diệt, giữ gìn Pháp lành, xa liệt Pháp ác để thành trí nhất thiết, làm ruộng phước đại đi, thương xót tất cả thế gian. Bậc Thiên nhân sư là thầy của ta được thắng lợi hoàn toàn. Tất cả trời, người đều thờ Pháp chủ làm đại sư. Các Bồ Tát này tư duy, Phật dạy giữ gìn tịnh giới, thà giết chết thân mạng chứ không phạm giới. Thế tôn đã dạy, tùy thuận giáo Pháp của Phật tức là cúng dường Phật. Bà Lamôn V.V. thí chủ cúng dường các thức ăn uống thì ta như Pháp thỏa dụng, đừng để người kia không được kết quả. Như vậy, người cúng thí và người nhận đều được lợi ích. Bà Lamôn V.V. vì dùng danh tự Samôn nên tưởng như Phước Điền của Bồ Tát. Bồ Tát phải đúng như lý, như lượng, tu hành chánh Pháp thì hiện hiện công đức Samôn, công đức Phước Điền. Bồ Tát như vậy là tự tu hành và giáo hóa người không có dừng nghĩ. Các Bồ Tát này hành bát nhã ba la mật đa sâu xa như thế thì thường tùy thuận thế gian, thấy kẻ giận dữ thì không khiêm nhường, thấy kẻ kêu mạng thì tưởng vô ngã, thấy kẻ tà vậy thì tưởng chánh trực. Thấy kẻ nói lời dối trá thì tưởng như thật. Thấy kẻ nói ác thì dùng lời ái ngữ. Thấy kẻ cứng cõi thì thị hiện như hòa. Thấy kẻ nóng giận thì sanh tự nhẫn. Thấy kẻ theo Pháp tà thì sanh đại tư. Thấy kẻ khổ não thì sanh lòng đại bi. Thấy kẻ sang tham, tật đố thì hành bố thí. Các Bồ Tát hành bát nhã ba la mật đa sâu xa như thế, tùy thuận trí thế gian nên được sanh cõi Phật thanh tịnh. Vì sao? Vì trì giới không thiếu khuyết, xa lìa tạ quế, tu tâm bình đẳng. Ở chỗ hữu tin đầy đủ các căng lành lớn, không đắm trước danh lợi. Có đức tin thanh tịnh, không có sự hy vọng mong cầu, cần hành tinh tấn, tu tập không biến nhát. Tu tập các tịnh lự để xa lìa tán loạn. Dùng tuệ ví diệu để học tập đa văn. Các căng đầy đủ, trí tuệ thông minh, tu đại tử để xa lìa giận giữ não hại. Nhờ nhân duyên này được sanh về cõi Phật thanh tịnh. Bây giờ, tối tháng Bạch Phật. Như lời Phật dạy người tu tập về các Pháp trì giới V, V, và các Pháp thì được sanh cõi Phật thanh tịnh. Như vậy, cần tu đầy đủ các Pháp hay chỉ tu một Pháp là được sanh ở cõi Phật thanh tịnh? Phật bảo tối thắng. Thiên vương nên biết. Đối với các Pháp ta đã nói ở trước, Bồ Tát nào chỉ tu một hạnh là đầy đủ các Pháp. Như vậy, một hạnh cũng sanh về cõi Phật thanh tịnh. Vì sao? Vì trong mỗi một hạnh đầy đủ các hạnh. Các Bồ Tát này sanh ở cõi Phật thanh tịnh không bị bào thai làm ô quế. Vì sao? Vì Bồ Tát đã làm tượng Phật, tu sữa vườn Tăng, ở trước bảo tháp Phật, thoa đất thơm và đốt hương cúng dường, rải hoa đẹp cúng dường hoặc dùng nước thơm rưới rửa tượng Phật. Ở trong vườn Tăng, rưới nước quét dọn và láng nền. Từ tâm cung phụng cha mẹ, sư trưởng, thiện hữu đồng học và các sa môn, dùng tâm bình đẳng cung kính cúng dường. Đêm căng lạnh này ban cho hữu tình cùng nhau hồi hướng quả vị vô thường chánh đẳng bồ đề, làm cho hữu tình đều được thanh tịnh. Bồ Tát như thế là được ly dục. Vì sao? Vì tâm không chấp trước, chẳng đám nhiễm theo bè đảng, quay lưng các trần cảnh, xa lì các duyên ái. Ở trong cảnh dục tâm chẳng ái nhiễm, tu hành như thật giới Phật đã thuyết. Đối với bốn việc cúng dường ít muốn vui đủ, chỉ đủ nuôi thân, tâm thường lo sợ, thường hành tịch tĩnh, xa lì các pháp. Bồ Tát như thế chẳng đám trước việc thế tục, liền được mạng sống thanh tịnh. Không tà vậy, oai nghi, không dối trá, lời nói không lừa gà. Nghĩa là trước mặt thí chủ không lừa dối bằng cách thể hiện bước đi ung dung, nhìn thẳng phía trước sáu khủyểu tay, không nhìn nó hai bên, đó là uy nghi tà mạng. Lúc không có thí chủ thì phóng túng buông lung. Vì cầu lợi dưỡng nên có thí chủ thì ăn nói ngọc ngào, nhỏ nhẹ, tùy thuận theo ý họ, lúc không có thí chủ thì nói lời thô bỉ. Thấy người hành bố thí trong tâm thật có tham muốn nhưng nói rằng không cần. Khi không được của thí sanh phiền não. Lời nói biểu hiện ít muốn mà tâm tham cầu lợi dưỡng thật nhiều. Các Bồ Tát này không có tướng cầu lợi dưỡng như thế. Nếu thấy thí chủ thì không nói rằng ba y hư rách, đồ dùng thiếu thốn, hoặc nói cần thuốc men. Lại tuyệt đối không được nói với thí chủ, này thí chủ mổ, giáp, cho tôi vật này, hoặc người kia nói tôi trì giới học trọng, đại bi, tinh tấn. Dù khen như thế mà tôi không có đức này, tôi chỉ xin tu thiện để đền ơn thí chủ. Các Bồ Tát này không nói với bạch y những lời tự khen mình trên người để cầu danh lợi như thế. Nếu thấy thí chủ cúng thí cho người khác không sanh tâm sân hiện, phiền não, không du nịnh quanh coi để cầu nhận vật đó, không dối trá bằng cách thân thiện để hại người lấy của, chẳng mong hại nhục người bằng cách dẫn cực để lấy của. Thí chủ định cúng thí cho người được khen, hoặc người thuyết pháp, hoặc đại chúng, hoặc chưa dự định phần chia, hoặc đã bố thí nhưng chưa cho hẳn thì Bồ Tát không bao giờ chen vào trong ấy để nhận phần. Nếu khi nhận tài vật thì không tham đắm, đây là vật của ta, đây là sở hữu của ta, phải đem cho ngay đến các sa môn khác, hoặc bà la môn, sư tăng, cha mẹ và các người nghèo cùng thiếu thốn, đều được bình đẳng sử dụng. Nếu tài vật hết không lo lắng, vài ngày không được thì tâm không khổ não. Các Bồ Tát này thọ nhận vật của người khác cúng dường, hoặc bố thí cho người, cả hai đều được thanh tịnh. Vì hạnh thanh tịnh nên tâm chẳng mệt mỏi. Vì sao? Vì lợi ích cho hữu tình đang bị đắm chìm trong biển luân hội sanh tử, nên các Bồ Tát này không nhảm chán. Nếu có việc ma, các khổ bức bách, tâm không bị thối lui. Nếu người muốn hành nhị thừa thì vì họ đề thuyết Pháp không có nề hà, mệt nhọc. Bồ Tát tu Pháp bồ đề phần, không hề nhảm chán. Các Bồ Tát này tinh tấn như thế là thường tùy thuận hành theo chánh giáo của Phật. Vì sao? Vì các Bồ Tát này xa lìa sự bung lung, tâm thường cẩn thận, khéo tự giữ gìn thân, không tạo việc ác, ngử, ý cũng vậy. Dù sống ở hiện tại nhưng sợ về vị lai, diệt sạch các Pháp ác không cho sanh ra nữa. Lời nói thường dựa vào chân lý, thường thuyết đúng giáo Pháp, chẳng nói những lời phi Pháp. Bỏ nghiệp xấu ác, chuyên tu hành thanh tịnh. Không hủy giáo Pháp của Phật, xa lìa phiền não và Pháp bất tình. Đó là hậu trì chánh Pháp của như lai, diệt sạch các Pháp ác, bất thiện. Các Bồ Tát này tùy thuận theo giáo Pháp thanh tịnh của Phật, nếu thấy hữu tình thì vui vẻ, miễn cười, không hề nhăn nhó. Vì sao? Vì tâm đã lìa tạp quế, vẫn đục, các chăng thanh tịnh, xa lìa cấu bẩn, sân nhuế, tâm không có nội kết quán hận. Bồ Tát như thế tức được đa văn, quan sát sanh tử thường biết như thật về lửa tham, sân, si đốt cháy làm cho con người mê loạn. Biết như thật về các Pháp hữu vi đều vô thường, tất cả hành là khổ, các Pháp là vô ngã. Ở thế gian, hữu tình xây đắm theo hí luận, phải hiểu như thật là trong các Pháp chỉ có niết bàn là tối thắng, trịch tịnh. Nghe người thuyết Pháp thì suy nghĩ nghĩa rồi truyền trao cho người. Pháp đại từ bi, sởi niệm kiên cố. Nếu chẳng nghe Pháp thì không tư, tu. Thế nên văn tuệ là trăng bản của các chữ. Tất cả trí tuệ được sanh ra từ đây. Đã được đa văn thì hộ trì chánh Pháp. Vào thời chánh Pháp diệt tận, ở đời vị Lai có các hữu tình muốn tu hành mà không gặp chánh Pháp, không có người thuyết Pháp thăm sâu, thì khi ấy Bồ Tát Tuyên Dương Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa để cho hữu tình tu giới, định, tuệ. Do đó khen, thiện nam tử. Vào thời chánh Pháp diệt tận, người nên phát tâm Bồ Đề Cầu Vô Thượng Giác vì muốn làm lợi lạc cho hữu tình. Kinh điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế là đối tượng để tu hành của chiêu Phật trong ba đời. Người xuyên tu hành thì giác ngộ chẳng xa. Vì sao? Vì Bát Nhã Ba La Mật Đa không xa Đại Bồ Đề. Như người trồng lúa, cây lúa đã trổ đồng, nên biết kết quả thu hoạch không xa. Cũng vậy, Bồ Tát cầu Đại Bồ Đề mà được nghe Bát Nhã Ba La Mật Đa, thì chắc chắn Bồ Tát ấy cách Phật chẳng xa. Thiện nam tử. Sa li Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa để nương tự vào các kinh khát cầu Vô Thượng Giác, hoặc có thể chính đắc, thì điều ấy không thật có. Thí như con vua, bỏ vua cha mà đi đến người khát cầu làm thái tử chắc chắn không thể được. Cũng vậy, Bồ Tát cầu trí nhất thiết cần nương Bát Nhã Ba La Mật Đa. Nếu nương vào kinh khát cầu trí nhất thiết thì không thể được. Thí như bò con muốn bú sữa thì phải nhờ mẹ nó, nếu tới bò khác thì không có sữa. Cũng vậy, Bồ Tát cầu Đại Bồ Đề phải nương vào Bát Nhã Ba La Mật Đa, nếu nương Pháp khác thì không thể chính đắc. Thiên vương nên biết. Các Đại Bồ Tát gần gũi Bát Nhã Ba La Mật Đa làm Pháp vương tử, tướng tốt trang nghiêm thân thể, các căn đầy đủ, tu hành Pháp Phật đã tu, giác ngộ điều Phật đã giác ngộ. Cứu hộ khổ não cho tất cả hữu tình, thông suốt hoàn toàn giáo Pháp của Phật đã thuyết, thường tu phạm hành, sa lia sự vẫn đục, giữ gìn thành trí trí nhất thiết của chiêu Phật. Đó là Bồ Tát làm Pháp vương tử, được Đế Thích, Phạm Thiên, Hộ Thế cùng tôn trọng. Vì sao? Vì hành đạo Bồ Tát được bất thối, tất cả ác ma không thể lây động. Do đó, an trụ Phật Pháp, thông suốt tất cả lý không bình đẳng, không chạy theo duyên ngoại, nên an trụ trong trí tuệ Phật Pháp. Không cùng ở chung với thanh văn, đọc giác V, V, vượt khỏi thế gian, trụ vô sanh nhẫn. Bồ Tát biết như thật các phẩm thượng, trung, hạ khác nhau về tham, sân, si của hữu tình, biết rõ như thật phẩm loại khác nhau về tâm thiện, tầm kiên cố của hữu tình. Khi biết như thật rồi, tùy theo mỗi một hữu tình để nói Pháp đối trị, có thể giáo hóa hữu tình. Hữu tình nào muốn thấy thân Phật được đổ thoát thì Bồ Tát hiện thân Phật để thuyết Pháp. Nếu muốn thấy thân Bồ Tát để được đổ thoát thì Bồ Tát hiện thân Bồ Tát để thuyết Pháp. Nếu muốn thấy thân Độc Giác để được đổ thoát thì Bồ Tát hiện thân Độc Giác để thuyết Pháp. Nếu muốn thấy thân Thanh Văn để được đổ thoát thì Bồ Tát hiện thân Thanh Văn để thuyết Pháp. Nếu muốn thấy các thân Đế Tích, Phạm Thiên, Ba La Môn, Sát Đế Lợi, Trưởng Giả, Cư Sĩ V, V, để được đổ thoát thì Bồ Tát đều hiện các thân ấy thuyết Pháp cho họ. Bồ Tát bằng phương tiện thiện xảo hành bác nhã Ba La Mật Đa sâu xa giáo hóa, đổ thoát hữu tình như thế. Các Bồ Tát này tâm tánh từ hòa, chánh trực, quyển chuyển, không bị cấu uế như du nịnh, ganh ghét. Tâm thường thanh tịnh, không nói lời thô ác, hành hạnh nhẫn nhục, gần gũi hữu tình. Bồ Tát hành bác nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế thì ở trú sứ ấy được an ổn. Vì sao? Vì Bồ Tát đầy đủ chánh kiến và thanh tịnh kiến, thanh tịnh hành, các hành động trong cảnh giới tùy tâm tương ưng. Nếu tâm trái với pháp ác bất thiện và không hoạt động trong cảnh giới uế ác thì Bồ Tát không thực sự tu hành. Các Bồ Tát này thấy người đồng học hết lòng hoang hỷ, hoặc củ cải, hoặc giáo pháp đều thọ dụng chung để hành Phật đạo, chỉ có Phật là thầy. Bồ Tát như thế thì được tự tại, an lạc, nắm giữ đầy pháp để giáo hóa hữu tình. Vì lợi ích nhiếp phục hữu tình nên Bồ Tát bố thí lợi ích, bố thí an lạc, hoặc bố thí tất cả, hoặc dùng lời lợi ích, lời có nghĩa, lời đúng pháp, hoặc những lời tương tự để nhiếp phục hữu tình. Đem củ cải để lợi ích bình đẳng, hoặc đem thân thể lợi ích bình đẳng, hoặc đem sinh mạng để lợi ích bình đẳng, hoặc đem vật dụng để lợi ích bình đẳng. Thiên vương nên biết Bố thí lợi ích tức là pháp thí Bố thí an lạc tức là tài thí Bố thí vô tận là chỉ dạy chánh đạo Lời nói có lợi ích thì sanh pháp lành Lời nói có nghĩa thì thấy chánh lý Lời nói như pháp thì tùy thuận giáo pháp của Phật Lời nói chẳng sai khác thì thuyết pháp như thật Dùng của để lợi ích bình đẳng là việc ăn uống, y phục v.v. Dùng thân để lợi ích bình đẳng là bảo vệ nhiếp phục và kẻ khác cũng được như vậy Dùng mạng để lợi ích bình đẳng là các thứ trân bảo ngoài mạng sống Vật dụng lợi ích bình đẳng là voi, ngựa v.v. tất cả tịnh tài Đó là các Bồ Tát hành bát nhã Palamuddha sâu xa, tự mình làm và đem cho người đều được bình đẳng Các Bồ Tát này sanh ra với thân hình xinh đẹp, xiên năng tu tập, quai nghi tịch tĩnh, quai nghi không dối trá, quai nghi thanh tịnh, mọi người đều muốn nhìn Trong ngoài đều thiện, người xem không chán, làm vui lòng người, tất cả hữu tình đều yêu mến, tôn trọng Ai nhìn thấy đều phát thiện tâm, người sân hận thấy thì tâm hòa giải Các Bồ Tát này xinh đẹp như thế, làm chỗ nương tựa, bình đẳng bảo hữu tình diệt sạch phiền não, hướng dẫn hữu tình xa lịa sanh tử vô biên, đổ thoát vô biên hữu tình vượt qua hiểm nạn của thế gian Làm bạn thân với kẻ không quyến thuộc, làm thầy thuốc giỏi cho kẻ bệnh phiền não, làm người cứu hộ cho người không được cứu hộ, làm chỗ nương tựa cho người không có chỗ nương tựa, làm ngọn đút pháp cho người không ánh sáng Bồ Tát làm y chỉ cho các hữu tình như thế để chữa trị các bệnh, như cây thọ vương tên là thiện kiến, thân cây, gốc trễ, cành lá, hoa quả, sát hương, mùi vị đều chữa lành bệnh Cũng vậy, các Bồ Tát này từ khi mới phát tâm cho đến cứu cánh thường chữa lành bệnh phiền não cho hữu tình. Bồ Tát có nhiều phước đức trí tuệ thì người nào được thấy nghe đều lành bệnh Đó là Bồ Tát có công đức tương ưng tùy theo năng lực để làm việc cúng dường tam bảo, người có tật bệnh thì bố thí thuốc men, người đói khát thì bố thí đồ ăn uống, người lạnh ghét thì bố thí y phục Hết lòng kính thờ các vị thân giáo sư, quỹ phạm sư, cung kính chào hỏi người đồng học, đồng giới Pháp. Tạo lập trú xứ Tăng, cấp thí ruộng vườn tùy theo tài vật của mình để bố thí đối xử như Pháp đối với tôi tớ. Nếu nghe phạm trí, sa môn nào có danh đức, tu chánh hạnh thì thường gần gũi để học hỏi. Các Bồ Tát này thường phát sanh hạnh lành, đầy đủ phương tiện thiện xảo để giáo hóa cứu độ hữu tình. Thân vẫn ở yên nơi quốc độ này mà đến vô biên quốc độ khác để hỏi chánh Pháp, thì hiện cúng dường vô biên như Lai, hoặc thì hiện tu tập trợ bồ đề phần, hoặc thì hiện cúng dường vì Phật mới thành, hoặc thì hiện thân mình thành đẳng chánh giác, hoặc vì chúng thì hiện chuyển Pháp luôn vi diệu, hoặc thì hiện niết bàn làm việc lợi ích lớn. Người đáng độ thì thị hiện thân hóa độ, làm cho người thấy được lợi ích. Tuy làm các việc Phật sự như thế mà chẳng tác ý, chẳng phân biệt. Khi ấy, tôi thắng Bạch Phật. Bạch Thế Tôn Bồ Tát làm các việc biến hóa như thế nào mà tâm không phân biệt. Phật Dạy Đại Thiên Vương Cũng như mặt trời, mặt trăng chiếu soi khắp tất cả không có phân biệt, ta phát ánh sáng và chiếu đến chỗ nào thì các loài hữu tình tùy theo nghiệp lực của mình để cảm nhận ánh sáng mặt trời, mặt trăng chiếu soi ngày đêm. Cũng như vậy, các Bồ Tát này tuy hiện hóa thân mà không phân biệt. Vì sao? Vì các hữu tình đều có nghiệp lành đời trước. Xưa kia, Bồ Tát phát nguyện độ hữu tình, do sức thệ nguyện và tùy theo ý niệm của họ nên hóa hiện thân không phân biệt. Các Bồ Tát này dùng phương tiện thiện xảo, thường làm những việc làm như thế để giáo hóa hữu tình mau chống hướng đến quả vị vô thường chánh đẳng Bồ Đề. Vì sao? Vì các Bồ Tát này bố thí viên mãng, trì giới thanh tịnh, không bị lũng chảy, khiếm khuyết, giới phẩm thanh tịnh vượt hẳn hàng thanh văn và độc giác, đầy đủ an nhẫn, tinh tấn, tình lự, bác nhã, xảo tiện, dịu nguyện, lực, trí và các công đức bất cộng của Phật, vượt trên địa vị thanh văn, độc giác. Thiên vương nên biết! Bồ Tát sơ địa cho đến thập địa hành bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, tu tập các hành như thế chứng đắc quả vị vô thường chánh đẳng Bồ Đề. Khi thuyết Pháp này có hai vạn thiên tử xa lì trận cấu, sanh Pháp nhãn thanh tịnh. Ba vạn Bồ Tát được vô thanh nhẫn. Tám vạn bốn ngàn trời, người đều phát tâm quả vị vô thường chánh đẳng Bồ Đề. Vô lượng trăm ngàn kiền đạc phược và khẩn nại lạc nhiễu quanh núi Thứu Phong, hoan hỷ chấp tay tảng tháng như lai. Vô lượng trăm ngàn dược soa vui mừng chấp tay nhiễu quanh núi Thứu Phong, mưu nhiều loại hoa vi diệu để cúng dường chư Phật. Ở mười phương vô lượng hàng hà xa thế giới chư Phật đều có vô lượng Bồ Tát đến tảng tháng, đức như lai thế tồn khéo thuyết bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa cho các Bồ Tát. Nhờ bác nhã Ba-la-mật-đa mà trời, người được bốn hướng, bốn quả và đạo độc giác Bồ Đề. Cũng có Bồ Tát thập địa, thập độ, mười lực như lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại tư, đại đi, đại hỷ, đại xã, mười tám Pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết tướng, trí nhất thiết v.v. Vô biên Phật Pháp đều nhờ bác nhã Ba-la-mật-đa mà được thành tựu. Như việc thế gian đều nương hư không, hư không không có chỗ nương. Bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa cũng như vậy, vì các Pháp không có chỗ nương. Nguyện cho chúng tôi ở đời vị lai thuyết bác nhã Ba-la-mật-đa cho các đại Bồ Tát như thế tồn đang tuyên thuyết ngày nay. Nói như vậy rồi cung kính trải hương hoa lên như lai và chúng hội. Lúc ấy, có vô lượng thiên thần và các thần khác ở núi Thứ phong trụ giữa hư không táng tháng. Khi hữu thay thưa thế tồn, chúng con nghĩ đã có vô lượng chiêu Phật đến núi Thứ phong thuyết bác nhã Ba-la-mật-đa cho đại chúng nhưng ngày nay không khác. Trời tối thắng bạch Phật. Bạch thế tồn, thiên thần ở không trung có trí tuệ gì, làm sao biết được sự sai khác gần xa của cảnh giới chiêu Phật trong quá khứ, mà nói có vô lượng chiêu Phật đã tuyên thuyết bác nhã Ba-la-mật-đa cho chúng hội này. Phật dạy Nạy Thiên Vương Chúng thiên thần đây đều là Bồ Tát an trụ cảnh giới bất khả tư nghị giải thoát, cho nên được sự sai khác gần xa của cảnh giới chiêu Phật trong quá khứ. Nạy Thiên Vương Xưa kia, ta còn làm Bồ Tát đã từng sanh trong cảnh thiên thần ấy, thấy vô lượng chiêu Phật chính đắc quả vị vô thường chánh đẳng Bồ Đề, đã vì chúng hội tuyên thuyết dịu pháp cho đến lúc nhập Niết Bàn, ta thường chấp tay kính lễ khen nợi. Vì sao? Vì tuổi thọ của cảnh giới thiên thần khi lâu dài, nên thấy nghe vô biên sự việc lâu xa trong quá khứ. Bây giờ, trong chúng có một thiên tử tên là Quang Đức trời tòa đứng dậy, lệch áo che vai trái, gối phải chấm đất, chấp tay bạch Phật. Bạch Thế Tôn Chiêu Phật, Bồ Tát phải ở cõi tịnh độ, chứ tại sao Thế Tôn xuất hiện ở thế giới khăm những đầy dậy ô quế xấu ác này? Phật bảo Quang Đức Thiên tử nên biết, chỗ ở của Như Lai không có tạp quế tức tịnh độ. Khi ấy, Như Lai dùng thần lực làm cho ba ngàn đại thiên thế giới đất bằng như bàn tay, đều do lưu ly tạo thành, không có các núi rò, núi đất, trong gai, nơi nơi đều có nhiều báu, hương hoa, cỏ mềm, suối hồ với nước tám công đức, thành bậc bằng bảy báu, cỏ cây hoa quả đều thuyết về pháp luân bất thối của Bồ Tát, không có pháp thanh văn, độc giác khác. Tuy có Bồ Tát từ mười phương đến, mà chẳng nghe tiếng gì khác, chỉ nghe thuyết pháp bát nhã ba la mật đa sâu xa. Khắp nơi hoa sen nở lớn như bánh xe, với đầy đủ màu sắc xanh, vàng, đỏ, tí vê, vê. Trong các đài hoa đều có các Bồ Tát ngồi kiết già, tư duy về Đại Thư. Thấy chư Như Lai ở giữa chúng hội, thuyết pháp sâu xa cho chúng Bồ Tát, vô lượng trăm ngàn đế thích, phạm thiên, hộ thế cung kính cúng dường vây quanh khen nợi. Thiên Tử Quang Đức thấy việc như vậy vui mừng, hấn hở, khen nợi Phật. Hy hữu Thay Thư Thế Tôn. Hy hữu Thay Thư Thiện Thể. Pháp Như Lai đã thuyết chân thật không hư dối. Chỗ ở của Như Lai không tạp Quế, tức là tịnh độ như Phật đã thuyết không có sai khác, hữu tình phước mỏng thấy tình thành Quế. Bạch Thế Tôn. Thiện Nam Tử, Thiện Nữ V.V. được nghe công đức danh tự Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa thì đó là điều rất là hy hữu, húng chi là siêng năng biên chép, thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết cho người khác. Phật Bảo Quang Đức. Thiên Tử Nên Biết Thiện Nam Tử, Thiện Nữ V.V. nào ở trong vô lượng đại kiếp, đem tâm vô ngại bố thí các tài vật cho hữu tình, so với Thiện Nam Tử, Thiện Nữ V.V. dùng tính tâm thanh tịnh biên chép kinh này rồi trao cho người khác thọ trì, đọc tụng thì công đức đạt được nhiều hơn người trước. Vì sao? Vì của thí chỉ trừ đói khác còn pháp thí không cùng. Vì vậy cho nên, tài thí chỉ được quả báo ở thế gian, quả vui trời, người, được rồi lại mất. Này tuy tạm được nhưng sao chắc mất? Nếu dùng pháp thí thì được chưa từng được, đó là niết bàn chắc chắn không lui mất. Giả sử có giáo hóa hữu tình ở ba ngàn đại thiên thế giới đều tu tập theo mười thiện nghiệp đạo. Nếu Thiện Nam Tử, Thiện Nữ V.V. với tính tâm thanh tịnh thọ trì, đọc tụng bác nhã ba la mật đa sâu xa, rồi giảng thuyết cho người khác, thì được vô lượng, vô biên công đức vượt hơn người trước. Vì sao? Vì tất cả pháp lành đều được sanh ra từ bác nhã ba la mật đa. Giả sử có người giáo hóa hữu tình ở ba ngàn đại thiên thế giới đều được chính đắc bốn hướng, bốn quả, độc giác bồ đề. Nếu Thiện Nam Tử, Thiện Nữ V.V. với tính tâm thanh tịnh thọ trì, đọc tụng, biên chép bác nhã ba la mật đa, thì công đức này vượt hơn người trước vô lượng, vô số. Vì sao? Vì Thanh Văn, độc giác đều từ bác nhã ba la mật đa sanh ra. Nhờ bác nhã ba la mật đa này mà có Phật xuất thế. Cho nên bác nhã ba la mật đa ở chỗ nào thì biết chỗ ấy là tòa bồ đề vi diệu, là chỗ Như Lai chuyển pháp luân. Thiện Nam Tử V.V. nên nhớ chỗ ấy thường có Như Lai ứng chánh đẳng giác. Vì sao? Vì tất cả chiêu Phật đều do bác nhã ba la mật đa sanh ra. Người nào cúng dường hình tượng Như Lai thì được công đức chẳng bằng công đức cúng dường bác nhã ba la mật đa sâu xa. Vì sao? Vì ba đời chiêu Phật đều nhờ bác nhã ba la mật đa mà có.

Listen Next

Other Creators