Home Page
cover of Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

00:00-14:27

Cuộc nội chiến tại Myanmar đã kéo dài 3 năm, kể từ khi quân đội đảo chính, lên nắm quyền tại quốc gia này. Từ đó đến nay, Myanmar chìm sâu vào các cuộc nội chiến đẫm máu giữa lực lượng nổi dậy vào chính quyền quân sự, đẩy tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia này tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng. Vậy những tác động của cuộc xung đột này là gì? Và diễn biến của nó trong thời gian tới như nào thế nào? Tương lai của Myanmar sẽ ra sao?

20
Plays
0
Downloads
0
Shares

Transcription

The transcription discusses the ongoing civil war in Myanmar, which started three years ago when the military took control. The conflict has led to a deepening crisis in the country's economy, politics, and society. The tensions between the civilian government and the military have been a long-standing issue in Myanmar's political landscape. The conflict escalated when the military opposed proposed constitutional changes by the civilian government. The military arrested the President and State Counsellor on charges of election fraud, prompting widespread protests. Despite a ceasefire agreement, the political and socio-economic situation in Myanmar remains in deadlock. The military has the power to suppress uprisings but struggles to govern the country effectively. Various opposition groups have emerged, leading to armed rebellions and increased tension. The conflict is complex, involving multiple parties with different agendas. The military has used violence against civilians, includin Cuộc nội chiến tại Myanmar đã kéo dài ba năm, kể từ khi quân đội đảo chính lên nắm quyền tại quốc gia này. Từ đó đến nay, Myanmar chìm sâu vào các cuộc nội chiến đẫm máu giữa lực lượng nổi dậy vào chính quyền quân sự, đẩy tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia này tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng. Vậy những tác động của cuộc xung đột này là gì? Và diễn biến của nó trong thời gian tới như nào thế nào? Tương lai của Myanmar sẽ ra sao? Diễn biến chính cuộc nội chiến Myanmar Mối quan hệ căng thẳng giữa chính quyền dân sự và quân sự là vấn đề đã tồn tại qua nhiều giai đoạn của nền chính trị Myanmar. Dưới góc độ cá nhân, sự đối lập về tính cách của hai nhà lãnh đạo đại diện cho hai chính quyền được thể hiện rất rõ và điều này càng được củng cố khi Đảng Lao động vì Dân chủ Myanmar, NLD, lên nắm quyền vào năm 2016. Cuộc xung đột được đẩy lên cao trào khi một loạt sự thay đổi về hiến pháp do NLD đề xuất nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của quân đội trong quốc hội bằng việc giảm tỷ lệ ghế ngồi của chính quyền quân đội. Nhưng đề xuất này đã không được thông qua vì vấp phải nhiều sự phản đối của các thành viên quân đội và các thành viên có mối quan hệ với chính quyền quân sự. Vào ngày 1-2-2021, chỉ vài giờ trước lễ khai mạc quốc hội mới, Mai-in SVKE – một trong hai phó tổng thống của nước này – tuyên bố tổng thống Myanmar Ugyen Mainit và cố vấn nhà nước kiêm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bà Ung San Suu Kyi đã bị bắt giữ và phế chốt do những cáo buộc liên quan đến gian lận bầu cử. Để củng cố vai trò của chính quyền quân sự, ông Mai-in SVKE đã đảm nhận vị trí tổng thống, đồng thời các lực lượng vũ trang dưới quyền chỉ huy của đảng này sẽ tiếp quản các quyền lập pháp, tư pháp, hành pháp. Ngay sau đó, để chống lại sự tiếp quản của quân đội, hàng loại các cuộc biểu tình của nhiều tầng lớp trong đó đặc biệt là tầng lớp thanh niên đã diễn ra rất mạnh mẽ, sau đó phong trào này lan rộng ra khắp cả nước. Ban đầu các cuộc biểu tình diễn ra khá sơi nổi với mong muốn quân đội nước này sẽ rút lui về danh trại, nhưng sau đó dưới sự đàn áp đẫm máu của chính quyền quân sự bằng súng đạn, vòi rồng, đã buộc các cuộc biểu tình này phải láng xuống. Ngày 16 tháng 4 năm 2021, Chính phủ Thống nhất Quốc gia, NUG, đã được thành lập. Chính phủ NUG đã tập hợp các thành viên của NLD, các đại diện của những nhóm dân tộc khác nhau và những người khác ở nước ngoài nhằm chống lại chính phủ quân sự. Nỗ lực của NUG là tấn công vào quân nhân và các tài sản khác của chính phủ, và một tuyên bố về cuộc chiến phòng thủ thực chất là cuộc nổi dậy chống chính quyền đã được nhe nhóm qua nhiều thập kỷ đã đẩy Myanmar vào một cuộc chiến toàn diện. Mặc dù lệnh ngừng bắn được thỏa thuận giữa chính quyền quân sự Myanmar và các bên nổi dậy đã được ghi kết, gia hạn như tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Myanmar vẫn rơi vào bế tắc trong suốt năm 2021. Khi đó, chính phủ quân sự có thể đàn áp được những phong trào nổi dậy chống chính quyền, nhưng lại không đủ tiềm lực để quản lý đất nước, mặt khác trong nội bộ của những cuộc nổi dậy đã có ít nhiều những thay đổi. Nếu họ tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế và đồng lòng hơn trong các cuộc chiến hoặc chính quyền quân sự có đủ khả năng để kiểm soát lãnh thổ thì diễn biến cuộc xung đột đã đi theo chiều hướng khác có lợi cho người dân. Năm 2022, các hoạt động chống chính quyền khác nhau của các lực lượng đối lập đã đẩy nền chính trị, xã hội nước này vào một tình thế mới, không đơn thuần là những động thái biểu tình chống chính quyền nữa mà thay vào đó là các cuộc nổi dậy có vũ trang. Điều này làm gia tăng tình trạng căng thẳng tại khu vực và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, xã hội của Myanmar. Các lực lượng nổi dậy và chính quyền không thể kiểm soát được đối với lãnh thổ và người dân mà thay vào đó, người dân phải sống dưới sự quản lý phức tạp của cả chính quyền lẫn các lực lượng nổi dậy. Hội đồng hành chính nhà nước, SAC và các đồng minh thân cận bao gồm các đảng phái, các tổ chức dân tộc chủ nghĩa Phật giáo cưng rắn và lực lượng biên phòng đã cung cấp vũ khí cho dân thường. Nhưng chủ yếu tại các khu vực do chính phủ quân sự quản lý chủ yếu là các trung tâm thương mại, hành chính, thường ít xảy ra các cuộc xung đột. Lực lượng chống sắc là tổ chức chống chính quyền có trụ sở chủ yếu tại các khu vực người Myanmar sinh sống, nhóm này thường hợp tác với nhau ở các mức độ khác nhau ở từng địa phương. Tiếp đó, là các tổ chức vũ trang dân tộc, EAO, đại diện cho các nhóm dân tộc tại khu vực biên giới, nhóm vũ trang này đã tồn tại qua nhiều thập kỷ nhưng phản ứng của EAO lại có những điểm khác nhau. Có những EAO phản đối và có những xung đột gây gắt với chính quyền, một số khác lại có những động thái khá hỏa hoãn. Cuộc nội chiến ở Myanmar không đơn thuần là cuộc chiến giữa hai phe đại diện cho hai ý chí khác nhau, mà đó là cuộc chiến tranh hỗn hợp giữa nhiều bên tham chiến và đại diện cho nhiều ý chí, mục đích khác nhau. Để đàn áp các phong trào nổi dậy, quân đội nước này không ngại tấn công thẳng vào các cơ sở dân sự. Đáng chú ý là cuộc không kích vào lễ kỷ niệm của tổ chức độc lập Kachin khiến ít nhất 80 người chết và 100 người bị thương, sau đó lực lượng junta đã ngăn chặn quyền tiếp cận y tế đối với những người bị thương. Tiếp đó, quân đội ra sức đàn áp người Rohingya bằng cách hạn chế quyền đi lại và cắt nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ với nhóm người này, gây ra tình trạng thiếu thốn nguồn nước và thực phẩm. Trong công cuộc kiểm soát người dân bằng chính sách kỹ thuật số, chính phủ nước này đã bắt giữ những người Hồi giáo vốn đã có từ nhiều thập kỷ vì nhập cư bất hợp pháp và gắn mã ID cho người Rohingya là người nước ngoài. Bên cạnh đó, nhằm tăng cường quyền hạn của mình trong các vấn đề quốc gia, chính phủ quân sự đã cho đóng cửa các tòa án bên trong nhà tù, hạn chế tối đa về mặt pháp lý với những người bị cáo buộc, các tòa án quân sự địa phương được giao quyền đặc trách trong các trường hợp và công chúng không được phép giám sát. Quyền công dân, quyền phụ nữ và trẻ em gái cũng không được đảm bảo, khi chính phủ liên tiếp đàn áp bằng các hình thức vũ trang quân sự. Vào ngày 9 tháng 10 năm 2023, một ngôi làng ở Kachin tại Myanmar bị chính quyền tấn công khiến hàng trăm thường dân phải sơ tán, trong đó có 11 trẻ em bị chết do cuộc tấn công này. Trong vấn đề quyền phụ nữ và trẻ em gái, sự gia tăng tình trạng tấn công tình dục đối với phái nữ từ sau cuộc đảo chính được cho là do các thành viên quân đội và phi nhà nước thực hiện càng làm tăng thêm bạo loạn quốc gia, đồng thời làm tăng nguy cơ về buôn bán và bóc lột tình dục đối với phụ nữ ở quốc gia này. Sự thay đổi về cán cân lực lượng giữa các bên Myanmar là một quốc gia có diện tích rộng lớn nhưng bị chia cắt bởi những ngọn núi cao, điều này gây nhiều khó khăn cho chính quyền trong việc quản lý lãnh thổ, hành chính. Chính vì vậy, việc thống nhất về quản lý hành chính quốc gia là điều nước này chưa thực sự đạt được. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các cường quốc tham gia tri phối và thúc đẩy bạo loạn ở quốc gia này. Kể từ sau cuộc đảo chính đã có nhiều nguồn tin cho thấy sự quan tâm của các cơ quan tình báo nước ngoài đến diễn biến của khu vực này nhằm đăng giá tình trạng an ninh và cấu trúc khu vực. Tuy nhiên, để chắc chắn có sự trợ giúp từ các bên trong vấn đề xung đột tại Myanmar hay không vẫn là một vấn đề tranh cãi. Hiện nay chưa có bất cứ một chính phủ nào công khai ủng hộ hoặc viện trợ cho các bên trong cuộc xung đột cũng như những người dân bị ảnh hưởng. Thực tế rằng, nguồn tài chính mà các lực lượng nổi dậy có được đó là những hoạt động gây quỹ cộng đồng thông qua Internet, hoặc đối với những nhóm vũ trang xác tộc lâu đời, nguồn tài chính của họ chủ yếu đến từ việc thu thuế của người dân và các hoạt động kinh doanh hợp pháp, bất hợp pháp. Tuy nhiên, thông qua đạo luật Burma, Mỹ đã có những chính sách hỗ trợ cho các phong trào nổi dậy tại Myanmar, nhằm hướng tới thiết lập một nền dân chủ toàn diện tại miến điện mà các lực lượng nổi dậy là nồng cốt và cũng là những đối tượng mục tiêu của chính sách. Đạo luật này bao quát khá rộng, trong đó bao gồm viện trợ quân tư trang và các hoạt động đào tạo chiến thuật, gián điệp cho các lực lượng EAO. Theo một số nhà quan sát, kho vũ khí của EAO không đến từ các chính phủ nước ngoài, mà chủ yếu đến từ thị trường chợ đen của Thái Lan và các sự trợ giúp của một số tư nhân. Xét theo chiều hướng khác, trên thực tế vẫn sẽ có sự giúp đỡ, viện trợ vũ khí của các lực lượng bên ngoài như dưới hình thức bí mật, hoặc chính quyền quân sự không muốn công khai. Một vấn đề khác, căn cân lực lượng giữa hai bên trong cuộc xung đột dường như khá là cân bẳng với nhau. Sau sự kiện ngày 1 tháng 2 năm 2021, chính phủ Myanmar bị lên án mạnh mẽ, tiếp theo đó là hàng loạt những lệnh trừng phạt đến từ các quốc gia phương Tây khiến cho các hoạt động kinh tế, thương mại nước này bị gián đoạn. Ở chiều ngược lại, dưới sự đàn áp mạnh mẽ của quân đội, các lực lượng nổi dậy đã liên kết lại với nhau chống lại chính quyền, điều này càng làm căng thẳng mối quan hệ hai bên trong cuộc chiến. Hiện nay, chưa thể chắc chắn được bên nào đang có ưu thế hơn trong cuộc xung đột này. Ở góc độ nào đó, chính quyền quân sự có sự liên kết đồng nhất hơn nhưng lại không thể quản lý được toàn bộ đất nước, còn đối với lực lượng nổi dậy, họ có thể kiểm soát được phần lãnh thổ đang chiếm đóng của mình và có sự liên kết với nhau, nhưng chưa thực sự hoàn thiện. Hiện trạng thực tế cho thấy, căn cân lực lượng giữa các bên đối lập đang đạt được trạng thái cân bằng tương đối, và các hiệp định ngừng bắn đang mang lại nhiều cơ hội cho các bên. Nhưng những bất đồng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiềm tàng mà nếu hai bên không thể điều phối nó, thì cuộc chiến tại Myanmar vẫn sẽ tiếp tục leo thang. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra khi nhìn dưới góc độ nhân lực. Lực lượng nổi dậy đã liên kết quân sự với nhau ở mức chưa từng có ở quốc gia này. Ước tính nếu huy động toàn bộ lực lượng để chống chính quyền trên một mặt chật, quân số có thể lên tới 80.000 người cân bằng với lực lượng của chính quyền. Một số nhận định cho rằng, EAO có thể sẽ chiếm ưu thế trên chiến trường, điều đó có thể đúng nếu họ liên kết quân sự chặt chẽ với nhau. Nhưng nếu dành chính quyền thì liệu rằng các EAO có còn liên minh chặt chẽ nữa hay không? Lúc đó quân đội sẽ nổi dậy và một lần nữa đẩy Myanmar vào một cuộc chiến mới. Thực tế, lợi thế vẫn chưa thể nghiêng hẳn về bên nào trong cuộc xung đột này, việc lực lượng của quân đội bị ràn mỏng trên nhiều mặt chật là nguyên nhân chính dẫn đến để mất một số cứ điểm vào tay EAO. Nhưng nếu họ liên kết lại trên cùng một mặt chật, rất khó để EAO có thể chiếm mặt chật từ tay họ. Cuộc chiến tại Myanmar là một cuộc chiến sống còn, đây không phải là cuộc đấu tranh giai cấp mà là cuộc đấu tranh quyền lực. Hai bên đều muốn chiến đấu, dành lấy quyền lực về phía mình, điều này càng thúc đẩy ý chí chiến đấu của hai bên. Và việc đưa ra nhận định về cuộc chiến ở thời điểm này được cho là còn quá sớm. Tác động của cuộc nội chiến. Ba năm sau cuộc đảo chính, tình hình an ninh, chính trị, kinh tế của Myanmar hiện nay vô cùng tồi tệ. Nền kinh tế bị gián đoạn do tình trạng thiếu hụt năng lượng, đời sống người dân gặp nhiều bất lợi và luôn tiềm ẩn những nguy cơ về an ninh con người, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em. Cuộc xung đột đã làm hư hại nhiều cơ sở vật chất nhằm cung cấp năng lượng cho quốc gia, gây ra tình trạng mất điện thường xuyên, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân. Cuộc xung đột cũng dẫn đến thâm hụt tài nguyên nghiêm trọng, chính quyền quân sự và EAO thay nhau bán nguồn tài nguyên của đất nước cho các nước láng giềng của mình. Thái Lan và Trung Quốc là hai quốc gia tham gia vào công tác khai thác tài nguyên hàng hái nhất đặc biệt là các lĩnh vực thủy điện, đất hiếm. Các cuộc tấn công vào dân thường thường xuyên xảy ra khi chính quyền quân sự muốn đàn áp các EAO, họ không nguồn ngại tấn công thẳng vào các cơ sở dân sự, gây ra thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Còn các nhóm vũ trang phi nhà nước, họ bóc lột tình dục với phụ nữ và xâm hại đến trẻ em. Tình hình xung đột leo thang, căng thẳng giữa các EAO và quân đội Myanmar gây ra những lo ngại về an ninh khu vực dọc theo các vùng biên giới của Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Bangladesh. Chính quyền quân sự vì muốn đè bẹp các EAO, đã đẩy mạnh tấn công vào các khu vực mà lực lượng này chiếm đóng, chủ yếu quanh khu vực biên giới. Cuộc tấn công vào cứ điểm của EAO tại bang Chin đã đe dọa đến cấu trúc an ninh của vùng đông bắc của Ấn Độ, khi một quả bom của chính quyền quân sự đã rơi vào lãnh thổ Ấn Độ trong nỗ lực nghiền nát EAO tại khu vực này. Điều tương tự cũng xảy ra dọc biên giới Trung Quốc, Myanmar, những mảnh bom, đạn thường xuyên rơi vào lãnh thổ của Trung Quốc trong cuộc chống trả của EAO với chính quyền quân sự. Tác động của cuộc xung đột, không chỉ ảnh hưởng đến các quốc gia lân cận mà nó còn tác động đến rất nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore vẫn không thể thu hồi được do tình hình mất ổn định tại nước này. Lan sóng nhập cư bất hợp pháp bắt nguồn từ các cuộc duy dân của người Miến Điện gây ra nhiều áp lực cho toàn bộ các quốc gia. Khu vực trên thế giới và tình trạng này vẫn tiếp tục gia tăng khi chính phủ quân sự tiếp tục phong tỏa toàn bộ các viện trợ nhân đạo quốc tế đến những người di cư trong nước. Hoạt động buôn bán vũ khí, ma túy, tội phạm công nghệ ngày càng gia tăng tại những cứ điểm dọc biên giới. Các mạng lưới tội phạm chủ yếu do người Trung Quốc cầm đầu, họ liên lạc với lực lượng phòng thủ khu vực dọc vùng biên giới Trung Quốc, Myanmar, lợi dụng tình hình bất ổn tại khu vực để phát triển các dịch vụ lừa đảo qua không gian mạng. Tình dụng việc làm với phúc lợi và mức lương cao điều này đã thu hút rất nhiều thanh niên trẻ đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Ad buộc người nước ngoài dùng súng để lừa đảo những đồng hương tham gia vào tổ chức của họ, nếu không thực hiện, chúng sẽ tra tấn hoặc trừ khử. Cuộc chiến tại Myanmar hiện nay không còn là vấn đề của chính quốc gia đó nữa, nó là vấn đề quốc tế. Nỗ lực kêu gọi đình chiến của Trung Quốc đã có tác dụng khi hai bên có những hiệp định, thỏa thuận ngừng bắn nhằm tái thiết lại tình trạng an ninh khu vực. Nhưng đó chỉ là tạm thời, sự can thiệp bên ngoài chỉ có thể hòa hoãn được mối quan hệ giữa hai bên. Để tái thiết lại sự ổn định, phát triển của quốc gia vẫn cần nhiều hơn những sự thỏa thuận của hai bên. Dự báo tình hình trong thời gian tới Dưới tác động trung gian từ phía Trung Quốc, hiệp định ngừng bắn giữa liên minh ba anh em và quân đội đã được thực thi. Và theo dự kiến, Myanmar sẽ có cuộc bầu cử dân sự vào năm 2025, nhưng để đi đến một kết quả có lợi cho cả hai bên trong cuộc xung đột là điều khó để nói trước. Một vài kịch bản có thể xảy ra như sau. Nếu quân đội giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, Myanmar sẽ quay trở lại với tình hình trước đây. Chính phủ vẫn không thể kiểm soát được toàn bộ đất nước, và các EAO vẫn tiếp tục chiến đấu, ít nhất là có thể kiểm soát được các khu vực thuộc về mình. Ở chiều ngược lại, nếu chính quyền dân sự mới được bầu lên, lần này ảnh hưởng của quân đội tiếp tục bị đe dọa. Nguy cơ tiềm tàng về một cuộc xung đột mới vẫn sẽ diễn ra, đẩy người dân Myanmar vào một thẳng cảnh mới, có thể sẽ khốc liệt hơn. Tiếp đến, nếu như hai bên thỏa hiệp tình hình Myanmar sẽ như thế nào? Khi đó, cuộc phân chia đất nước không đồng đều có thể sẽ diễn ra. EAO hoàn toàn không muốn bị chính phủ kiểm soát tại khu vực của họ, khả năng có thể xảy ra nhất là một chính phủ liên bang với nhiều điều chỉnh mới. EAO có thể kiểm soát được khu vực của họ, tự do phát triển kinh tế và tuân thủ một số điều luật được hai bên đặt ra. Một kịch bản cuối cùng, nếu hai bên tiếp tục răng co và các thỏa thuận bị phá vỡ, nếu điều đó xảy ra, tình hình tại Myanmar càng trở lên phức tạp hơn. Nên kinh tế kịch quệ do không thể sản xuất, người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em tiếp tục phải đối mặt với nhiều nguy hiểm liên quan đến bạo lực và buôn bán bất hợp pháp. Thực chất, một kịch bản có lợi cho cả hai bên tại Myanmar là điều khó có thể xảy ra trong tương lai gần, hai bên đều muốn đạt toàn bộ quyền lực về phía mình. Vấn đề của Myanmar không nằm ở việc bên nào thắng, bên nào thua, mà nó nằm ở hiến pháp Myanmar vấn đề thổi bùng cuộc xung đột. Nếu muốn thiết lập lại tình hình ổn định tại Miến Điện, hai bên cùng với người dân phải đi tới một quyết định sửa đổi hiến pháp dân chủ, công khai, minh bạch thay vì một cuộc bầu cử dân chủ.

Listen Next

Other Creators