Home Page
cover of Chính sách kinh tế, đối ngoại của Nga thoát bão trừng phạt của Mỹ và phương Tây
Chính sách kinh tế, đối ngoại của Nga thoát bão trừng phạt của Mỹ và phương Tây

Chính sách kinh tế, đối ngoại của Nga thoát bão trừng phạt của Mỹ và phương Tây

nghiencuuchienluocnghiencuuchienluoc

0 followers

00:00-21:30

Trái ngược với mục tiêu đánh bại Nga toàn diện trên các lĩnh vực thông qua các lệnh trừng phạt kinh tế cũng như gia tăng áp lực ngoại giao của các nước phương Tây, năm 2023, Nga không những không lâm vào thế khó mà còn đạt được những bước tiến đáng kể về kinh tế cũng như đối ngoại. Những kết quả này trở thành cơ sở quan trọng, giúp Nga tiếp tục duy trì cuộc đối đầu toàn diện với phương Tây trong những năm tiếp theo.

13
Plays
0
Downloads
0
Shares

Audio hosting, extended storage and much more

AI Mastering

Transcription

In 2023, despite facing economic shocks, Russia's economy showed signs of strong recovery in the second half of the year. The Central Bank adjusted the GDP growth rate to 2.2%-2.7% and the Minister of Economic Development predicted a 3% growth. The country's GDP was expected to increase by 3.5%, indicating a strong recovery. However, Russia faced new challenges due to sanctions imposed by the US and the West. The sanctions on oil transportation and price limits affected the country's revenue, but Russia found ways to circumvent them by establishing proxy companies and exporting oil to other countries. Trade with China, India, Turkey, and other countries increased, but this also highlighted the lack of diversification in Russia's trade. Military spending stimulated economic development, but it also increased budget deficits. Inflation rates were high, but unemployment rates were low. The real income of workers increased, but there was a shortage of labor. Housing prices and the stock ma Trái ngược với mục tiêu đánh bại Nga toàn diện trên các lĩnh vực thông qua các lệnh trừng phạt kinh tế cũng như gia tăng áp lực ngoại giao của các nước phương Tây, năm 2023, Nga không những không lâm vào thế khó mà còn đạt được những bước tiến đáng thể về kinh tế cũng như đối ngoại. Những kết quả này trở thành cơ sở quan trọng, giúp Nga tiếp tục duy trì cuộc đối đầu toàn diện với phương Tây trong những năm tiếp theo. KINHTNGATRONG năm 2023, Thành tựu và khó khăn Mặc dù nền kinh tế Nga trải qua những cú sốc dữ dội trong nửa đầu năm 2023 nhưng trong nửa cuối năm, nền kinh tế Nga cho thấy xu hướng phục hồi mạnh mẽ. Vốn đầu tư tăng mạnh, kinh tế thực sự phục hồi nhanh chóng. Ngày 27 tháng 10 năm 2023, Ngân hàng Trung ương Nga đã điều chỉnh tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 lên 2,2%-2,7%. Ngày 10 tháng 11, Bộ trưởng Bộ phát triển kinh tế Nga Vesezh Nikov đã tổ chức cuộc họp chung với Bộ Kinh tế Belarus. Trong bài phát biểu của mình, ông dự kiến tăng trưởng kinh tế Nga năm 2023 đạt 3%. Ngày 14 tháng 12, Tổng thống Nga Putin đã tóm tắt tình hình phát triển kinh tế nước này tại sự kiện tổng kết hàng năm tổ chức ở Moscow và cho biết tổng sản phẩm quốc nội GDP của Nga năm 2023 dự kiến sẽ tăng 3,5%. Chỉ số này cho thấy nền kinh tế Nga đã phục hồi mạnh mẽ sau đợt suy giảm năm 2022. Nhưng đằng sau những kết quả rực rỡ đó cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, bất ổn mới. Các biện pháp trừng phạt thất bại Năm 2023, Mỹ và các nước phương Tây triển khai nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với Nga. Trong đó các biện pháp hiệu quả rõ rệt nhất là lệnh cấm vận vận chuyển dầu thô trên biển và thiết lập giá trần. Từ ngày 5 tháng 12 năm 2022, Liên minh châu Âu bắt đầu thực hiện chính sách giá trần 60 USD thùng đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga. Nhóm các nước, G7, và Australia cũng đạt được thỏa thuận tuân thủ tiêu chuẩn giới hạn giá này. Liên minh giới hạn giá cấm các công ty thuộc thẩm quyền của mình cung cấp dịch vụ bán dầu của Nga trừ khi dầu được bán ở mức giá trần. Những dịch vụ này bao gồm vận chuyển, bảo hiểm và tài chính 5. 5 Nga và các khách hàng dầu mỏ của họ phải tìm nơi khác nếu họ do dịch trên mức giá trần. Sau khi chính sách này được đưa ra, nguồn danh thu từ dầu mỏ và khí đốt cho ngân sách Nga đã giảm đáng kể. Để lách các lệnh trừng phạt này, Nga đã thành lập hàng loạt công ty đại lý ở nhiều quốc gia khác nhau, và dầu mỏ Nga do hạm đội bóng tối cung cấp dịch vụ vận chuyển. Theo hướng dẫn của EU, một khi dầu thô được tinh chế, nó không còn bị giới hạn bởi giá trần nữa. Do đó, một lượng lớn dầu thô của Nga được xuất khẩu sang Ấn Độ và các nước khác. Sau khi được tinh chế thành nhiên liệu như dầu Diesel, chúng được xuất khẩu sang EU. Điều này đã làm giảm đáng kể hiệu quả của những lệnh trừng phạt cực đoan của Mỹ và phương Tây. Bắt đầu từ nửa cuối năm 2023, danh thu từ dầu mỏ và khí đốt của Nga bắt đầu tăng lên và dần hồi phục. Thêm nữa, giá dầu quốc tế tăng vọt từ 68 USD thùng vào tháng 6 năm ngoái lên 95 USD thùng vào cuối tháng 9, tăng tới 40%. Nguồn thu từ dầu mỏ lớn chắc chắn sẽ giúp Nga giảm thâm hụt ngân sách và cung cấp sự hỗ trợ tài chính vững chắc cho sự phát triển các ngành công nghiệp khác, trở thành hòn đá tảng chống đỡ cho sự phục hồi kinh tế Nga. Loại bỏ đồng USD ổn định tỷ giá Trong năm 2023, tỷ trọng của đồng USD và đồng EUR trong các thanh toán quốc tế của Nga giảm đáng kể, trong khi tỷ trọng của đồng rút và đồng nhân dân tệ tăng lên nhiều. Bắt đầu từ năm 2021, tỷ trọng của đồng rút trong thanh toán xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi, đạt 35% vào cuối năm 2023. Tỷ trọng thanh toán bằng đồng nhân dân tệ tăng lên 40%, tỷ trọng của đồng USD và đồng EUR cộng lại chỉ chiếm 24%. Sự thay đổi này một mặt làm giảm rủi ro bị xử lý theo lệnh trừng phạt nhưng mặt khác lại phải đối mặt với nguy cơ tổn thất thương mại do đồng rút mất giá. Trong tháng 8 và tháng 10 năm 2023, tỷ giá đồng USD đã 2 lần vượt mốc 1 chia 100 so với đồng rút. Để ổn định tỷ giá đồng rút, Ngân hàng Trung ương Nga đã ngừng mua ngoại tệ trên thị trường nội địa và bán ngoại tệ hàng ngày để đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này có hiệu quả làm giảm giao dịch đầu cơ và giảm động lực bán đồng rút. Bên cạnh đó, việc nâng lãi xuất cơ bản cũng gián tiết làm tăng đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Nga còn áp dụng các biện pháp như tăng giá bình quân xuất khẩu dầu khí, tăng thuế xuất khẩu, tăng thu nhập ngoại hối, ổn định tỷ giá đồng rút. Nhìn chung, các biện pháp này đã thu được kết quả khá tốt, đến cuối năm 2023, tỷ giá USD so với đồng rút về cơ bản ổn định ở mức khoảng 1 chia 90. Kim ngạch thương mại Trung Nga lập mức cao kỷ lục. Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt Mỹ-phương Tây không ngừng gia tăng, vị thế của Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác. Trong giao dịch thương mại với Nga liên tục tăng lên. Năm 2023, Trung Quốc chiếm hơn 1 phần 3 tỷ trọng thương mại với Nga trong đó nhập khẩu chiếm 41% và xuất khẩu chiếm 26%. Thương mại song phương Nga Trung đột phá vượt mốc 200 tỷ USD. Các sản phẩm như ô tô, điện thoại di động 5, 5 của Trung Quốc nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Nga. Nhưng điều này cũng phản ánh cơ cấu ngoại thương của Nga thiếu tính đa dạng. Nếu Mỹ và phương Tây tăng cường biện pháp trừng phạt thứ cấp, ngoại thương của Nga có thể phải đối mặt với những rủi ro mới. Kinh tế chiến tranh và thâm hụt ngân sách Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine tiếp diễn, đầu tư cố định của Nga duy trì tăng trưởng, đầu tư quân sự tăng mạnh, lượng mua sắm vũ khí khổng lồ, các tập đàn công nghiệp quân sự có đầy đủ đơn đặt hàng. Chi tiêu quân sự khổng lồ cũng trở thành nhân tố kích thích phát triển kinh tế Nga. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách tăng cũng chịu áp lực rất lớn. Chỉ riêng chi tiêu cho quốc phòng, an ninh quốc gia và thực thi pháp luật đã tăng lần lượt 40% và 52% so với kế hoạch ban đầu, lên gần 9,4 nghìn tỷ rút, chiếm khoảng 1 phần 3 tổng chi tiêu ngân sách. Chi phí dành cho chính sách xã hội, bao gồm bồi thường cho gia đình các nạn nhân chiến tranh đã vượt mức 9,5%. Theo Bộ trưởng Tái chính Nga, năm 2023 thâm hụt ngân sách của Nga khoảng 2,9 nghìn tỷ rút, chiếm 1,5% GDP. Mặc dù ngành dầu khí và khí đốt năm 2023 là điểm sáng, nhưng thu nhập từ một mình dầu khí khó mà bù đắp thâm hụt ngân sách. Chi tiêu quân sự trong vài năm tới sẽ phải do Quỹ Phúc lợi Quốc gia, NVKF, của chính phủ Nga chi trả. Tuy nhiên, quy mô quỹ này đã giảm từ 13,5 nghìn tỷ rút vào cuối năm 2022 xuống còn 8,99 nghìn tỷ rút vào cuối năm 2023, khả năng thu hẹp thâm hụt ngân sách là đáng lo ngại. Ngoài ra, Nga còn phải đối mặt với rủi ro nợ quốc gia. Để đối phó với áp lực tài chính do chiến tranh gây ra, vào tháng 8 năm 2023, Putin đã ký luật thu nhập doanh nghiệp vượt mức đối với các doanh nghiệp lớn, áp dụng thu nhập doanh nghiệp một lần lên tới 10% kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2024. Điều này gây áp lực nhất định lên các doanh nghiệp lớn trong các ngành năng lượng, kim loại, phân bón hóa chất và tài chính của Nga. Tỷ lệ lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp Ngày 14 tháng 12 năm ngoái, ông Putin dự đoán tỷ lệ lạm phát của Nga năm 2023 ở mức 7,5% đến 8%. Nhưng dữ liệu này đã bị các chuyên gia liên quan nghi ngờ, các nhà phân tích từ Romia và các tổ chức khác tin rằng kể từ khi bắt đầu nổ ra xung đột, tháng 2 năm 2022, tỷ lệ lạm phát thực tế của người tư dùng Nga đã lên tới 47%. Vào cuối hẻ đầu thu năm 2023, Nga đã trải qua cuộc khủng hoảng nhiên liệu, giá nhiên liệu tại các chạm xăng tăng mạnh, một số khu vực xuất hiện tình trạng thiếu hụt nhiên liệu. Để giải quyết cuộc khủng hoảng, chính phủ Nga đã tạm thời cấm xuất khẩu xăng và dầu Diezen, đồng thời khôi phục lại trợ cấp nhiên liệu. Khi tình hình chưa yên thì một đợt khủng hoảng thịt và trứng đã xảy ra ngay sau đó. Đầu tiên là giá thịt và tăng mạnh, sau đó giá trứng còn tăng chóng mặt hơn. Ở một số khu vực, giá trứng tăng hơn gấp đôi. Đến cuối năm 2023, thuế nhập khẩu lên tới 1,2 tỷ quả trứng được xóa bỏ. Và đây chỉ là phần nổi của tảng băng lãm phát ở Nga vào năm 2023. Để đối phó với tình trạng lãm phát không ngừng gia tăng, bắt đầu từ tháng 7 năm 2023, Ngân hàng Trung ương Nga đã 5 lần tăng lãi xuất cơ bản từ 7,5% lên 16%. Mặc dù khả năng tăng thêm trong tương lai là ít, nhưng lãi xuất cơ bản có thể sẽ duy trì mức cao trong một thời gian dài. Trái ngược với tỷ lệ lãm phát cao, trong năm 2023 tỷ lệ thất nghiệp của Nga giảm xuống mức thấp kỷ lục dưới 3%, thu nhập thực tế của người lao động cũng tăng kỷ lục. Theo tính toán hàng năm, mức lương doanh nghĩa có thể tăng 13-15%, trong khi mức lương thực tế có thể tăng 7-8%, giảm bớt một phần áp lực cuộc sống do giá cả tăng lên. Nhưng đồng thời, Nga đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực nghiêm trọng. Báo cáo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Nga cho biết, tính đến cuối năm 2023, thiếu hụt lao động của Nga đạt 4,8 triệu người. Người nhập cư từ các nước Trung Á và các nước khác cũng khó có thể bù đắp thiếu hụt nguồn nhân lực lớn. Điều này sẽ có tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của Nga. Giá nhà tăng và thị trường chứng khoán phục hồi Kể từ năm 2020, thị trường đầu tư tài sản cố định của Nga tiếp tục bùng nổ, với giá nhà tăng tới 55% từ năm 2020 đến 2023. Và theo Sberbank, giá nhà trung bình trên toàn quốc đạt 146.000 rút M2, khoảng gần 1.600 USD M2, vào tháng 11 năm 2023. Giá nhà đất tiếp tục tăng trở thành công thuần duy trì tăng trưởng GDP của Nga, nhưng đồng thời cũng là một trong những thủ phạm khiến lãm phát tiếp tục ở mức cao. Cũng trong năm 2023, thị trường chứng khoán Nga đã đảo ngược đà suy giảm của năm 2022. Chỉ số Moscow Exchange IMOEX tăng 43,87%, từ 2.154,12 điểm lên 3.999,11 điểm và chỉ số RTS tăng 11,63% trong 12 tháng, từ 970,6 điểm lên tới 1.183,48 điểm. Năm 2023, các doanh nghiệp lớn của Nga về cơ bản đã thích ứng với áp lực trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Áp dụng các phương pháp như đăng ký tại nơi khác để tránh các lệnh trừng phạt và rủi ro thanh toán. Ngoài ra, chính sách tiền tệ và quyết định lãi sức của Ngân hàng Trung ương Nga, sự phục hồi của thị trường IPO đều trở thành nhân tố tích cực trong sự phát triển của thị trường chứng khoán Nga. Nhìn chung, nền kinh tế quốc gia Nga có một bảng báo cáo thành tích có thể diện vào năm 2023. Trong bài tổng kết thường niên, ông Putin hài lòng với sự cải thiện cơ cấu tăng trưởng kinh tế của Nga. Tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của các ngành công nghiệp khác ngoài năng lượng đạt 54%, mức chưa từng có. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ việc mở rộng toàn bộ lực lượng sản xuất quốc phòng, dự án xây dựng quân sự bùng nổ, các dự án và phát triển cơ sở hạ tầng gắn liền với sự truyền dịch dòng chảy thương mại theo hướng Đông Tây. Sự tăng trưởng này chắc chắn sẽ có tác động lan tỏa, chẳng hạn như tăng tư dùng và đầu tư trong các ngành liên quan, và kích thích sự trỗi dậy của của các ngành kinh tế không liên quan đến đầu tư và chiến tranh của nhà nước. Nhưng nền kinh tế quá nóng không chỉ đặt ra mức trần thấp hơn cho tăng trưởng trong năm tới, mà còn làm giảm chất lượng tăng trưởng. Do đó, trong năm 2024, nền kinh tế Nga còn phải đối mặt với một loạt khó khăn. Chẳng hạn như ngành năng lượng, nguồn thu chính của Nga, đối mặt với rủi ro khai thác và xuất khẩu giảm. Các yếu tố như tỷ lệ lãm phát cao, hạn chế thu nhập và tăng lương lưu có thể làm ra tăng sự bất mãn của người dân, dẫn đến sự giảm tín nhiệm đối với chính phủ. Các nước Mỹ và phương Tây có thể tiếp tục tăng cường biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, hạn chế Nga tiếp cận thị trường tài chính, công nghệ và thị trường tiêu thụ quốc tế. Tác động của việc tăng thuế xuất nhập khẩu, thuế ngành công nghiệp đối với doanh nghiệp và đầu tư. Nói tóm lại, cuộc khủng hoảng Ukraine như ngọn núi cao đè nặng lên sự phát triển kinh tế của Nga. Chỉ có kết thúc chiến sự, thực hiện hòa bình, kinh tế nước Nga mới có thể thực sự đạt được GIA ONGA năm 2023. Cuối năm 2023, xung đột Nga-Ukraine kéo dài gần 700 ngày vẫn tiếp diễn, khói lửa chiến tranh chưa tan tại đại lục Á-Âu. Chiến sự mặt trận rằng co, hai bên rơi vào cuộc chiến lâu dài và tiêu hào sinh lực. Tuy nhiên, nhiều phương tiện truyền thông như Washington Post của Mỹ, Le Parisien của Pháp lại gọi Tổng thống Putin là người chiến thắng của năm. Nguyên nhân có nhiều phương diện, cuộc phản công của Kiev rơi vào đình trệ, sự hỗ trợ và ủng hộ của các nước phương Tây như Mỹ và châu Âu đối với Ukraine đang giảm dần, trong khi kinh tế Nga có sức bền vững bắt đầu thích ứng với bình thường mới dưới các lệnh trừng phạt. Điều đặc biệt đáng quan tâm là trên mặt trận ngoại giao, Nga nỗ lực phá phá bỏ sự cô lập của phương Tây, tích cực tăng cường quan hệ với các nước xung quanh và các nước ngoài phương Tây, đột phá vòng vây vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Không từ bỏ đối thoại, phương Tây bị chia rẽ. Đầu năm 2023, Nga đã ban hành văn kiện chương trình ngoại giao phiên bản mới của khái niệm chính sách đối ngoại. Trong đó nhấn mạnh Nga không coi mình là kẻ thù của phương Tây, sẵn sàng triển khai đối thoại và hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, duy trì chủ quyền và tôn trọng lợi ích của nhau. Mặc dù bình minh hòa bình xung đột Nga-Ukraine khó hiện ra, các lệnh trừng phạt phương Tây thậm chí còn đang không ngừng gia tăng. Nhưng việc nối lại đối thoại với phương Tây, tạo môi trường đối ngoại tốt đẹp cho Nga luôn là định hướng trong các nỗ lực ngoại giao của Moscow. Ngày 30 tháng 11 năm ngoái, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tham dự cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao OSCE tại Bắc Macedonia. Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022, ông hiếm khi xuất hiện ở các nước châu Âu, đặc biệt là các nước NATO. Mặc dù Ngoại trưởng các nước Ukraine, ba nước vùng Baltic và các nước khác từ chối tham dự, nhưng phái đoàn Nga tham dự thuận lợi đã là bước đột phá trước sự phong tỏa của NATO và phương Tây. Điều này cũng cho thấy nhiều nước trong nội bộ châu Âu chủ trương làm dịu quan hệ với Moscow, hy vọng khôi phục đối thoại với Nga ở mức độ nhất định. Tại cuộc họp, Ngoại trưởng Hungary Andrzej Seador cũng kêu gọi ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine để đàm phán giải quyết xung đột Nga-Ukraine. Ngoài ra, sự thay đổi lãnh đạo gần đây ở nhiều nước châu Âu cũng làm cho phe chống Nga ở phương Tây có sự phân hóa. Chẳng hạn như chính phủ mới của Slovakia cho biết không ủng hộ các biện pháp trừng phạt đối với Nga, còn tuyên bố sẽ chấm dứt hỗ trợ quân sự đối với Ukraine. Liên minh các đảng đối lập cũ của Ba Lan lên nắm quyền và chính phủ mới tập trung nhiều hơn vào các vấn đề trong nước, tương đối ít quan tâm đến các vấn đề quốc tế. Điều này cũng sẽ làm suy yếu sự ủng hộ của Ba Lan đối với Ukraine. Đẩy nhanh hướng Đông, Trung Quốc, Ấn Độ là trọng điểm ngoại giao. Trong lịch sử, hội nhập vào phương Tây là mong muốn ấp ủ từ lâu của dân tộc Nga. Tuy nhiên, năm 2022 đã trở thành bước ngoặt không thể đào ngược trong quan hệ giữa Nga và phương Tây. Giới tinh hoa Nga không còn ảo tưởng về phương Tây nữa. Tích cực điều chỉnh chính sách đối ngoại và đẩy nhanh tốc độ hướng Đông. Trong số các nước phương Đông, Trung Quốc và Ấn Độ được Nga coi là những trọng điểm ngoại giao. Phiên bản mới khái niệm chính sách đối ngoại của Nga nêu rõ rằng nước này sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, phát triển hợp tác cùng có lợi trong nhiều lĩnh vực và hỗ trợ lẫn nhau trên trường quốc tế. Tháng 3 năm 2023, Chủ tịch Tập Cận Bình được mời thăm Nga. Tháng 10, Tổng thống Putin tới Trung Quốc dự diễn đàn cấp cao vành đai và con đường lần thứ ba. Tháng 5, Thủ tướng Nga Mr. Stein dẫn đầu ba phó thủ tướng, 5 bộ trưởng và 500 đại biểu phái đoàn thương mại đã đến thăm Thượng Hải. Tháng 12 ông Mr. Stein lại đến thăm Trung Quốc và tham dự cuộc gặp thường kỳ giữa Thủ tướng Trung Quốc và Nga. Các chuyến thăm cấp cao qua lại giữa Trung Quốc và Nga một lần nữa khẳng định Trung Quốc là một hướng đi quan trọng trong ngoại giao Nga. Dưới sự chỉ đạo chính trị của các nguyên thủ quốc gia về ngoại giao, hai nước đã không ngừng làm sâu sắc thêm sự tin cậy chính trị lẫn nhau, tăng cường hợp tác chiến lược, thúc đẩy hợp tác sâu rộng và vững chắc trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, năng lượng, văn hóa và an ninh. Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2023, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga đã vượt mốc 200 tỷ đô la Mỹ, đạt mục tiêu để ra trước thời hạn. Tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại Trung Nga không ngừng được nâng lên tầm cao mới. Ấn Độ cũng là một trong những nước hướng đông của Nga. Ngay từ thời Soviet, Liên Xô và Ấn Độ đã có sự hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực quân sự. Hiện nay, ngành công nghiệp quân sự Ấn Độ vẫn có nhu cầu lớn đối với vũ khí Nga. Nga coi Ấn Độ là đối tác chiến lược yêu đái đặc biệt. Ấn Độ, quốc gia có ước mơ trở thành cường quốc, cũng cần sự hỗ trợ của Nga trên con đường trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Trong những năm gần đây, hai nước cũng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Năm nay, kinh ngạch kinh tế thương mại song phương giữa Nga và Ấn Độ cũng đạt kỷ lục hơn 50 tỷ đô la Mỹ. Chuyến đi chấp nhóng tới Trung Đông, tái hiện tầm ảnh hưởng của một cường quốc. Tháng 10 năm 2023, cuộc xung đột mới giữa Palestine và Israel bùng nổ. Điều này không chỉ làm giảm sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine, làm suy yếu sự ủng hộ của các nước phương Tây dành cho Ukraine mà còn mang lại cho Nga cơ hội ngoại giao ở một mức độ nào đó. Sự ủng hộ của Mỹ đối với Israel trong cuộc chiến chống lại Hamas đã đẩy các nước Ả Rập về phía Nga. Giữa thảo nghị quyết do Nga đề xuất tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về tình hình xung quanh Israel và giải Gaza đã nhận được sự ủng hộ từ các nước Ả Rập. Tổng thư ký Liên đoàn các quốc gia Ả Rập và Thủ tướng Iraq cũng lần lượt đến thăm Moscow để tìm kiếm sự hỗ trợ của Nga cho Palestine. Ngay mùng 6 tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Nga Putin đã đến thăm các nước Trung Đông là các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và Ả Rập Saudi, lần lượt gặp gỡ nguyên thủ quốc gia của hai nước. Sau đó, ngay mùng 7 tháng 12 ông đã có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Iran Jayshi đang ở thăm Moscow. Trong chuyến thăm của mình, ông Putin đã nhận được sự đón tiếp trọng thị ở cấp bậc cao nhất. Nga thậm chí còn nhận được sự cho phép đặc biệt để các máy bay chiến đấu của họ mang theo đạn thật và hộ tống chuyên cơ của Tổng thống trong toàn bộ quá trình. Là nước xuất khẩu năng lượng lớn, Nga và các tổ chức xuất khẩu dầu mỏ như Ả Rập Saudi đã kết nối và phối hợp sản xuất dầu thô theo cơ chế OPEC cộng, củng cố vị thế của mình trên thị trường năng lượng quốc tế. Bên cạnh đó, Nga và các nước Trung Đông đã tăng cường giao lưu kinh tế thương mại, hợp tác quân sự sâu sắc với Iran, trao đổi với các nước liên quan về các điểm nóng của khu vực Trung Đông. Tiếp tục phát ghi tầm ảnh hưởng của nước lớn tại khu vực Trung Đông thông qua một loạt biện pháp. Tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi đoàn kết rộng rãi các nước Nam bán cầu. Trong lịch sử, Liên Xô đã tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống thực dân của các nước Châu Phi và có quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước này. Trong lịch sử, các nước Châu Phi luôn phản đối quyền bá chủ của phương Tây và do đó có lập trường tương đối trung lập trong xung đột Nga-Úc-Krena. Ngoài ra, Châu Phi cũng là thị trường xuất khẩu có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất của Nga, đặc biệt là mặt hàng nông sản, phân bón. Trong những năm gần đây, khi quan hệ với phương Tây không ngừng xấu đi, Nga đã tăng cường công tác ngoại giao với Châu Phi. Năm 2019, Nga đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi đầu tiên ở Sochi và xóa khoản nợ 20 tỷ đô la Mỹ cho châu lục này. Tháng 7 năm 2023, Nga lại tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi tại Sư Tầm, Ptekpur. Mặc dù Mỹ và các nước phương Tây khác đã cố gắng gây áp lực cản trở trước cuộc họp nhưng đã có hơn 10 quốc gia Châu Phi đã cử phái đoàn cấp cao đến tham gia hội nghị. 49 nước cử đại diện tham gia. Tại hội nghị, Nga và các nước Châu Phi đã thảo luận về vấn đề cung cấp lương thực, phân bón, đồng thời đề xuất hiện trợ lương thực cho các nước Châu Phi. Ngoài vấn đề lương thực, Nga cũng đạt được sự đồng thuận với các nước Châu Phi về việc tăng cường hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực khác. Nói tóm lại, Nga coi các nước Châu Phi là mắt xích quan trọng trong việc xây dựng trật tự quốc tế mới, chủ động tăng cường quan hệ với các nước Châu Phi để đáp trả sự ngăn chặn bao vây chiến lược của phương Tây. Tập trung các nước vệ tinh, tăng cường trọng tâm không gian hậu Soviet. Nhìn vào sáu quốc gia mà Putin đến thăm vào năm 2023, Kyrgyzstan, Trung Quốc, Kazakhstan, Belarus, Ả Rập Saudi và các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, một nửa trong số đó là các nước trong không gian hậu Soviet. Xét cho cùng, các nước SNG luôn là định hướng ưu tiên ngoại giao của Nga. Nga dốc sức tăng cường hướng trọng tâm đến không gian hậu Soviet, đoàn kết các nước xung quanh thông qua các nền tảng như cộng đồng các quốc gia độc lập SNG, Liên minh Kinh tế Á-Âu và Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể V, V làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Nga với đồng minh Belarus. Thông qua đầu tư kinh tế thương mại, an ninh khu vực, di cư lao động, ảnh hưởng văn hóa, củng cố quan hệ với các nước Trung Á, thông qua hòa giải, đồng thời gây sức ảnh hưởng lên Armenia và Azerbaijan. Tuy nhiên, không gian hậu Soviet từ trước đến nay cũng là trận địa tuyến đầu để các nước phương Tây triển khai cạnh tranh giữa các nước lớn với Nga. Tại khu vực này, nỗ lực ngoại giao của Nga vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Ngược lại tình hình mọi mặt phát triển theo hướng bất lợi cho Nga. Tổng thống Pháp Macron và các nhà lãnh đạo phương Tây 5, 5 lần lượt đến thăm các nước Trung Á, tầm ảnh hưởng truyền thống của Nga đang từng bước si yếu. Armenia chỉ trích Nga và các tổ chức an ninh không giúp đỡ họ về mặt quân sự, dần xích lại gần phương Tây. Mozova đã tham gia các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga. Trong tương lai gần, Nga và phương Tây cũng sẽ tiếp tục đấu tranh giành ảnh hưởng trong khu vực này. Ngoại giao Nga xưa nay luôn ủiển chuyển khéo léo. Kể từ khi xảy ra xung đột Nga-Úc Raina bùng nổ, ngoại giao Nga từng mất đi tích cực và năng động vốn khó. Năm 2023, khi xung đột Nga-Úc Raina bước vào cuộc chiến lâu dài, ngoại giao Nga bắt đầu khôi phục sức sống trước đây, nỗ lực tái tạo sức ảnh hưởng của nước lớn, xây dựng trật tự quốc tế mới. Nga cũng rất coi trọng các tổ chức quốc tế và diễn đàn đối thoại quốc tế không do phương Tây lãnh đạo, tích cực thúc đẩy phát triển cơ chế các nước nhóm BRICS. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, 5-5-2 sẽ trở thành chủ tịch luân phiên của nhóm các nước BRICS vào năm 2024. Tại hội nghị thượng đỉnh do Nga tổ chức vào tháng 10, các nước nhóm BRICS sẽ chào đón các nước thành viên mới. Đây cũng sẽ là cơ hội quan trọng để Nga triển khai ngoại giao trên sân nhà vào năm 2024.

Listen Next

Other Creators