Home Page
cover of Quan hệ Nga – châu Phi kể từ sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine
Quan hệ Nga – châu Phi kể từ sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine

Quan hệ Nga – châu Phi kể từ sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine

00:00-20:14

Kể từ sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 02/2022 cho đến nay, tình hình quan hệ quốc tế trên thế giới đã có nhiều biến đổi sâu sắc và khó đoán hơn. Trong bối cảnh đó, mối quan hệ giữa Nga và các quốc gia châu Phi đã có những thay đổi không nhỏ để phù hợp với tình hình thực tế. Vậy những thay đổi chính trong quan hệ giữa Moskva và châu Phi là gì?

8
Plays
0
Downloads
0
Shares

Transcription

Since the start of Russia's military campaign in Ukraine in February 2022, there have been significant and unpredictable changes in international relations. The relationship between Russia and African countries has also undergone some changes. Many African countries, which had close ties with Russia based on diplomatic relations established since the Soviet era, expressed opposition to Russia's actions in Ukraine. However, there are still some African countries that continue to support Russia. The United Nations has held six votes related to the conflict, and the majority of African countries have voted against Russia's actions. However, there is a lack of consensus among African countries on the issue of Ukraine, which highlights the changing nature of Russia's relationship with Africa. The support for Russia from African countries has decreased since the military campaign in Ukraine. The conflicting opinions and lack of unity among African countries in their relationship with Russia Kể từ sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2 năm 2022 cho đến nay, tình hình quan hệ quốc tế trên thế giới đã có nhiều biến đổi sâu sắc và khó đoán hơn. Trong bối cảnh đó, mối quan hệ giữa Nga và các quốc gia châu Phi đã có những thay đổi không nhỏ để phù hợp với tình hình thực tế. Vậy những thay đổi chính trong quan hệ giữa Moskva và châu Phi là gì? Quan hệ giữa Nga và châu Phi kể từ sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine Về mặt chính trị ngoại giao, hầu hết các nước châu Phi đều có quan hệ chặt chẽ với Nga trên cơ sở mối quan hệ ngoại giao thiết lập từ thời Liên Xô. Mối quan hệ này xuất phát từ cơ sở hợp tác phát triển kinh tế, có những quan điểm chung về các vấn đề khu vực, quốc tế cũng như sự rè trừng với các nước phương Tây. Không lâu sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Đại hội Đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức cuộc bỏ phiếu về vấn đề này. Khoảng một nửa số quốc gia châu Phi ở thời điểm đó đã đưa ra quan điểm phản đối hành động của Moscow, bao gồm cả một số quốc gia có tiếng nói tại châu lục này như Ai Cập, Nigeria. Ngược lại, vẫn có nhiều nước bỏ phiếu trắng như Nam Phi, Algeria. Và chỉ có Eritrea là quốc gia châu Phi duy nhất bỏ phiếu chống lại nghị quyết này. Sự chưa rẽ trong việc tìm kiếm tiếng nói chung giữa các nước châu Phi vào thời điểm đó về vấn đề Nga-Ukraine đã minh họa cho sự thay đổi dần dần về bản chất của mối quan hệ giữa Moscow với châu Phi. Tính đến nay, Liên Hợp Quốc đã tổ chức sáu cuộc bỏ phiếu liên quan đến cuộc xung đột với các nội dung 1. lên án hành động của Nga, 2. yêu cầu Nga giúp quân, 3. đình chỉ Nga tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, 4. bác bỏ việc Nga sáp nhập lãnh thổ, 5. kêu gọi Nga phải bồi thường cho Ukraine, 6. kêu gọi lập lại hòa bình. Sau sáu lần bỏ phiếu, tỷ lệ các quốc gia châu Phi bỏ phiếu đi ngược với lợi ích của Moscow ngày càng tăng. Trong đó có sáu quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ cả sáu lần và 19 quốc gia bỏ phiếu ủng hộ ít nhất ba lần. Một số quốc gia đã bỏ phiếu trắng hoặc phản đối trong sáu lần bỏ phiếu như Mali, Sudan hay Cộng hòa Trung Phi. Những nhà lãnh đạo của các quốc gia này đều thiếu tính hợp pháp chính trị nhưng đã nắm được quyền lực nhiều vũ khí và sự ủng hộ của lính đánh thuê Nga. Một số quốc gia bỏ phiếu trắng hoặc không bỏ phiếu như Algeria, Angola, Mozambique, Zimbabwe. Dưới lãnh đạo và tinh hoa của những nước này đều có quan hệ chặt chẽ và hưởng lợi dưới sự bảo vệ chính trị của Moscow. Nhóm những quốc gia như Nam Phi, Maroc, Namibia lại muốn giữ vị trí trung lập truyền thống không liên kết của họ. Sự khác nhau này cho thấy mục tiêu không đồng nhất của mỗi quốc gia châu Phi trong việc lựa chọn bỏ phiếu, cũng như sự dè chừng của nhiều quốc gia cũng cho thấy sự ảnh hưởng không nhỏ của Nga tại lục địa này. Sự thiếu đồng thuận với nhau cũng như với phương Tây trong vấn đề về Ukraine đã khiến các nước châu Phi vấp phải sự chỉ trích từ các quốc gia phương Tây hoặc từ chính một số quốc gia khác trong châu Lục. Sự chia rẽ này nói lên sự thiếu đồng thuận của các nước châu Phi không chỉ trong vấn đề quan hệ với Nga mà còn ở với các cường quốc khác như Mỹ hay Trung Quốc. Liên minh châu Phi tổ chức đại diện cho châu Lục này, vào thời điểm đó, tuy không lên án trực tiếp Moscow, nhưng cũng đã có tuyên bố yêu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền Ukraine, thậm chí tổ chức này cũng từng đề xuất làm trung gian hòa giải giữa hai bên. Đối với Nga, kết quả của cuộc bỏ phiếu đầu tiên tại Đại hội Đồng Liên Hợp Quốc có thể coi là một chiến thắng biểu tượng, khi Moscow có thể cho phương Tây thấy rằng Nga không hề bị cô lập như những gì mà phương Tây mong muốn. Sự ủng hộ không nhỏ của các nước châu Phi dành cho Nga có thể đến từ việc Moscow luôn theo đuổi quan điểm ủng hộ một thế giới đa cực, nơi mà việc áp đặt các lý tưởng phương Tây bị phản đối và quan điểm của các quốc gia được thể hiện bình đẳng. Tuy nhiên, thực tế cũng nói lên rằng, việc bỏ phiếu trắng của hầu hết các nước châu Phi không chỉ là sự ủng hộ ngầm mà họ còn có những cân nhắc địa chính trị sâu rộng hơn thế. Ngoài kết quả của các cuộc bỏ phiếu ở Liên Hợp Quốc, thực tế hiện trạng sự ủng hộ của người dân các quốc gia châu Phi với Nga cũng không giống nhau. Ở một số quốc gia, chính phủ gặp phải sự phản đối của người dân trong việc ủng hộ Nga như tại Nam Phi, Uganda, chính vì thế những nhà lãnh đạo các quốc gia này sau đó đã ra tuyên bố thể hiện quan điểm trung lập. Trong khi đó, ở một số quốc gia khác, tỷ lệ ủng hộ nước Nga của người dân tương đối khả quan, ít nhất là hơn mức trung bình so với một số cường quốc khác. Điều này cũng xuất phát từ việc Nga luôn là quốc gia phản đối chủ nghĩa gia trưởng của các quốc gia phương Tây áp đặt tại, châu lục này cũng như việc Moskva không có những hành động can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia tại lục địa này. Chính sách ngoại giao này của Nga tại châu Phi cộng với di sản để lại từ thời Liên Xô giúp cho Moskva nhận được tiện trí không nhỏ không chỉ từ các nhà lãnh đạo mà còn là nhân dân các nước châu Phi. Tiêu biểu như trong cuộc đảo chính vừa qua tại Niger hay biểu tình tại Burkina Faso, người dân tại những quốc gia này đã vẫy cờ Nga trên đường phố. Đây chính là một tín hiệu tích cực đối với Moskva trong việc tăng cường ảnh hưởng tại lục địa này. Từ xưa đến nay, các quốc gia châu Phi đã luôn than phiền về việc bị rạt ra trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị trên các diễn đàn quốc tế bởi các nước phương Tây, nơi ý kiến và tiếng nói của họ bị phớt lờ. Ngoài việc bị phớt lờ, cộng đồng người gốc Phi ở nước ngoài còn đối mặt với hiện trạng phân biệt chủng tộc tại châu Âu, Ý. Gần đây, theo một thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội, một nhóm sinh viên và chuyên gia châu Phi đang di chuyển khỏi Úc Raina để tránh chiến dự, đã bị yêu cầu xuống xe để nhường chỗ cho công dân Úc Raina, thông tin này đã được chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội tại châu Phi, gây ra nhiều sự phấn đội cho người dân châu Phi, cũng như gây mất thiện cảm và sự ủng hộ của châu Lục này đối với Úc Raina. Trong khi đó thì Nga lại tận dụng rất tốt các cơ hội để gây được thiện cảm của các quốc gia châu Phi cũng như người dân của họ. Dù châu Phi không hẳn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Moskva nhưng cũng đóng vai trò không nhỏ trong chiến lược của xứ sở Bạch Dương nhằm xây dựng ảnh hưởng của mình. Nga trước đây chưa bao giờ có thuộc địa ở châu Phi nhưng Nga đã tạo dấu ấn tích cực cho châu Lục này đặc biệt dưới thời Liên Xô. Nhất là trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Phi, Liên Xô luôn là nguồn cung cấp vũ khí, tài chính và sự ủng hộ tinh thần to lớn với các nhân dân các nước châu Phi đấu tranh dành độc lập. Điều này đến tận ngày nay vẫn giúp cho quan hệ giữa các nước châu Phi và Nga khác hẳn với các quốc gia châu Âu khác. Các khoản đầu tư, viện trợ, tài chính của Nga dành cho châu Phi là không lớn so với một số quốc gia châu Âu khác nhưng những gì nước này mang lại về mặt chính trị, quân sự đã giúp Moskva mở rộng thêm ảnh hưởng tại lục địa đen. Tuy nhiên, sự ủng hộ của các quốc gia châu Phi với Nga đã có phần nào giảm đi kể từ sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva. Không ít quốc gia đã tỏ thái độ không hài lòng khi đề xuất về giải pháp chính trị hòa bình của một số quốc gia châu Phi về xung đột Nga-Ukraine đã không được phía Nga xem xét. Trong vấn đề về sáng tiến ngũ cốc biển đen, vào hồi tháng 7 năm 2023, Nga đã quyết định không gia hạn thỏa thuận này. Điều này không thực sự khiến các nước châu Phi lâm vào tình trạng khủng hoảng nguồn cung ứng, lương thực nhưng họ lo ngại rằng điều này sẽ gây những tác động tư cực đến tâm lý của người dân cũng như có thể làm giá cả tăng cao. Xung đột Nga-Ukraine đã tạo ra một cú hít quan trọng giúp tăng cường vị thế của các quốc gia châu Phi trong chính sách và chiến lược của cường quốc và các quốc gia khác. Vì cuộc xung đột với Ukraine cũng như để đối địch với phương Tây, Nga càng cần tranh thủ và lôi kéo các quốc gia châu Phi hơn bao giờ hết, ở một khía cạnh khác. Phương Tây cũng muốn tranh thủ kêu gọi các quốc gia châu Phi cô lập Nga, phân tán sự ủng hộ với Nga cũng như để cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc tại lục địa này. Vì thế, đây chính là thời điểm khó lường và phức tạp trên nhiều mặt đối với mối quan hệ giữa Nga và châu Phi. Tháng 7 năm 2023 hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa Nga và các quốc gia châu Phi đã diễn ra ở thành phố Sư Tầm, Ptekpur, Nga. Cuộc gặp đã kết thúc với một bản tuyên bố chung vào ngày 29 tháng 7 năm 2023. Cuộc gặp năm nay có sự tham dự của 17 nhà lãnh đạo châu Phi cũng như Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây có lẽ là một dấu hiệu cho thấy sự thận trọng của các quốc gia châu Phi kể từ sau khi xung đột tại Ukraine nổ ra. Vì trong hội nghị thượng đỉnh đầu tiên vào năm 2019 giữa Nga và châu Phi đã có 43 nhà lãnh đạo từ châu Lục này đến tham dự. Hội nghị sau đó đã kết thúc tương đối thành công với tuyên bố chung ghi nhận sự hiểu biết sâu rộng và tin cậy lẫn nhau rõ rệt giữa Nga và châu Phi. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới hiện tại đang đặt mối quan hệ Nga-châu Phi vào nhiều, khó khăn và phức tạp nhưng khó có thể làm thay đổi hay đảo lộn mối quan hệ đang có chiều hướng đi lên này. Tổng thống Nga Vladimir Putin vào hồi tháng 3 năm 2023 cũng đã có phát biểu cho rằng Nga luôn coi mối quan hệ với các quốc gia châu Phi là một ưu tiên. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng đã có chuyến công du tới một số nước châu Phi như Tunisia, Maroc và Mali trong năm 2023. Theo trang Foreign Policy, nhân ngày bãi bỏ chế độ nô lệ ở Nam Phi, Đại sứ quán Nga tại Nam Phi đã gửi đi một thông điệp với nội dung rằng Moskva là một trong số ít các quốc gia trên thế giới không có thuộc địa ở châu Phi hay ở những nơi khác. Moskva cũng chưa bao giờ tham gia vào việc buôn bán nô lệ và Moskva đã giúp đỡ các dân tộc châu Phi bằng mọi cách để có thể giành được độc lập và tự do. Nga cũng đã ra sức chứng minh với các nước châu Phi rằng chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine là hành động tự vệ, chống lại sự bành trướng của phương Tây gây ra mối đe dọa nghiêm trọng với an ninh quốc gia Nga. Nga không xâm lược hay có ý định sáp nhập lãnh thổ của Ukraine mà nhằm hướng tới chủ nghĩa đa cực, tạo ra một phương pháp mới chống lại chủ nghĩa thực dân mới của phương Tây. Để củng cố niềm tin với các quốc gia châu Phi, Moskva cũng đã hứa hẹn về việc thúc đẩy mối quan hệ song phương, dựa trên lòng tin, sự bình đẳng và tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Sự đồng điệu trong quan điểm đã giúp Nga nhận được sự hưởng ứng không nhỏ từ một số quốc gia châu Phi, nhất là những quốc gia chịu hệ quả của di sản thực dân nặng nề. Tại Niger, vào hồi tháng 7 năm 2023, sau khi cuộc đảo chính quân sự diễn ra, một số cuộc biểu tình đã diễn ra trước cửa Đại sứ quán Pháp để ủng hộ hành động của quân đội. Nhiều người còn cầm cơ Nga, hô thông điệp ủng hộ Nga, ủng hộ Tổng thống Putin, đà đảo Pháp quốc gia trước đây đã chiến đóng Niger. Nga không phải là quốc gia tài trợ hoặc hỗ trợ cho các cuộc đảo chính gần đây ở một số quốc gia châu Phi nhưng họ chính là đối tượng được hưởng lợi từ những biến đổi này. Cuộc đảo chính tại Niger tiếp tục đánh dấu sự suy giảm của Pháp nói riêng và các quốc gia phương Tây nói chung tại châu Lục này, đây cũng chính là cơ hội để Nga tranh thủ gây dựng ảnh hưởng của mình. Ngoài việc kế thừa thành quả ngoại giao tại châu Phi dưới thời Liên Xô, Nga cũng đã liên tục củng cố quan hệ với các đối tác và các mạng lưới kế thừa dưới thời Liên Xô. Việc chỉ trích các quốc gia phương Tây, nhất là Pháp quốc gia có nhiều thục địa nhất ở châu Phi, đã giúp Moskva ghi điểm trong mắt các giới lãnh đạo và nhân dân châu Phi. Nga là đối tác quan trọng với các nước châu Phi giúp họ có thêm khả năng hành động và lên tiếng với các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên không có nhiều nước sẵn sàng hoàn toàn ủng hộ Nga một cách vô điều kiện, điều đó có thể chứng minh thông qua 6 lần bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc về xung đột Nga-Ukraine. Nhưng ngược lại cũng rất ít quốc gia có hành động làm ngơ hoặc gây bất hỏa với Moskva. Về kinh tế thương mại đầu tư, Nga không phải là đối tác hàng đầu đối với các quốc gia châu Phi, nhưng Moskva vẫn đang dần củng cố và đa dạng các lĩnh vực trong mối quan hệ giữa hai bên, không chỉ dừng lại ở chính trị ngoại giao. Đầu tư của Nga chiếm một con số rất nhỏ so với một số quốc gia khác ở châu Âu hay Mỹ và Trung Quốc. Hầu hết số tiền đầu tư của Moskva được dành cho việc khai thác tài nguyên và năng lượng. Các khoản viện trợ của Nga thường được thực hiện thông qua việc xóa nợ hoặc đóng góp cho nạn nhân của các khủng hoảng nhân đạo. Thương mại của Nga so với các đối tác phương Tây vẫn còn khá khiêm tốn, đồng thời mối quan hệ thương mại này khá bất đối xứng khi mà giá trị hàng hóa Nga đã xuất khẩu lớn gấp nhiều lần so với giá trị hàng hóa Nga nhập khẩu từ các nước châu Phi. Các nước châu Phi nhập khẩu từ Nga chủ yếu là lúa mì, ngũ cốc hay các loại khoáng sản như nhiên liệu, hóa chất, khí đốt. Ngược lại, Nga chủ yếu nhập khẩu từ châu Phi các loại nông sản. Mối quan hệ về mặt kinh tế thương mại đầu tư giữa Nga và châu Phi còn hạn chế hơn so với một số cường quốc khác, nhưng hai bên cũng đã có những trao đổi trong hội nghị thượng đỉnh vừa qua nhằm thúc đẩy trao đổi thương mại xứng với tiềm năng của hai bên. Nga đã tuyên bố sẵn sàng cung cấp ngũ cốc miễn phí cho các quốc gia nghèo ở châu Phi cũng như quyết định xóa nợ 23 tỷ đô la Mỹ cho các nước châu Phi và có thái độ cởi mở với giải pháp hòa bình của các nước châu Phi về xung đột ở Ukraine. Kể từ sau cuộc xung đột vấn đề an ninh lương thực cũng đã trở thành vấn đề đáng lo ngại cho châu Phi nói riêng và toàn cầu nói chung, nên Nga hiểu rằng các nước châu Phi cũng sẽ rất cần đến phân bón và ngũ cốc của mình vì an ninh lương thực cũng là một phần quan trọng trong việc đảm bảo ổn định chính trị. Qua các số liệu, thì sản lượng lương thực của Nga sắp sang châu Phi đang ngày càng có chiều hướng đi lên. Các cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở châu Phi cũng có thể mang đến cho Nga rất nhiều lợi ích, như là các cảng biển ở Bắc Phi hay các sân bay. Các nước châu Phi không tham gia cấm vận Nga nên Moscow hoàn toàn tự do tiếp cận các cảng biển hay cơ sở hạ tầng thương mại ở châu Lục này. Nga rất muốn phát triển thương mại với các nước châu Phi nhằm duy trì mục đích kinh tế chung cũng như mong muốn các nước châu Phi tham gia vào quá trình phi đô la mỹ hóa, giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế châu Phi và đồng tiền này. Ngoài vấn đề lương thực, châu Phi và Nga cũng hợp tác mạnh mẽ với nhau trong lĩnh vực năng lượng thông qua các dự án xây dựng các nhà máy năng lượng với sự trợ giúp từ Nga có thể cung cấp điện cho các khu vực thiếu điện, tiêu biểu có thể kể đến nhà máy điện hạt nhân Eldaba tại Ai Cập. Ngoài do năng lượng được đánh giá là phương pháp tiếp cận hiệu quả của Moskva với châu Phi nơi mà nguồn cung điện không đủ hoặc không ổn định. Thông qua Rosatom Tập đoàn Năng lượng Hạt nhân của Nga, Nga đã ký kết thỏa thuận hợp tác hạt nhân với khoảng 18 quốc gia châu Phi. Nhu cầu sử dụng điện của châu Phi thì ngày càng tăng và công nghệ của Nga thì cũng ngày càng phát triển. Từ phía các nước châu Phi, họ cũng dần có những thay đổi về vấn đề ưu tiên trong chính sách, nhất là kể từ sau đại dịch Covid-19, cũng như xung đột Nga-Ukraine. Họ dần cũng tập trung vào các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh kinh tế, an ninh lương thực. Để đảm bảo được những vấn đề này, các nước châu Phi gần như không thể chỉ gắn số phận của mình vào một quốc gia. Họ cần phải đa dạng hóa các đối tác, tranh thủ tất cả các nguồn trợ giúp từ bất kỳ đối tác nào để có thể vượt qua những khó khăn trước mắt. Dẫu cho chịu nhiều lệnh cấm vận từ phương Tây, Nga vẫn là một nền kinh tế mạnh khi không bị các lệnh trừng phạt khuất phục cùng với vị thế địa chính trị mạnh mẽ trên thế giới. Với châu Phi, nơi các quốc gia thường gặp phải những vấn đề bất ổn về an ninh, kinh tế thì những cam kết hỗ trợ về kinh tế, thương mại, viện trợ và lương thực từ Moscow cùng với khả năng cung cấp những thiết bị quân sự hiện đại và sự đảm bảo về chính trị là chìa khóa mà bất kỳ quốc gia nào cũng muốn có được. Về an ninh quốc phòng, ngoài lương thực và năng lượng thì vũ khí cũng là một phần lớn trong cán cân xuất nhập khẩu giữa Nga và châu Phi. Moscow đã luôn là nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất cho lục địa đen trong vòng hơn một thập kỷ qua, và hơn 20% tổng doanh thu xuất khẩu vũ khí của Nga là hướng tới thị trường châu Phi, trong đó tiêu biểu là Ai Cập và Algeria. Những loại vũ khí này bao gồm xe tăng, máy bay chiến đấu, tàu chiến, máy bay trực thăng, tên lửa và một số loại vũ khí khác. Việc mua vũ khí từ Nga thu hút các quốc gia châu Phi không chỉ bởi vì giá cả rẻ hơn của các nước phương Tây mà còn bởi việc nó không, kèm theo các yêu cầu về quyền quản trị hoặc các hành động nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của bản thân các quốc gia châu Phi. Không chỉ nằm ở vũ khí quân sự, sự hiện diện quân sự của Nga ở châu Lục này còn thể hiện ở công ty quân sự tư nhân Wagner. Sự hiện diện của lực lượng này đã mở rộng ở châu Phi ở một số quốc gia như Sudan, Mozambique, Cộng hòa Trung Phi, Mali, Libya và Madagascar. Tập đoàn này cũng đã khai thác vào sự bất bình chính đáng ở một số quốc gia đối với phương Tây như tại Burkina Faso hay Mali. Những vấn đề giai dẳng bất ổn lâu năm nói lên sự thất bại của phương Tây trong việc dập tắt những khó khăn này khiến một số chính phủ quay sang tìm đến Wagner hỗ trợ. Qua việc giúp đỡ các chính phủ châu Phi dẹp loạn, tập đoàn Wagner được hưởng lợi từ cơ hội tiếp cận và khai thác khoáng sản và năng lượng tại châu Lục này, như việc Moskva có thể tiếp cận vàng ở Sudan và kim cương ở Cộng hòa Trung Phi. Sự bất ổn ngày càng diễn biến phức tạp tại khu vực Sahel và tinh thần chống phương Tây ngày càng tăng đã giúp cho ảnh hưởng của Moskva gia tăng tại khu vực này. Các quan chức quốc phòng Nga gần đây cũng đã có cuộc gặp với các quan chức Niger để thảo luận về vấn đề hợp tác an ninh sau khi chính phủ mới ra lệnh cho quân đội Pháp phải rời đi. Niger là quốc gia thứ ba ở khu vực Sahel làm như vậy sau Mali và Burkina Faso trong bối cảnh tâm lý chống thực dân, ngày càng tăng và sự thất vọng của người dân về sự thiếu hiệu quả trong việc chống lại các nhóm khủng bố tự dưng. Kể từ sau cái chết của người đứng đầu tập đoàn quân sự Wagner, Nga đã bắt đầu thành lập quân đoàn châu Phi để thay thế các đơn vị của công ty quân sự tư nhân Wagner đang hoạt động trên lục địa này. Bản chất quân đoàn châu Phi được tạo thành từ sự tham gia từ các đơn vị cũ của Wagner. Theo một số phân tích, dự kiến tổ chức này không chỉ cung cấp thiết bị an ninh hay huấn luyện quân sự mà còn có thể tổ chức các chiến dịch quân sự tại Phi châu. Từ thời Liên Xô đến nay, hợp tác với Liên Xô hay Nga đều mang đến cho các nước châu Phi những tác động tích cực nhất định vì thế không có lý do gì để các quốc gia châu Phi phá vỡ đi di sản mối quan hệ này. Có thể khẳng định rằng, Nga là đối tác mang lại những lợi ích đa dạng nhất trên nhiều lĩnh vực cho các quốc gia châu Phi cả về chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh quốc phòng, lương thực. Vừa là nhu cầu thiết yếu cũng như là mong muốn của các quốc gia châu Phi trong việc phát triển đất nước và cân bằng quan hệ giữa Nga và châu Phi. Trong bối cảnh tình hình quan hệ quốc tế hiện nay, nhất là kể từ sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva tại Ukraine, bàn cơ chính trị thế giới luôn rất khó lường, điều này mang đến cả những lợi ích và cản trở nhất định tới mối quan hệ giữa Nga và châu Phi. Bối cảnh phúc tạp hiện tại của thế giới mang đến những thuận lợi nhất định cho quan hệ Nga-châu Phi. Đối với Nga, thứ nhất, việc đầu tư, hợp tác cũng như có những biện pháp bảo đảm chính trị với các quốc gia châu Phi mang đến nhiều cơ hội cho Moskva xây dựng và phát ghi ảnh hưởng của mình tại châu Lục này. Cạnh tranh với các quốc gia phương Tây hay Trung Quốc. Thứ hai, nhờ việc phát ghi di sản dưới thời Liên Xô cộng với sự tương đồng trong quan điểm ở một số điểm như phản đối can thiệp vào công việc nội bộ của các nước phương Tây, Nga có thể tranh thủ cơ hội này để củng cố vị thế ngày càng vững chắc hơn tại châu Lục này. Thứ ba, việc phát triển thương mại với các nước châu Phi cũng giúp Nga khẳng định vị thế rõ hơn tại châu Lục này. Với hầu hết các quốc gia châu Phi, hợp tác với Nga là một cơ hội lớn với nhiều lợi ích. Duy trì mối quan hệ tốt với Moskva mang đến cho các quốc gia châu Phi nguồn cung lương thực và năng lực dồi dào cũng như sự đảm bảo ổn định chính trị, thứ mà các nước châu Phi rất cần thiết đặc biệt là những quốc gia thường xảy ra các cuộc đảo chính hay bất ổn chính trị. Qua hội nghị thượng đỉnh giữa Nga và châu Phi hồi tháng 7 năm 2023 vừa qua, cả hai bên đều muốn duy trì hợp tác với nhau để đạt được những mục đích có lợi. Nhưng duy trì và phát triển mối quan hệ này thì cũng gặp vô vàn những thách thức. Từ phía Moskva, khó khăn đầu tiên với họ, đó chính là vấn đề kinh tế tài chính, điều mà Nga chưa thể đáp ứng châu Phi bằng các nước phương Tây trong khi đây lại là thứ rất được các quốc gia châu Phi mong chờ. Dẫu cho nền kinh tế nước Nga vẫn đứng vững trước hàng nghìn lệnh cấm vận và trừng phạt của phương Tây trong suốt gần hai năm kể từ sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, nhưng chắc chắn nền kinh tế của Nga cũng đã chịu những thiệt hại không nhỏ. Điều đó khiến cho điều kiện để sử dụng vốn, nguồn lực đầu tư để hỗ trợ cho các nước châu Phi là một điều khó khăn. Với các nước châu Phi, thách thức với họ có lẽ chính là việc cân bằng mối quan hệ giữa Nga với phương Tây và các đồng minh của phương Tây. Hầu hết các nước châu Phi có tư duy kinh tế thực dụng vì thế rất khó để họ đánh đổi lợi ích to lớn về kinh tế mà họ được hưởng lợi từ phương Tây để ngả về Nga. Chưa kể rằng tình hình bất ổn và biến đổi liên tục tại châu Phi đôi lúc có thể dẫn tới tình hình thay đổi theo hướng bất lợi dành cho Moskva. Dự báo tương lai mối quan hệ giữa Nga và châu Phi Nga mang đến vai trò và tiếng nói cho một lục địa luôn bị gạt ra lề bàn cờ địa chính trị toàn cầu, vì thế trong tương lai gần mối quan hệ giữa hai bên sẽ tiếp tục có những bước tiến mới. Trong khi đó, phương Tây lại đang tỏ ra yếu thế và tiêu hào nhiều hơn bởi sự cạnh tranh quyền lực với Trung Quốc và phải tập trung giải quyết các xung đột tại Ukraine và giải Gaza. Cùng thời điểm, Trung Quốc đang phải giải quyết vấn đề tài chính kinh tế trong nước cũng như những vấn đề trong khu vực châu Á. Trong bối cảnh địa chính trị đang thay đổi này, Nga không thể nào không tranh thủ cơ hội tại châu Phi, kể cả khi đó không phải ưu tiên hàng đầu của Moskva trong chính sách ngoại giao. Nga đã sử dụng sự chia sẻ và ủng hộ những khó khăn và bất công mà các nước châu Phi đã phải trải qua để đạt sự đồng cảm, đồng thuận. Nhưng các nước châu Phi cũng không chỉ thủ động nhận được sự chú ý của Nga, mà bản thân các quốc gia châu Phi cũng chủ động lôi kéo Nga. Sự thiếu quan tâm và thiếu hiệu quả của các nước phương Tây đã giúp cho hình ảnh của Nga trong mắt các nước châu Phi trở nên tốt hơn bao giờ hết. Dự kiến trong tương lai gần, mối quan hệ Nga với các nước châu Phi sẽ khó có những sự thay đổi quá lớn, cả hai bên đều nằm trong mắt xích quan trọng trong chính sách của đối phương. Moskva át hẳn sẽ tranh thủ tình hình phương Tây đang mất dần quyền lực ở châu Phi để gia tăng ảnh hưởng của mình. Ở một khía cạnh khác, các nước châu Phi cũng rất cần hợp tác với Nga để đẩy mạnh phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng cũng như sự bảo đảm về chính trị.

Listen Next

Other Creators