Home Page
cover of Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Lào và hàm ý đối với Việt Nam
Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Lào và hàm ý đối với Việt Nam

Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Lào và hàm ý đối với Việt Nam

nghiencuuchienluocnghiencuuchienluoc

0 followers

00:00-22:56

Lào là quốc gia duy nhất của Đông Nam Á không giáp biển, kinh tế chưa phát triển, quy mô dân số chưa tới 8 triệu dân và còn bị kẹp giữa những quốc gia lớn mạnh hơn mình như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan. Nhưng với tham vọng trở thành “ắc quy của châu Á”, chính sách đối ngoại của quốc gia này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khu vực và các nước láng giềng xung quanh, đặc biệt là Việt Nam.

PodcastLaosVietnamChinaASEAN

Audio hosting, extended storage and much more

AI Mastering

Transcription

Laos is a landlocked country in Southeast Asia with a small population of less than 8 million people. It is surrounded by more powerful countries such as China, Vietnam, and Thailand. Despite its limitations, Laos aims to become a key player in Asia and its foreign policy has a significant impact on the region, especially Vietnam. Laos's geographical location as a crossroad in the Mekong subregion presents both challenges and opportunities for its economic development. It plays a crucial role in China's Belt and Road Initiative, serving as a transportation route for goods and sustainable energy. China has invested heavily in Laos, particularly in infrastructure projects, making it Laos's largest trading partner. However, this close relationship has compromised Laos's autonomy in foreign policy decisions. Vietnam also has a strong political and historical influence on Laos and is its largest investor. Laos strives to balance its relationships with China and Vietnam, but this has caused Lào là quốc gia duy nhất của Đông Nam Á không giáp biển, kinh tế chưa phát triển, quy mô dân số chưa tới 8 triệu dân và còn bị kẹp giữa những quốc gia lớn mạnh hơn mình như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan. Nhưng với tham vọng trở thành ác quy của châu Á, chính sách đối ngoại của quốc gia này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khu vực và các nước láng giềng xung quanh, đặc biệt là Việt Nam. Vị trí vai trò của Lào Trong khu vực Đông Nam Á, Lào là quốc gia duy nhất không giáp biển. Đặc điểm này gây ra cho Lào không ít những khó khăn, kìm hãm khả năng giao lưu thương mại với các nước bằng đường biển, thiếu đi những nguồn lợi hải sản, dầu mỏ, khi đốt năm. Vê, song đặc điểm vị trí địa lý trên cũng tạo ra những cơ hội phát triển cho Lào. Lào đóng vai trò như là ngã tư đường của các nước trong tiểu vùng sông Mekong, phía bắc giáp Trung Quốc, phía đông giáp Việt Nam, phía tây giáp Thái Lan, tây bắc giáp Myanmar và phía nam giáp với Campuchia. Điều này tạo thuận lợi để Lào phát triển kinh tế biên giới, trở thành đầu mối liên kết kinh tế Đông Tây, Bắc Nam. Từ hai đặc điểm thuận lợi và khó khăn trên cho thấy lợi ích cơ bản và trực tiếp của Lào hội tụ ở tiểu vùng sông Mekong, qua đó trực tiếp tác động, chi phối lên những chính sách đối ngoại của Lào. Trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng gai gắt, Lào là một trong những nước quan trọng đối với sáng kiến vành đai và con đường của Trung Quốc. Lào là con đường chính trong vận chuyển hàng hóa và năng lượng bền vững của chính quyền Bắc Kinh. Sở dĩ Lào có được vị trí quan trọng như vậy là do, tại các quốc gia dọc theo buổi của Trung Quốc ít nhiều các nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn Độ đều có ảnh hưởng và lợi ích tại đó, tình hình an ninh tại các nước đó cũng không mấy ổn định. Vì thế, để tránh rủi ro và xung đột lợi ích giữa các nước lớn, Lào trở thành lựa chọn an toàn nhất cho Trung Quốc. Cũng giống Campuchia, Lào nhận được sự đầu tư lớn của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực như giao thông, cơ sở hạ tầng, năng lượng năm. Vì từ đó, Trung Quốc trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất của Lào và có ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoạch định chính sách đối ngoại của Lào. Những nhân tố tác động đến sự thay đổi chính sách đối ngoại Những yếu tố trong nước Theo ước tính của Hiệp hội Thủy điện Quốc tế IHA, Lào có tiềm năng thủy điện lên tới 26,5 GW, thuộc một trong những quốc gia Đông Nam Á có tài nguyên thủy điện dồi dào nhất. Với lượng mưa trung bình hàng năm lớn, địa hình nhiều đồi núi và mật độ dân số thấp, Lào có thể khai thác được khoảng 18 GW điện. Nhằm tận dụng lợi thế trên để phát triển đất nước, Lào đã và đang triển khai những dự án năng lượng với tham vọng trở thành nhà cung cấp năng lượng xanh hàng đầu tại Đông Nam Á. Các dự án điện không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất trong nước mà còn nhằm mục tiêu xuất khẩu cho các nước xung quanh như Việt Nam, Thái Lan. Qua đó, có thêm nguồn thu ngoại tệ quan trọng cũng như nâng cao vị thế của Lào. Nhà máy thủy điện Nam THEUN-2 có công suất 240 MW, là nhà máy điện mặt trời nổi lớn nhất thế giới. Các tấm pin mặt trời sẽ được lắp nổi trên mặt nước, bao phủ một khu vực rộng khoảng 320 ha hồ chứa. Các dự án thủy điện lớn khác như dự án công trình thủy điện đập xe biển xe 5 noi với công suất 410 MW trị giá hơn 1 tỷ USD, hai đại dự án thủy điện SAIA Buri trên sông Mekong với kinh phí 3,5 tỷ USD có thể sản xuất 1.285 MW điện và còn rất nhiều dự án khác đang được triển khai. Tất cả các dự án khi đi và hoạt động sẽ đem lại lợi ích to lớn cho không chỉ riêng Lào, mà còn cả các nước láng giềng xung quanh. Tuy nhiên, với tiềm lực hạn chế về ngân sách, công nghệ lẫn con người, việc mở rộng chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa hơn với không chỉ các nước trong tiểu vùng sông Mekong để kêu gọi sự đầu tư, trợ giúp của các nước phát triển là điều vô cùng cần thiết. Ngoại giao đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển và tham vọng của Lào trong tương lai. Những yếu tố bên ngoài Có thể khẳng định rằng Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng có sức ảnh hưởng nhất tới chính sách đối ngoại của Lào. Theo bài báo Laos New Leader To Play Balancing Act Between China and Vietnam của Mao Guang Maka trên Nikkei Asia, giai đoạn từ 1989-2013, Việt Nam là nhà đầu tư lớn nhất tại Lào với 4,9 tỷ đô la Mỹ cho 420 dự án, Trung Quốc chỉ đứng thứ ba với 3,9 tỷ đô la Mỹ, xếp sau Thái Lan. Đến năm 2020, Trung Quốc đã đầu tư hơn 12 tỷ đô la Mỹ để hỗ trợ 785 dự án, từ các đặc khu kinh tế đến các dự án cơ sở hạ tầng lớn. Khi tăng cường đầu tư vào Lào, Trung Quốc cũng trở thành chủ nợ lớn nhất của Lào, chiếm tới 46,8% số tiền nợ nước ngoài của nước này. Tới năm 2019, ngay trước khi đại dịch Covid-19 nổ ra, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Lào sau Thái Lan với kim ngạch song phương đạt 3,5 tỷ đô la Mỹ. Đổi lại những dòng vốn đầu tư rồi giàu, chính quyền Bắc Kinh đã yêu cầu Lào phải chấp nhận ba yêu cầu cơ bản, đó là ủng hộ chính sách của Trung Quốc về các vấn đề tại Đài Loan và Tây Tạng. Các công ty Trung Quốc được phép khai thác tài nguyên tại Lào, đồng thời xây dựng các tuyến đường xuyên suốt từ Lào đến Thái Lan. Có thể thấy, Lào đã mất đi phần Lào quyền tự chủ trong chính sách đối ngoại của nước mình để đánh đổi lấy các lợi ích về kinh tế. Sau khi kháng chiến chống Mỹ kết thúc không lâu, Lào và Việt Nam đã ký hiệp ước hợp tác hiệu hảo năm 1977 và hai nước có quan hệ mật thiết với nhau. Nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo của Lào đã trải qua quá trình học tập tại Việt Nam. Tiêu biểu có thể kể tới như cựu Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nhiệm kỳ 2016 đến 2021 Bò U Nhằng VORACHITH và Chủ tịch nước hiện tại Thông Lao SISOLID đều được đào tạo tại Việt Nam. Các lãnh đạo khác cũng từng theo học tại Hà Nội như Chủ tịch Quốc hội Lào Pani Ia Thọ Tu, Phó Thủ tướng BOUNHTH ONG Chitmani và Phó Chủ tịch nước Phan Cam Vi Phá Sành. Bên cạnh ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc, ảnh hưởng chính trị của Việt Nam cũng như mối quan hệ kháng thiết giữa hai nước trong quá khứ cũng tác động lớn tới việc hoạch định chính sách đối ngoại của Lào. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LÀO Với vị trí địa lý khá cô lập, không giáp biển, quy mô dân số nhỏ lại ở cạnh với láng giềng hùng mạnh hơn như Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan, chính sách đối ngoại của Lào chủ yếu hướng tới việc cân bằng quan hệ với các nước láng giềng, qua đó tạo điều kiện tối đa nhằm phát triển kinh tế. Lào sẽ tham gia vào nhóm các nước đang phát triển vào năm 2026 theo thông báo của Liên Hợp Quốc, để được chính thức được công nhận cần đạt 3 tiêu chí cơ bản gồm tổng thu nhập quốc dân GNI bình quân đầu người, chỉ số tài sản con người HAI và chỉ số dễ bị tổn thương của nền kinh tế trước các cú sốc bên ngoài EVI. Mục tiêu thiết thực nhất là có chính sách đối ngoại phù hợp nhằm hoàn thành các tiêu chí để chính thức được Liên Hợp Quốc công nhận đúng thời hạn năm 2026, hơn là đặt ra những mục tiêu quá tham vọng hay không thiết thực đối với quốc gia có quy mô dân số chưa tới 8 triệu dân này. Quan hệ của Lào với các nước láng giềng Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Lào là thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị, hợp tác để phát triển với tất cả các nước. Đại hội 7T3 trên 2001 khẳng định đường lối đối ngoại tổng quan của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là xây dựng quan hệ láng giềng tốt làm bàn đạp để mở rộng các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Lào, tăng cường vun đắp truyền thống đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Lào trong hơn hai thập kỷ sau đó luôn là việc cân bằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Một bên là quan hệ hữu nghị bền chặt tạo dựng từ trong lịch sử và bên còn lại là đối tác thương mại lớn nhất của Lào. Điều này cũng gây ra không ít những bất đồng trong nội bộ chính trị tại Lào khi quá nghiêng về Trung Quốc hay Việt Nam. Trong cuốn sách Under Beijing at Shadow của tác giả Murray Hebert có viết về sự thay đội tại Đại hội 10-2016 của Lào. Tại Đại hội 10, một số quan chức cấp cao như Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch kiêm Tổng bí thư Chu Mali Sarjasson và Phó Thủ tướng Som Savath Len Savath đã bị mất chức do đồn đoán liên quan đến việc quá thân Trung Quốc. Đại hội 11-2021 của Lào đã có sự thay đổi lớn trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của Lào. Trong bài báo Hind Art Political Change in Laos đăng trên East Asia Forum của tác giả Simon Craig có bình luận về sự thay đổi trên. Ngoài ra, tầng lớp lãnh đạo của Lào hiện cũng có sự pha trộn giữa thế hệ tiếp theo của những lãnh đạo cách mạng thời chiến và những nhà kỹ trị mới. Mặc dù có sự thay đổi về các nhà lãnh đạo, nhưng Đại hội không cho thấy có khả năng diễn ra thay đổi trong quan hệ đối ngoại của Lào. Dù ca ngợi quan hệ đối tác chung vận mệnh với Trung Quốc, nhưng quan hệ chính trị chủ chốt của Đảng Nhân dân cách mạng Lào với Đảng Cộng sản Việt Nam, được hình thành trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, vẫn là nền tảng cho quan hệ đối ngoại của Lào. Lào và Thái Lan có mối liên kết chặt chẽ do tương đồng về truyền thống, phong tục, văn hóa và ngôn ngữ, đồng thời có chung đường biên giới rộng lớn cả trên bộ và trên biển. Năm 2020, Viện trưởng Học viện Ngoại giao Lào, ông Mai Sế A Võng và Đại sứ Thái Lan tại Lào Đàm Đồng Craig Kruan đã ký biên bản ghi nhớ mồ, có hiệu lực trong vòng 36 tháng, nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Lào và Thái Lan. Hợp tác song phương Lào-Thái Lan nổi bật bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, nông nghiệp, thương mại và du lịch. Các dự án cơ sở hạ tầng nổi bật như cảng cạn than Allen, các dự án nhà máy điện, các cây cầu hữu nghị, các tuyến đường sát nối Thái Lan với Lào. Lào cũng đánh giá cao hỗ trợ vật tư, trang thiết bị y tế của chính phủ, khu vực tư nhân và nhân dân Thái Lan cho chính phủ cùng nhân dân Lào để ứng phó với sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Nhân chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Thái Lan của Thủ tướng Lào Phan Kham Vy Pha Vanh vào đầu tháng 6 năm 2022, Thái Lan và Lào đã nhất trí nâng cấp hợp tác lên đối tác chiến lược vì tăng trưởng và phát triển bền vững, mở ra một chương mới cho quan hệ song phương giữa hai nước. Hai thủ tướng đã cùng chứng kiến lễ ký kết kế hoạch hành động 5 năm về quan hệ đối tác chiến lược Thái Lan-Lào vì tăng trưởng và phát triển bền vững giai đoạn 2022-2026, cho đổi biên bản ghi nhớ mô giữa chính phủ Thái Lan và chính phủ Lào về hợp tác phát triển năng lượng điện. Tại Lào và lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa chính phủ Thái Lan và chính phủ Lào về dự án vườn ương Thái Lào. Về hợp tác kinh tế, Thái Lan và Lào nhất trí hợp tác chặt chẽ để khôi phục sinh tế của người dân và các hoạt động kinh tế dọc biên giới chung, vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Hai bên cũng thống nhất sẽ khẩn trương khôi phục hợp tác về du lịch nhằm tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân. Thủ tướng Prayut tái khẳng định Thái Lan sẵn sàng hỗ trợ Lào xây dựng cây cầu Siêng Man – Luang Prabang để thúc đẩy kết nối du lịch dọc hành lang này. Thái Lan và Lào cũng sẽ thúc đẩy và mở rộng hơn nữa kết nối về vận tải, đặc biệt là tuyến đường sắt nối giữa hai nước thông qua việc xây dựng một cầu đường sắt dọc cầu hữu nghị Thái Lào nối hai tỉnh Nong Khai và Vinh Chan. Điều này giúp khai thác hết tiềm năng của tuyến đường sắt Lào – Trung Quốc vì lợi ích của cả hai nước. Hai bên cũng đồng ý thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng và hài hòa hơn nữa các tiêu chuẩn và quy định liên quan. Thái Lan sẵn sàng hỗ trợ Lào phát triển kỹ năng kỹ thuật số và nâng cao năng lực nguồn nhân lực cũng như cải thiện hệ thống thanh toán quốc tế. Hai nước cam kết tăng cường hợp tác về năng lượng sạch. Về hợp tác an ninh, Thái Lan và Lào sẽ đẩy mạnh tuần tra biên giới nhằm ngăn chặn người vượt biên trái phép và tăng cường hơn nữa hợp tác trong việc phòng ngừa và chấn áp tội phạm buôn lộ ma túy. Tội phạm có tổ chức và buôn người để giúp người dân không trở thành nạn nhân của các mạng lưới tội phạm. Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng hai nước Thái Lan và Lào nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa nhân dân hai nước nhằm đặt nền móng vững chắc để thúc đẩy quan hệ song phương ở mọi lĩnh vực. Hai thủ tướng nhất trí sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác phát triển song phương trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp và phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, Thái Lan và Lào sẽ đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ giữa truyền thông hai nước để tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước. Thái Lan và Lào tái khẳng định cam kết hợp tác chặt chẽ nhằm thúc đẩy đoàn kết ASEAN và hội nhập sâu rộng hơn nữa giữa các nước thành viên ASEAN, điều cần thiết đối với ASEAN nhằm tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì an ninh, ổn định và phát triển của khu vực. Quan hệ của Lào với các nước lớn Chính sách ngoại giao kinh tế của Lào hướng tới mục tiêu thu hút nguồn vốn FDI, mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại với cộng đồng quốc tế. Ví dụ như Lào đã tổ chức tọa đàm B2B giữa các doanh nghiệp Lào và Áo, tổ chức sự kiện giới thiệu chương trình ưu đãi thương mại mới nhằm hạn chế tình trạng kim ngạch trao đổi thương mại giữa Lào và Vương quốc Anh tháng 3 năm 2023, kỳ kết Hiệp định Đối tác Năng lượng Bình vững Lào-Úc tháng 5 năm 2023. Có thể thấy, mặc dù đã có những tiến triển trong quan hệ giữa Lào với các nước phát triển nhưng còn hạn chế và mới dừng lại ở mức tiềm năng, còn chưa đi vào thực tiễn bằng các dự án hợp tác. Ngoài ra, nhờ ngoại giao kinh tế, Lào cũng nhận được những viện trợ từ các tổ chức quốc tế và các nước phát triển. Lào nhận được viện trợ từ các tổ chức quốc tế nhằm phát triển trong các lĩnh vực như du lịch, nông nghiệp, hỗ trợ tài chính Nam, Nam Nhật Bản hỗ trợ Lào 52 xe bus và các trang thiết bị kỹ thuật khác trị giá 3,7 triệu đô la Mỹ, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, y tế, cơ sở hạ tầng, nông lâm nghiệp, gia phá bombing và các lĩnh vực khác. Mặc dù có chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa đúng đắn khi đã thu hút được nguồn vốn đầu tư từ các nước, nhưng do trong điều hành còn bộc lộ nhiều điểm yếu, nên Lào thường xuyên vào trạng thái phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào năm 2020 và 2022. Giữa năm 2022, lạm phát ở Lào tăng kỷ lục 25%, giá sang tăng 107,1%, dự trữ ngoại hối do động ở 1,3 tỷ đô la Mỹ đủ để thanh toán cho 2,2 tháng nhập khẩu hàng hóa nhưng đồng thời Lào cũng phải đăng gánh khoảng nợ hàng năm là 1,3 tỷ đô la Mỹ, hơn một nửa tổng số đó là nợ từ Trung Quốc. Điều chính chính sách của Lào và một số tác động tới khu vực Vị trí cũng như vai trò của Lào không quá rõ ràng và quan trọng trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung, nhưng Lào lại là nhân tố quan trọng để Trung Quốc kiểm soát và chi phối các nước Đông Nam Á láng giềng, đặc biệt là Việt Nam. Nohiri Yamada, học giả người Nhật Bản đã từng là học giả tỉnh giảng trong các bộ của chính phủ Lào cho rằng Việt Nam không cảm thấy thoải mái khi chứng kiến Lào phát triển mối quan hệ sâu sắc với Trung Quốc, nhưng cho rằng các nhà lãnh đạo Lào đang khéo léo cân bằng quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc và họ đang cố gắng giữ thể diện cho Việt Nam. Supalech Ranjan Akhandi, một nhà phân tích Đông Nam Á cũng có nhận định, nhiều nhà lãnh đạo và quan chức Lào mà tôi đã nói chuyện cùng trong những năm qua ám chỉ rằng họ coi Trung Quốc là hình mẫu để phát triển, mặc dù họ đã được đào tạo và giáo dục ở Việt Nam. Những gì Lào đang cố gắng tránh là không làm Việt Nam khó chịu. Các dự án thủy điện của Lào đã và đang trực tiếp ảnh hưởng tới Việt Nam. Việt Nam đã phản đối xây dựng ít nhất 9 đập thủy điện lớn dọc theo con sông Mekong do lo ngại các tác động về môi trường với đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Mặc dù có quan hệ thân thiết, nhưng cho đến nay Việt Nam vẫn không thể thuyết phục được Lào xem xét lại kế hoạch của mình. Mặc dù lãnh đạo cấp cao của Lào thay đổi sau 5 năm ở mỗi kỳ đại hội đảng, nhưng cho đến nay, chưa có dấu hiệu hay cơ sở nào cho thấy sẽ có sự thay đổi đáng thể trong chính sách đối ngoại của Lào ở tương lai gần. Chính sách đối ngoại của đất nước triệu voi vẫn gắn bó mất thiết với mối quan hệ với Việt Nam và Trung Quốc. Tính đến năm 2022, có hơn 14.000 sinh viên Lào đang du học tại Việt Nam, trong đó lĩnh vực hành chính là 11.884 người, lĩnh vực công an là 2.166 người 18. Phần lớn trong số đó sẽ tham gia vào các cơ quan chính phủ của Lào khi có tới 4.883 sinh viên du học theo dạng học bổng chính phủ, có khả năng thăng tiến và trở thành lãnh đạo chủ chốt của Lào trong tương lai. Như vậy, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì ảnh hưởng lớn tại Lào trong tương lai, nhân tố quan trọng đối với Lào trong việc hoạch định chính sách đối ngoại. Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam-Lào cũng ngày càng sâu sắc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và gia tăng vị thế của Lào trong khu vực, đồng thời củng cố quan hệ Việt-Lào. Dự án tuyến đường sát nối thủ đô Viên Chăn với cảng biển Vũng Áng thuộc tỉnh Hà Tĩnh dài 554 km ước tính 5 tỷ USD có thể khởi công vào cuối năm 2023 và chậm nhất vào đầu năm 2024. Sau khi hoàn thành, nó sẽ được kết nối với các tuyến đường sát khác trong khu vực, giảm giúp thời gian vận chuyển hàng hóa từ Đông Nam Á tới thị trường châu Âu chỉ trong vòng 15 ngày, ngắn hơn nhiều so với tuyến đường biển mất khoảng 45 ngày như hiện nay. Việt Nam cũng khởi động chương trình nâng cấp tuyến quốc lộ 14E có tổng trị giá 76 triệu USD nhằm kết nối với các nước lân cận như Lào, Thái Lan, Campuchia. Dự án hoàn thành giúp xúc tiến thương hoại dọc theo hành lang Đông Tây, giảm bớt khoảng cách đi lại, vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh của Việt Nam với miền Nam Lào. Kết hợp cùng dự án tuyến đường sát Viên Chăn Vũng Áng và các dự án cao tốc đang được lên kế hoạch triển khai, sẽ biến Lào từ đất nước trong đất liền trở thành trung tâm kết nối đường bộ của các nước Đông Nam Á lục địa. Về Trung Quốc, với nguồn vốn đã và sẽ còn tiếp tục rót vào Lào chỉ càng làm tăng sự phụ thuộc của đất nước này vào chính quyền Bắc Kinh. Tính đến năm 2021 tổng số nợ công tương đương với 88% GDP, phần lớn trong số nợ đó là từ Trung Quốc. Vì vậy, trong tương lai, Trung Quốc tiếp tục là nhà đầu tư trải dài trên nhiều lĩnh vực như thủy điện, khoáng sản, đường sát cao tốc 5. b. Đối tác thương mại đồng thời là chủ nợ lớn nhất của Lào. Chính sách đối ngoại của Lào tiếp tục bị chi phối sâu sắc và gắn bó chặt chẽ với quốc gia lên một tầm cao mới. Tại kỳ họp quốc hội thứ 5, quốc hội khóa chính của Lào, quan hệ Lào, Trung Quốc và đặc biệt là các dự án hợp tác kinh tế giữa hai nước có khả năng cũng là một chủ đề quan trọng. Ngay trước kỳ họp thứ 5, đã có dấu hiệu cho một sự nâng cấp quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, khi ngày 3.3.2023, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Seuam Seikaommasith kêu gọi tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc thông qua việc nỗ lực hoàn thành các thỏa thuận đã được ký kết, tăng cường hợp tác thương mại bằng cách thúc đẩy sức khẩu nông sản, khoáng sản và các sản phẩm khác qua tuyến đường sắt Lào-Trung, củng cố ngành du lịch 5. 5 các dự án cơ sở hạ tầng, năng lượng được ký kết hoặc bắt đầu đi vào hoạt động vào ngày 22.02.2023, đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tử phát triển dự án nhà máy điện than trị giá 529 triệu USD, công suất 660 MW giữa công ty của Lào và Trung Quốc. Đường sắt Lào-Trung đi vào vận hành là điều kiện cho phép thúc đẩy các hoạt động dịch vụ xuyên biên giới, đến tháng 1 năm 2023 đã vượt mốc 10 triệu hành khách. Tuyến đường sắt đã vận chuyển gần 6,7 triệu tấn hàng hóa từ tháng 1-4-2023, tăng 156% so với cuồn kỷ năm ngoái. Các dự án đã thúc đẩy cho đổi thương mại trên nhiều lĩnh vực như sức khẩu, du lịch, dịch vụ. Đáng chú ý nhất là vào hồi tháng 5-5-2023, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc ICBC chi nhánh Viên Chăn đang chuẩn bị hoàn tất các bước để triển khai hoạt động lấy đồng nhân dân tệ làm cán cân thanh toán tại Lào trong tháng 6 năm nay. Theo thông báo, việc làm này sẽ hỗ trợ tốt hơn cho các dịch vụ thanh toán, dịch vụ tiền mặt và hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng ở Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch ngoại hối giữa đồng nhân dân tệ và đồng kiếp, khuyên khích thanh toán nhiều hơn bằng đồng nhân dân tệ và đồng kiếp trong thương mại giữa hai nước. Lào là quốc gia ASEAN thứ 5 thiết lập ngân hàng thanh toán bù trừ bằng nhân dân tệ. Các hoạt động trên đã tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia nhưng cũng đang gia tăng sự đáng kể phụ thuộc của nền kinh tế Lào vào Trung Quốc. Thị trường xuất khẩu hàng đầu của Lào đứng đầu là Trung Quốc 196 triệu đô la Mỹ, thị trường nhập khẩu Trung Quốc đứng thứ 2 với giá trị đạt 144 triệu đô la Mỹ chỉ xếp sau Thái Lan. Có thể khẳng định mối quan hệ Trung-Lào ngày càng có sự bất đối xứng. Sự bất đối xứng này cũng mang lại nhiều điểm tích cực cho nền kinh tế Lào khi thu hút được nguồn vốn nhằm phát triển kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng, phù hợp với chiến lược và chính sách tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà chính phủ Lào đang theo đuổi. Tuy nhiên nếu không được quản trị chặt chẽ, hợp lý các nguồn vốn trong các ngành như năng lượng, khai thác khoáng sản năm. Về có thể dẫn tới tình trạng đổi vốn, tăng nợ công quốc gia và sự phụ thuộc của Lào vào Trung Quốc. Thời điểm để cả hai quốc gia có những động thái tiến hành nâng cấp quan hệ lên một tầm cao mới nhiều khả năng sẽ diễn ra vào năm 2024 năm Lào đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN. Như cầu nâng cấp quan hệ này đến từ cả hai phía, Lào nhận được trợ giúp phát triển kinh tế và hỗ trợ hoàn thành tốt năm Chủ tịch ASEAN 2024. Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng tại Lào nhằm đảm bảo quá trình triển khai BRI được thuận lợi, với quyền Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào. Hơn nữa, Trung Quốc còn có thể có quyền lực tri phối sâu sắc hơn những quyết định chung của ASEAN trong trường hợp khu vực có những biến động bất ngờ, tương tự như đã làm với Campuchia vào năm 2012. Ngoài ra, sự nâng cấp mối quan hệ Trung-Lào cũng có thể được hiểu là xác nhận việc Lào đã nghiêng hẳn về phía Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh tầm ảnh hưởng Mỹ-Trung tại Đông Nam Á. Điều đáng lo ngại là sự phụ thuộc ngày càng sâu sắc của Lào vào Trung Quốc về kinh tế có thể mở rộng ra trên toàn diện các lĩnh vực khác như chính trị, an ninh. Cuộc tập trận chung Trung-Lào mang tên lá chắn hữu nghị được tổ chức từ ngày 9-28 phần 5 được tổ chức theo kịch bản mô phỏng các cuộc tấn công vào các nhóm tội phạm có vũ trang xuyên quốc gia ẩn náu tại các vùng rừng núi biên giới nhằm nâng cao khả năng phối hợp giữa quân đội hai nước trong thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố. Hoạt động diễn tập quân sự chung là nền tảng cho những hợp tác sâu rộng hơn trong tương lai có thể là các hợp đồng mua bán vũ khí, các hoạt động huấn luyện, đào tạo binh sĩ giữa hai quốc gia. Thậm chí khi tình hình cạnh tranh Mỹ-Trung tại Đông Nam Á trở nên quyết liệt hay có những biến động lớn trong khu vực, Trung Quốc có thể đặt một số căn cứ quân sự tại Lào để làm đối trọng với Mỹ. Những lý cơ trên hoàn toàn có khả năng xảy ra, qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh của Việt Nam, làm giảm sự ảnh hưởng của Việt Nam tại Lào và phần nào đó còn làm giảm sự tin cậy giữa Việt Nam và Lào nói riêng và cả ba nước Đông Dương nói chung. Hàm ý đối với Việt Nam, Lào là quốc gia láng giềng thân thiết, hữu nghị, có truyền thống lâu đời với Việt Nam. Tuy vậy, mối quan hệ hữu nghị này không phải không có những thách thức, tiêu biểu là vấn đề ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Lào và vấn đề năng lượng. Về vấn đề với Trung Quốc, dù Lào luôn chủ động cân bằng quan hệ với các nước, nhưng Việt Nam cũng cần có những biện pháp phù hợp để quản trị mối quan hệ giữa hai nước láng giềng phía Bắc và phía Tây của mình. Các lãnh đạo Việt Nam thường xuyên có các chuyến thăm với Trung Quốc và Lào, đặc biệt là Lào. Từ năm 2022, lần lượt Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước Việt Nam đã thực hiện chuyến thăm chính thức tới Lào nhằm tăng cường tin cậy chính trị, hợp tác giữa hai nước. Đặc biệt vào năm 2021, cả hai nước đã khánh thành Nhà Quốc hội Lào với tổng vốn đầu tư 112 triệu đô la Mỹ, món quà của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam dành cho Đảng. Nhà nước và Nhân dân Lào là biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào. Trong giai đoạn 2021 đến 2025, Việt Nam sẽ viện trợ không hoàn lại cho Lào 3.600 tỷ đồng và cho vai 502 triệu đô la Mỹ để giúp nước bạn phát triển kinh tế. Bộ Tài chính Việt Nam sẽ cử các đoàn chuyên gia sang trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về một số lĩnh vực tài chính nước bạn quan tâm. Đồng thời, Bộ Tài chính Lào cũng sẽ cử các đoàn cán bộ sang Việt Nam tập huấn, học hỏi kinh nghiệm quản lý tài chính ở Việt Nam. Trong tương lai, Việt Nam cần tiếp tục tăng cường và phát huy hợp tác với Lào toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, an ninh 5. Về qua đó, đảm bảo an ninh, lợi ích quốc gia và phát triển kinh tế cho cả hai nước. Về vấn đề năng lượng, Việt Nam đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, khi nguồn điện trong nước không cung cấp đủ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Chủ yếu là do các dự án nhà máy điện lớn chậm tiến độ, các nguồn năng lượng xanh thay thế còn hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Phương án cấp thiết để giải quyết vấn đề thiếu điện trong tương lai gần là nhập điện của các nước láng giềng, chủ yếu là Lào. Nhưng các dự án thủy điện lớn của Lào lại đang gây nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường và sinh thái của vùng đồng bằng sông Cửu Long mà Việt Nam nhiều lần lên tiếng phản đối. Việt Nam thiếu điện, cần nhập điện của Lào nhưng việc sản xuất điện của Lào lại có thể ảnh hưởng tới vùng đồng bằng sông Cửu Long. Để giải quyết được vấn đề này, cần sự vào cuộc đồng bộ của nhiều ban ngành, nhiều cấp của cả hai quốc gia nhằm phù hợp và đảm bảo lợi ích của từng quốc gia.

Listen Next

Other Creators