The power transition in Cambodia will be completed at the end of August. However, there are not many expectations for immediate significant changes in domestic and foreign policies. Hun Sen will still hold important positions in the political system as a guide. The new leadership is a combination of experienced politicians and younger members. The new government aims to maintain peace, prosperity, social achievements, and strengthen international relations. China remains a priority partner, but the new government may seek closer relations with the West. The challenges include inexperience in decision-making, maintaining political stability, and improving the country's image. The balance between the US and China is a major challenge, and an independent foreign policy is desired. Upholding and enhancing the country's reputation and addressing issues such as human trafficking are also important.
Cuộc chuyển giao quyền lực lần đầu tiên sau gần 4 thập kỷ của chính trường Campuchia sẽ chính thức hoàn tất vào cuối tháng 8 này. Tuy nhiên có ít kỳ vọng về việc ngay lập tức có những thay đổi đáng kể trong chính sách đối nội và đối ngoại của Campuchia. Bởi trên thực tế, tuy không còn nắm quyền thủ tướng nhưng ông Hun Sen vẫn tiếp tục nắm giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị với vai trò theo ông tuyên bố là người hướng dẫn.
Quá trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo mới tại Campuchia Vào ngày 7 tháng 8 vừa qua, quốc phương Campuchia đã chính thức bổ nhiệm ông Hun Manet trở thành tân thủ tướng của đất nước. Đây là lần đầu tiên sau gần 4 thập kỷ, ông Hun Sen rời khỏi vị trí lãnh đạo chính phủ Campuchia. Một điểm đáng chú ý của sự chuyển giao quyền lực lần này là nó diễn ra trong hòa bình, khác với những lần chuyển giao quyền lực đầy bạo lực ở trong quá khứ.
Ngay từ tháng 12 năm 2021, thủ tướng Hun Sen đã thông báo Hun Manet sẽ là người kế nhiệm và đảng nhân dân Campuchia CPP cũng nhất trí ủng hộ con trai ông trở thành ứng viên thủ tướng tương lai. Đây được coi là nức thăng vững chắc nhất để Hun Manet hướng tới ghế thủ tướng. Sau khi được CPP công bố là ứng viên thủ tướng tương lai, Hun Manet bắt đầu tăng tần sức xuất hiện trước công chúng.
Trong năm 2022, ông đã gặp mặt nhiều quan chức của các nước như Ngoại trưởng Úc Pentagon, Ngoại trưởng Trung Quốc lúc đó là Vương Nghị, Thủ tướng Lào Tông Lao Xi Solis hay Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Đảng đối lập lớn nhất tại Campuchia CNRP từng giành được 44% phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử 2013. Năm 2017, Tòa án tối cao Campuchia ra phán quyết giải tán đảng cứu nguy dân tộc Campuchia CNRP.
CNRP mất toàn bộ 489 ghế lãnh đạo địa phương và 55 ghế trong quốc hội. Việc giải tán CNRP khiến đảng Ánh Nến trở thành đảng đối lập chính với CPP trước thềm cuộc tổng tuyển cử năm nay. Tuy nhiên, vị ban bầu cử quốc gia Campuchia hôm 15 tháng 5 tuyên bố đảng Ánh Nến không được tham gia bầu cử vì không cung cấp đủ giấy tờ đăng ký hợp lệ. Như vậy, gần như mọi chứng ngại trên con đường đưa Hun Manet trở thành tân thủ tướng tiếp theo đã bị loại bỏ ngay trước thềm diễn ra bầu cử.
Theo quy định của Campuchia, ứng viên thủ tướng trước hết phải là nghị sĩ. Vì vậy, ông Hun Manet đã giải ngũ không lâu sau khi được thăng hàm đại tướng hồi tháng 4 và ra tranh cử ghế nghị sĩ đại diện cho thủ đô Phnom Penh. CPP đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử, giành 120 ghế tại quốc hội, 5 ghế còn lại thuộc đảng Bảo Hoàng FUNCINPSC. Đây được coi là tiền đề để ông Hun Sen trao lại quyền lực cho con trai sau hành trình dài chuẩn bị.
Giới phân tích nhận định trong quá trình vận động cho cuộc bầu cử, các bài phát biểu của Hun Manet có phong cách tương tự ông Hun Sen, cho thấy mong muốn về một sự tiếp nối và ổn định. Những đặc điểm của nội các mới Nội các mới Ngày 10 tháng 8, thủ tướng Hun Sen đã tiết lộ hình ảnh nội các mới dự kiến của Campuchia để chuẩn bị cho cuộc chuyển giao quyền lực chính thức vào ngày 22 tháng 8.
Nội các mới dự kiến của chính quyền Phnom Penh thể hiện sự kết hợp giữa những chính trị gia đã có nhiều kinh nghiệm với những thành viên trẻ là con của những người tiền nhiệm. Tiêu biểu có thể kể tới như ông Sa So Kha, 40 tuổi con trai bộ trưởng bộ nội vụ Sa Khanh, được đề cử vào vị trí phó thủ tướng, bộ trưởng bộ nội vụ, ông Ti Seha. 41 tuổi con trai bộ trưởng bộ quốc phòng Ti Banh, được đề cử vào vị trí phó thủ tướng, bộ trưởng bộ quốc phòng, ông Hun Mani, con trai út của ông Hun Sen là bộ trưởng bộ dịch vụ công.
Nội các mới sẽ gồm 30 bộ trưởng, cùng 10 phó thủ tướng và 11 bộ trưởng cấp cao. Các thành viên nội các mới sẽ nằm trong độ tuổi từ 38-65, trong đó các thành viên dưới 50 tuổi chiếm đa số. Bên cạnh việc đưa ra nội các dự kiến mới, ông Hun Manet cũng đề ra 5 mục tiêu chiến lược lãnh đạo khi trở thành thủ tướng Campuchia. Thứ nhất, tập trung vào việc duy trì hòa bình, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và ổn định các thành tựu xã hội.
Chiến lược thứ hai là đảm bảo Campuchia trở thành quốc gia thịnh vượng, tự do, dân chủ, dựa trên pháp quyền và nền kinh tế bền vững, công bằng. Chiến lược thứ ba hướng về hệ thống bảo trợ xã hội, nhằm đảm bảo người dân Campuchia được bảo vệ trước những rủi ro kinh tế, sức khỏe cộng đồng và rủi ro phát sinh từ những thay đổi về điều kiện sống, làm việc. Chính phủ mới cũng tiếp tục thúc đẩy mục tiêu rà phá hết bom mìn ở Campuchia trước năm 2025.
Chiến lược cuối cùng là chính phủ của ông Hun Manet duy trì theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, xây dựng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Campuchia cùng các nước, tham gia các tổ chức quốc tế, tích cực đóng góp cho khu vực và thế giới. Chiến lược này còn được gọi bằng cái tên chiến lược ngũ rác, tiếp nối chiến lược tứ rác dưới thời thủ tướng Hun Sen. Mặc dù mối quan hệ Campuchia-Trung Quốc dự kiến vẫn sẽ là cốt lõi trong chính sách đối ngoại của quốc gia, nhưng dưới thời chính quyền của Hun Manet, người ta mong đợi việc triển khai mạnh mẽ hơn nữa các chiến lược phòng ngừa rủi ro và đa dạng hóa, vốn đã được đề cập đến nhiều trong chính sách đối ngoại của Campuchia trong những năm gần đây.
Trung Quốc sẽ vẫn là đối tác ưu tiên hàng đầu bởi sự ảnh hưởng quá lớn của nước này đối với nền kinh tế Campuchia. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia, khoảng 35% hàng hóa Campuchia nhập khẩu đến từ Trung Quốc. Năm 2022, Trung Quốc chiếm 90,5% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của Campuchia. Về phần mối quan hệ giữa Campuchia với Mỹ và các nước phương Tây luôn tồn tại những quan điểm khác nhau về vấn đề dân chủ và nhân quyền.
Mối quan hệ đặc biệt trở nên xấu đi kể từ năm 2017 khi đảng CPP cầm quyền đã buộc giải tán đảng đối lập lớn nhất CNRP, bắt giữ nhiều lãnh đạo của đảng CNRP với cáo buộc Mỹ đã đứng sau hậu thuẫn. Tuy nhiên, chính quyền mới của ông Hun Manet có thể điều chỉnh chính sách nhằm từng bước xích lại gần phương Tây để tăng cường dòng vốn đầu tư. Du lịch phục hồi chậm sau đại dịch COVID-19, dòng vốn đầu tư của Trung Quốc bắt đầu chậm lại là những dấu hiệu để thúc đẩy chính quyền mới của Campuchia nối lại quan hệ với các nước phương Tây.
Theo tờ Asia Times, Sóc Chenda Sofea, hiện là người đứng đầu Hội đồng Phát triển Campuchia, một cơ quan chính phủ giám sát các khoản đầu tư nước ngoài sẽ trở thành tân bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Điều này dự báo rằng Chenda Sofea sẽ tái tập trung Bộ Ngoại giao vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong thời gian trước dưới thời Hun Sen, Bộ Ngoại giao đã quá tập trung vào các vấn đề địa chính trị, ví dụ như cạnh tranh Mỹ-Trung.
Do vậy, chính quyền mới có thể có những thay đổi nhằm tập trung vào thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phục vụ chiến lược đa dạng hóa. Mặc dù vậy, chính sách đối ngoại của Campuchia ít có khả năng sẽ có những thay đổi quá to lớn, ít nhất là trong tương lai gần. Bởi theo tuyên bố, ông Hun Sen vẫn tiếp tục giữ các chức vụ khác ở Campuchia thêm 10 năm nữa, tức là tới năm 2033.
Ông sẽ trở thành người đứng đầu thượng viện, nghĩa là ông sẽ giữ quyền nguyên thủ quốc gia khi nhà vua đi vắng, và ông sẽ tiếp tục lãnh đạo đảng cầm quyền. Ông Hun Sen cũng cho biết thêm khi những người kế nhiệm mới nhậm chức, những người lớn tuổi trong đảng nhân dân Campuchia sẽ ở bên cạnh họ để hướng dẫn. Việc ông Hun Sen chưa ngay lập tức rút hoàn toàn khỏi chính trường của Campuchia có thể xuất phát từ lo ngại.
Từ sự non trẻ của Hun Manet sẽ khiến những người bất đồng chính kiến và các lực lượng đối lập có thể nổi lên, tạo ra những thách thức cho đường lối chính sách của đất nước và tạo ra những bất ổn cho kinh tế xã hội Campuchia. Thách thức của chính quyền mới Có thể thấy rằng, đảng nhân dân Campuchia cầm quyền đang chuyển đổi thế hệ lãnh đạo thập niên 60 và 70 sang thế hệ trẻ 34 tuổi dưới sự lãnh đạo của ông Hun Manet.
Bên cạnh vấn đề còn thiếu kinh nghiệm chính trường trong hoạch định và xử lý các vấn đề đối nội và đối ngoại của nội các mới, nội bộ đảng CPP còn có nhiều gia đình quyền lực khác nhau. Các gia đình này có nhiều mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc theo nhiều hình thức. Tiêu biểu có thể kể đến gia đình quyền lực của Bộ trưởng Quốc phòng Ti Banh được cho là có mối quan hệ chặt chẽ với các quan chức quốc phòng ở Bắc Kinh.
Ti Sayha, tỉnh trưởng tỉnh Siem Reap dự kiến sẽ kế thừa vị trí của người cha mình. Ti Vinh, anh trai của Ti Banh, là chỉ huy hải quân có liên quan mật thiết với các cáo buộc quân đội Trung Quốc được phép tiếp cận căn cứ hải quân Jim, ông này đã bị Mỹ trừng phạt từ năm 2021. Chính phủ và các cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc cũng có mạng lưới quan hệ với các gia đình chính trị quyền lực khác ở Campuchia như gia tộc của Bộ trưởng nội vụ Sakai.
Con trai Sasoka được cho là sẽ kế thừa vị trí của ông. Có thể thấy sự ảnh hưởng của Trung Quốc không chỉ thông qua gia đình Hun Sen, nên bất kỳ nỗ lực nào nhằm sắp xếp lại mối quan hệ với phương Tây hay sự thay đổi đáng kể nào trong chính sách đối ngoại cũng đều có thể ảnh hưởng đến lợi ích của các gia đình quyền lực kể trên, dây nghi cơ căng thẳng, xung đột lợi ích trong nội bộ đảng.
Các thách thức đến từ bên ngoài Thách thức từ bên ngoài lớn nhất đối với chính quyền mới của Campuchia vẫn luôn là vấn đề cân bằng giữa hai siêu cường Mỹ, Trung Quốc. Giải pháp khả dĩ nhất là ông Hun Manes sẽ theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập, tránh liên kết với bất kỳ khối quyền lực cụ thể nào. Bên cạnh đó, ông cũng cần xem xét sự ổn định chính trị trong nước tương tác với chính sách đối ngoại như thế nào.
Bối cảnh chính trị trong nước ổn định đảm bảo rằng chính phủ có thể tập trung vào phát triển kinh tế và hợp tác quốc tế không bị cản trở bởi xung đột hay tranh chấp nội bộ. Một thách thức lớn khác với chính quyền của ông Hun Manes là vấn đề giữ gìn và nâng cao hình ảnh, uy tín quốc gia. Trong những năm gần đây, Campuchia bị dính vào nhiều các vụ bê bối buôn người, lừa đảo việc làm, lừa đảo xuyên quốc gia năm, về ảnh hưởng rất nhiều tới uy tín ngành du lịch và thu hút vốn đầu tư vào Campuchia.
Trong hai năm liên tiếp 2022 và 2023, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thống kê bảng xếp hạng chỉ số buôn người của Campuchia ở mức thấp nhất. Hiện tại, Campuchia đứng thứ 150 phần 180 trong chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh Bạch Quốc tế. Ở châu Á, chỉ số của Campuchia chỉ cao hơn Myanmar và Triều Tiên. Phản ứng từ các bên Phản ứng từ dư luận Nhiều ý kiến cho rằng Hunmaneth được trưởng thành trong môi trường giáo dục của phương Tây, từ đó có thể cải thiện được mối quan hệ không mấy tốt đẹp của Campuchia với phương Tây trong những năm vừa qua.
Các nhà phân tích của ASEAN Times cho rằng chính quyền mới của Campuchia sẽ cố gắng cải thiện mối quan hệ với phương Tây bất chấp việc phải trả giá như các quan điểm về dân chủ và nhân quyền. Chính sách đối ngoại dưới thời Hunmaneth sẽ có sự thay đổi, ít nhất là về giọng điệu. Trái ngược với quan điểm trên, Virak U chuyên gia thuộc Future Forum tinh tinh cho rằng việc nối lại quan hệ với phương Tây sẽ chỉ mang tính tượng trưng nhiều hơn là thực chất và nó chỉ tồn tại trong thời gian ắn.
Ông cũng cho rằng Trung Quốc vẫn là người ủng hộ quan trọng nhất của Campuchia, có rất ít động lực để Campuchia rời xa Trung Quốc. Các nhà bình luận nhấn mạnh rằng nền giáo dục phương Tây như của Hunmaneth sẽ rất ít ảnh hưởng đến các chính sách trong tương lai của nhà lãnh đạo. Lấy ví dụ như nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được theo học ở Thụy Sĩ nhưng cả trong hiện tại và tương lai hoàn toàn không có dấu hiệu nào sẽ ngả về phương Tây.
Phản ứng từ các nước Mỹ và các nước phương Tây đã từ chối cử quan sát viên tới cuộc bầu cử, cho rằng cuộc bầu cử thiếu các điều kiện để được coi đó là cuộc bầu cử tự do và công bằng. Ngược lại, Nga và Trung Quốc nằm trong số những nước đã cử quan sát viên. Sau cuộc bầu cử, Mỹ cho rằng các cuộc thăm dò là không tự do và không công bằng và tuyên bố cấm thị thực đối với những cá nhân mà họ cho là đã phá hoại nền dân chủ.
Đồng thời Mỹ cũng tạm dừng một số chương trình hỗ trợ nước ngoài ở Campuchia. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói về việc Đảng Nhân dân Campuchia CPP cầm quyền đã chấn áp phe đối lập trước bầu cử rằng những hành động này đã tước đi tiếng nói và sự lựa chọn của người dân Campuchia trong việc xác định tương lai của đất nước. Đồng thời ông Matthew Miller kêu gọi khi Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền thành lập chính phủ mới, các nhà chức trách có cơ hội cải thiện vị thế quốc tế của đất nước, bao gồm cả việc khôi phục nền dân chủ đa đảng thực sự, chấm dứt các phiên tòa có động cơ chính trị, đảo ngược những bản án của những người chỉ trích chính phủ và cho phép các phương tiện truyền thông độc lập được hoạt động trở lại mà không bị can thiệp.
Về phía Trung Quốc, sau khi kết quả cuộc bầu cử được công bố, vào ngày 24 tháng 7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng chúc mừng Campuchia. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning nêu rõ là một người hàng xóm và người bạn tốt, chúng tôi nhiệt liệt chúc mừng Campuchia đã tổ chức thành công cuộc tổng tuyển cử lần thứ bảy. Chúng tôi tin tưởng rằng Campuchia sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời gian tới, mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho người dân.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết trong thư chúc mừng rằng, Trung Quốc và Campuchia thuộc về một cộng đồng có chung tương lai. Phản ứng từ phe đối lập Lãnh đạo đảng cứu nguy dân tộc Campuchia CNRP đối lập, Sam Rensi hiện đang sống lưu vong ở Pháp đã nói rằng mọi hy vọng Campuchia có thể trở nên dân chủ hơn hoặc thân thiện hơn với phương Tây sau thời Thủ tướng Hun Sen là hoàn toàn sai lầm.
Ông Sam Rensi còn cho rằng lãnh đạo có thể thay đổi nhiều lần nhưng sẽ không có gì thay đổi vì hệ thống vẫn như cũ và rằng trở ngại. Duy nhất cho nguyện vọng của người dân về một nền dân chủ ở Campuchia là Hun Sen và kế hoạch của ông ta nhằm thực hiện kế vị gia đình, để thành lập một triều đại chính trị. Ông này cũng cho rằng quyền lực thực chất vẫn sẽ nằm trong tay Hun Sen và Hun Manet là con người thiếu cá tính, uy tín và quyền lực của cha mình.
Tác động của chính quyền mới Tác động tới cuộc diện Mỹ-Trung Với những sự phản ứng tới từ cả Mỹ, Trung Quốc và dư luận trong nước Campuchia về cuộc bầu cử, có thể khẳng định rằng trong tương lai gần ít nhất là cho tới khi ông Hun Sen hoàn toàn rời khỏi chính trường Campuchia thì mối quan hệ của Campuchia với Mỹ-Trung sẽ không có những thay đổi đáng kể. Mối quan hệ bao trùng vẫn tiếp tục là ngày càng thắt chặt với Trung Quốc và xa lánh với Mỹ và phương Tây do các vấn đề về dân chủ, nhân quyền.
Hiện nay, cạnh tranh Mỹ-Trung đang trong giai đoạn căng thẳng, Đông Nam Á là điểm nóng. Có những thay đổi tích cực từ phía Mỹ trong mối quan hệ với Campuchia như đã từng có trước đó dưới thời Tổng thống Barack Obama. Barack Wu, người sáng lập và chủ tịch của Future Forum Tinh Tanh cũng có cùng quan điểm trên khi ông cho rằng các nền dân chủ phương Tây sẵn sàng thay đổi chiến thuật, gạt một số quan điểm về nhân quyền và dân chủ sang một bên để hướng tới một lập trường thực dụng hơn vì một Trung Quốc đang trỗi dậy và tìm cách đưa Phnom Penh vào vòng an ninh của mình.
Theo Planet Lab, một công ty dữ liệu hình ảnh, hình ảnh về tinh vào tháng 6 năm 2023 đã đưa ra những hình ảnh về quá trình xây dựng căn cứ hải quân Jim cho thấy một cầu cảng đủ lớn để chứa một tàu khu trục hải quân. Dữ liệu trên có thể là bằng chứng xác đáng để thúc đẩy các nước phương Tây dần thay đổi chính sách của mình với Campuchia. Tác động tới Việt Nam Với sự thay đổi chính quyền của Campuchia như hiện tại, Hà Nội có thể yên tâm mối quan hệ của mình với nước láng giềng thân thiết lâu năm được giữ vững trong ít nhất là một vài thập kỷ tiếp theo.
Bởi Việt Nam luôn có một nỗi quan ngại về những quan điểm của phe đối lập tại Campuchia với những vấn đề liên quan đến lãnh thổ ở biên giới hai nước. Vì vậy, từng thay đổi trong chính quyền Phnom Penh luôn nhận được sự quan tâm sát sao từ phía Hà Nội. Và sự thay đổi lớn nhất trong chính quyền Campuchia sau gần bốn thập kỷ được đánh giá là có tác động tích cực tới mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Thêm vào đó, Việt Nam cũng là một quốc gia tại Đông Nam Á khu vực được coi là trung tâm của cuộc cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ, Trung. Do vậy, những sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của các quốc gia Đông Nam Á nói chung và đặc biệt là Campuchia nói riêng cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tác động tới ASEAN Là một nền kinh tế mở, ASEAN đóng vai trò là bàn đạp để từ đó Campuchia có thể kết nối với nền kinh tế toàn cầu.
ASEAN bảo vệ các thành viên khỏi sự tác động của sự can thiệp từ nước ngoài, đặc biệt là từ các siêu cường bằng cách nhấn mạnh nguyên tắc không can thiệp và các tiêu chuẩn ra quyết định dựa trên sự đồng thuận. Chính quyền mới của Campuchia có thể đóng góp vào việc thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, tăng cường tin cậy chính trị giữa các quốc gia Đông Nam Á. Từ đó tạo thành một khối ASEAN đoàn kết, vững mạnh đủ sức đối phó với những biến động của thế giới.