Home Page
cover of Nhìn lại một thập kỷ triển khai Sáng kiến Vành đai Con đường: Cơ hội và thách thức đối với khu vực c
Nhìn lại một thập kỷ triển khai Sáng kiến Vành đai Con đường: Cơ hội và thách thức đối với khu vực c

Nhìn lại một thập kỷ triển khai Sáng kiến Vành đai Con đường: Cơ hội và thách thức đối với khu vực c

00:00-29:32

Tính tới tháng 6/2023, có đến 152 quốc gia và 32 tổ chức quốc tế ký kết hơn 200 văn kiện hợp tác. Hay nói cách khác, sáng kiến này có tầm ảnh hưởng tới 2/3 dân số thế giới và chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu...

PodcastBRIChinaASEANVietnamSoutheast Asia
64
Plays
0
Downloads
4
Shares

Transcription

In September 2023, the Belt and Road Initiative (BRI) will celebrate its 10th anniversary. It has become one of the most influential global initiatives, with 152 countries and 32 international organizations signing over 200 cooperation agreements. The BRI aims to connect China with the rest of Asia, Europe, and Africa through two main routes: the Silk Road Economic Belt and the 21st Century Maritime Silk Road. The BRI focuses on five main priorities: policy coordination, infrastructure connectivity, unimpeded trade, financial integration, and people-to-people connections. Southeast Asia, with its rapid economic growth, is an important region for the BRI. It accounts for nearly half of China's trade and 44% of Chinese FDI within the BRI framework. The BRI projects in Southeast Asia mainly focus on transportation infrastructure, such as railways, roads, ports, airports, and energy projects. However, there have been challenges in implementing some of these projects, particularly due Tháng 9 năm 2023 đánh dấu trạng đường 10 năm của Sáng kiến Vành đai và Con đường, từ khi được đề xuất cho tới khi trở thành một trong những sáng kiến có tầm ảnh hưởng nhất toàn cầu. Theo số liệu của Cổng Thông tin Chính thức của Sáng kiến Vành đai và Con đường, tính tới tháng 6 năm 2023, có đến 152 quốc gia và 32 tổ chức quốc tế ký kết hơn 200 văn kiện hợp tác. Hay nói cách khác, Sáng kiến này có tầm ảnh hưởng tới 2 phần 3 dân số thế giới và chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu. Trong chuyến viếng thăm chính thức tới Kazakhstan và Indonesia vào tháng 9 năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lần đầu tiên đề xướng Sáng kiến Vành đai và Con đường, biết tắt là BRI. Theo đó hình thành nên 2 tuyến đường chính nhằm kết nối Trung Quốc với các phần còn lại của lục địa Á, Âu và Châu Phi. Vành đai kinh tế con đường tơ lụa là một loạt các cung đường trên bộ với những dự án phát triển vận tải đường bộ và đường sát trải dài từ khu vực Đông Nam Á cho tới bán đảo Iberia thuộc Tây Âu. Trong khi đó, con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 là tuyến đường kết nối các cảng biển tại Trung Quốc với các cảng quốc tế thông qua nhiều tuyến hàng hải lớn tại Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông, Châu Phi và địa Trung Hải. Hai tuyến đường lớn này tạo nên 2 vòng cung bao quanh lục địa Á Âu, thường giao nhau với mạng lưới các cảng lớn mà Trung Quốc đã đầu tư và phần nào chi phối, giúp việc thông thương trên biển với trên bộ dễ dàng hơn. BRI được kỳ vọng hỗ trợ các quốc gia dựa theo 5 ưu tiên chính, bao gồm 1. Điều phối chính sách, 2. Kết nối cơ sở hạ tầng, 3. Thương mại không bị cản trở, 4. Hội nhập tài chính và 5. Kết nối con người. Thông qua BRI, Bắc Kinh tuyên bố rằng đây là sân chơi mà bất kỳ quốc gia nào tham gia cũng sẽ thành công theo công thức đôi bên cùng có lợi. Sốt phát từ ý tưởng khôi phục con đường to lụa cổ xưa, sau một thập kỷ triển khai Trung Quốc vẫn đang trên con đường hiện thực hóa những ý tưởng của mình về một chiến lược xuyên quốc gia với nhiều mục đích khác nhau. Trong bối cảnh các vấn đề quốc tế trở nên phức tạp, việc nhìn lại quá trình triển khai các sáng kiến của Trung Quốc trong những năm qua là rất cần thiết để đánh giá được những thay đổi quan trọng về cấu trúc địa chính trị, địa kinh tế và chiến lược đối ngoại trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Triển khai Sáng kiến BRI tại Đông Nam Á Đông Nam Á là một khu vực quan trọng đối với BRI vì đây là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Từ năm 2010 tới 2019, GDP của khu vực tăng trung bình 6,9% năm. Trong danh sách 68 quốc gia ban đầu của BRI, tên của tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều được liệt kê. Trong số những quốc gia thuộc danh sách này, Đông Nam Á chiếm tới gần một nửa tổng lượng giao dịch thương mại với Trung Quốc và 44% vốn FDI của Trung Quốc trong khuôn khổ BRI đổ vào khu vực này năm 2018. Các dự án lớn nhất tại khu vực của BRI hiện nay chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, đường sắt, đường bộ, cảng biển và sân bay, và các dự án năng lượng. Cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải Phần lớn các quốc gia Đông Nam Á đều đối mặt với New Cupback trong việc phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đủ đáp ứng tốc độ tăng trưởng của khu vực. Việc tìm đến nguồn vốn từ sáng kiến của Bắc Kinh được tin rằng sẽ giúp giải quyết những thiếu hụt về cơ sở hạ tầng này. Từ đó, đẩy mạnh sự kết nối giữa các khu vực và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong các dự án cơ sở hạ tầng giao thông vận tải hiện nay, Trung Quốc đang đầu tư mạnh tay nhất vào các dự án đường sắt với những siêu dự án của sáng kiến BRI gần như đều nằm tại Đông Nam Á. Dự án đường sắt nổi trội nhất tại khu vực là dự án đường sắt Côn Minh-Singapore, kết nối thành phố phía Nam của Trung Quốc tới các thành phố lớn nhất của phần Đông Nam Á lục địa. Dự án được chia thành ba tuyến chính, bao gồm tuyến phía Đông chạy qua Hà Nội và tới thành phố Hồ Chí Minh ở Việt Nam, tuyến phía Tây chạy tới Yen Gon của Myanmar qua hệ thống đường sắt nội địa Đại lý Thụy Lệ, tuyến giữa đi qua Viên Chăn, Lào và Giao với hai tuyến đường sắt Đông và Tây tại Bangkok, Thái Lan. Từ đó, tuyến đường sắt tiếp tục đi xuyên qua Malaysia và kết nối với điểm cuối cùng tại Singapore. Cho tới năm 2020, phần lớn mạng lưới đường sắt này đã được lập kế hoạch và triển khai xây dựng. Đặc biệt, vào cuối năm 2021, đoạn đường sắt cao tốc nối Bò Tần tới Viên Chăn đã hoàn thành và được đưa vào vận hành, kết nối thẳng từ Côn Minh tới thủ đô của Lào. Thái Lan cũng có động thái xúc tiến xây dựng tuyến đường sắt mới bằng nguồn vốn của Trung Quốc, kết nối với các tuyến đường sắt quốc tế tại biên giới. Tuy nhiên, tuyến phía Đông và phía Tây của mạng lưới xuyên quốc gia này gặp nhiều vấn đề trong quá trình triển khai. Tuyến phía Đông chạy qua Việt Nam và Campuchia có tuyến trình phát triển chậm nhất vì là tuyến dài nhất và cũng được đánh giá là tốn kém nhất. Còn tuyến phía Tây cũng gặp nhiều trở ngại khi tình hình chính trị bất ổn ở Myanmar dẫn đến các chính sách về đối ngoại luôn thay đổi, tạo nên rào cả nhất định cho quan hệ với Trung Quốc. Đối với đoạn phía Nam chạy qua bán đảo Malay, quá trình đàm phán và triển khai dự án vẫn chưa thể ngã ngũ. Malaysia ban đầu tuyên bố hủy bỏ các thỏa thuận với nhà thầu Trung Quốc vào năm 2019 vì lo ngại về tính hiệu quả của tuyến đường sắt chạy từ biên giới Thái Lan tới Kuala Lumpur. Nhưng vào năm 2022, nước này đã nối lại các vòng thương thảo và quyết định tiếp tục dự án sau khi các bên đồng ý với việc cắt giảm chi phí. Tuy nhiên, tuyến đường từ Kuala Lumpur tới Singapore vẫn chưa đạt được sự đồng thuận nào cho đến nay. Ngoài dự án đường sắt công minh Singapore, Trung Quốc cũng đã và đang triển khai một vài dự án đường sắt với quy mô nhỏ hơn tại Indonesia, Philippines và Việt Nam. Các dự án này đều có điểm chung về tình trạng trì trệ trong việc triển khai khi giới lên nhiều quan ngại về tài chính và môi trường. Túc 7 Các dự án năng lượng Trung Quốc đang chuyển hướng sang đầu tư vào các dự án năng lượng xanh trên toàn cầu và cả khu vực Đông Nam Á. Sự tham gia của Trung Quốc vào ngành năng lượng nói chung đang có xu hướng giảm trên toàn cầu và đang ở mức thấp nhất từ năm 2013 đến nay. Tuy nhiên số lượng các dự án năng lượng sạch, thủy điện, điện khí, điện mặt trời và gió lại có chiều hướng tăng. Tổng vốn đầu tư BRI vào các loại năng lượng xanh trên toàn cầu đã tăng từ 43% năm 2013 lên mức sấp xỉ 80% năm 2022. Theo dữ liệu vào năm 2019, BRI đang chú trọng đầu tư nhất vào các dự án về năng lượng tại Đông Nam Á, ở mức 37% so với 24% của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Ở hơn một nửa quốc gia tại Đông Nam Á, thậm chí tỷ lệ đầu tư BRI vào năng lượng còn quá bán, như Brunei, 87%, Indonesia, 51%, Laos, 60%, Myanmar, 54%, Philippines, 65%, và Việt Nam, 75%. Trung Quốc hiện hạn chế tối đa và đang tiến tới loại bỏ dần các dự án mới liên quan tới nhiên liệu hóa thạch, mặc dù vẫn còn tồn tại một vài dự án mới như nhiệt điện than ở Indonesia năm 2022. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã đầu tư vào một số dự án năng lượng tái tạo lớn ở Philippines và Việt Nam, trong khi Malaysia và Thái Lan cũng nhận được đầu tư vào việc sản xuất các tấm pin mặt trời. Phát triển trên các mối quan hệ đa phương Trong những năm đầu triển khai các sáng tiến liên quan đến BRI, Trung Quốc thường thiết lập cách tức hợp tác dựa trên các mối quan hệ song phương. Trung Quốc được cho rằng là chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc điều phối các hoạt động đa phương, bao gồm việc triển khai sáng tiến hay đàm phán thỏa thuận vay qua các định chế tài chính của mình. Việc đề xương các sáng tiến cũng thường được lồng ghép trong nội dung chương trình của các chuyến thăm cấp cao giữa nguyên thủ Trung Quốc và các nước khác. Nhận thức được vấn đề, Trung Quốc đã có nhiều động thái nhằm thay đổi dần cách tức hợp tác sang đa phương. Trong năm 2017 và 2019, Trung Quốc đã lần lượt tổ chức diễn đàn BRI lần một và lần hai. Cả hai lần, phía Trung Quốc đều ra thông cáo chung khẳng định tầm nhìn và những cam kết của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế, kết nối và phát triển kinh tế thông qua các dự án BRI. Trong đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng lẫn nhau, tính toàn diện và hợp tác cùng có lợi trong bối cảnh quản trị kinh tế toàn cầu, đồng thời tái khẳng định khái niệm cộng đồng chung vận mệnh. Kể từ năm 2013, các khoản đầu tư được kết nối lỏng lẻo dưới biểu ngữ của BRI đã thu hút rất nhiều sự chú ý và chỉ trích vì những tác động địa chính trị, tài chính và môi trường. Với những thay đổi về môi trường địa chính trị, Hoa Kỳ gọi Trung Quốc là cường quốc xếp lại với hàng nghĩa một quốc gia mới nổi muốn sắp xếp lại trật tự thế giới. Còn Khối Liên minh châu Âu, EU, gắn mắt Trung Quốc là đối thủ mang tính hệ thống vì coi nước này là đối thủ kinh tế đang tìm cách giành vị trí lãnh đạo về công nghệ, mang tính hệ thống và đang thúc đẩy cho một mô hình khác về quản trị nhà nước và xã hội. Vì vậy trong diễn đàn BRI lần 2, lãnh đạo Trung Quốc đã nhấn mạnh về một giai đoạn phát triển mới của BRI, đặc biệt cải thiện danh tiếng của BRI trên trường quốc tế và xanh hóa các sáng kiến của mình với nhiều khoản đầu tư vào năng lượng xanh. Việc đa phương hóa BRI được tin rằng sẽ giúp Trung Quốc mở rộng phạm vi tiếp cận của sáng kiến và thể hiện được vai trò lãnh đạo toàn cầu của mình nhiều hơn. Trong khu vực Đông Nam Á lục địa, Trung Quốc muốn gắn cơ chế hợp tác Mekong lan thương, LMC, vào khuôn khổ của BRI. Tận dụng nguồn lực đáng kể của mình, LMC đã triển khai 45 dự án cùng với 13 sáng kiến hợp tác, đồng thời hỗ trợ tài chính cho khoảng 90 dự án trong các quốc gia tiểu vùng Mekong mở rộng. Với vị thế trên khi đang sở hữu các đập thủy điện ở thượng lưu sông Mekong, Trung Quốc có thể sử dụng ngoại giao thủy lợi bằng cách điều tiết và kiểm soát dòng chảy dòng sông. Đây được coi là một đòn bẩy chính trị hiệu quả, hoặc là đi theo sự dẫn dắt của Trung Quốc, hoặc là chấp nhận rủi ro kinh tế và sinh thái. Đối với quy mô rộng hơn trên cả khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc cũng đang tích cực triển khai các sáng kiến của mình thông qua một vài cơ chế như Quỹ hợp tác đầu tư Trung Quốc-ASEAN, hay Hành lang Kinh tế Trung Quốc Đông Dương, CIPEC, nhằm kết nối các thành phố lớn nhất Đông Nam Á và thúc đẩy khu vực mộ diệt tự do ASEAN Trung Quốc, ACSTA. Các hoạt động sáng kiến của BRI toàn cầu Theo như đề xướng ban đầu, BRI được quảng bá là một sáng kiến kết nối cơ sở hạ tầng khổng lồ giữa lục địa Á Âu và Châu Phi. Tuy nhiên đến năm 2018, Trung Quốc đưa Mỹ-Latin vào hệ thống con đường tơ lụa trên biển của mình. Thậm chí, Trung Quốc cũng đề xuất con đường tơ lụa trên bang khi muốn gột cả khu vực Bắc Cực vào hệ thống BRI. Về mặt kinh tế, có thể thấy một trong những động lực quan trọng nhất khiến Trung Quốc mở rộng bản đồ BRI chính là vì nhắm vào những nguồn tài nguyên dồi dào của các khu vực này. Đối với những khu vực được đề xướng ban đầu, ngoài khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi, Châu Phi Hạ Sahara, Trung và Đông Âu là những khu vực có sự tham gia tích cực của Trung Quốc. Đối với khu vực Mỹ-Latin, chỉ sau 6 năm được Trung Quốc đưa vào vòng ảnh hưởng của BRI, 21 trên 24 quốc gia đã tham gia vào sáng kiến này. Sự mở rộng phạm vi ảnh hưởng của BRI có lẽ đã được cân nhắc từ trước. Khi Chủ tịch Tập trao đổi với người đồng cấp Argentina về một sự mở rộng tự nhiên của con đường tơ lụa trên biển tại diễn đàn BRI ở Bắc Kinh năm 2017. Lý do cho sự mở rộng này được cho rằng đến từ việc khu vực Mỹ-Latin không những có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, mà còn có sản lượng lớn các loại ngũ cóc đầu vào phục vụ cho ngành chân nuôi nhằm đảm bảo an ninh lương thực của Trung Quốc. Theo dữ liệu, từ năm 2000 đến 2020, Trung Quốc là nước đầu tư lớn nhất vào châu Phi khi đã cho khu vực vai tổng cộng 160 tỷ đô la Mỹ, trong đó 47 tỷ đô la Mỹ cho giao thông vận tải, 41 tỷ đô la Mỹ cho hạ tầng điện và 18 tỷ đô la Mỹ cho khai khoáng. Dưới khuôn khổ BRI, Trung Quốc có mối quan hệ hợp tác song phương với 52 phần 54 quốc gia tại châu Phi. Theo thời báo Hoàng cầu Quản lý bởi Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết Trung Quốc đã giúp các nước châu Phi xây dựng hơn 6.000 km đường sắt, 6.000 km đường bộ, khoảng 20 tảng, hơn 80 cơ sở điện lớn, hơn 130 bệnh viện và 170 trường học. China Daily một nhật báo thuộc Bộ tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn lại lời của Nase Buchiba, Chủ tịch Hiệp hội Hợp tác Phát triển châu Phi – Trung Quốc, BRI đã trở thành một nền tảng quan trọng được chứng minh là có hiệu quả về mặt kinh tế trong vòng 10 năm qua. Tuy nhiên, nếu đào sâu hơn vào dữ liệu ở trên về tổng vốn cho vai của Trung Quốc cho khu vực này có thể nhận thấy, phần lớn 18 tỷ đô la Mỹ cho khai khoáng được đầu tư tại Angola, quốc gia nhận nhiều vốn Trung Quốc nhất tại châu Phi. Chỉ riêng năm 2016, 10 tỷ đô la Mỹ được Trung Quốc cho Angola vai bổ sung để tái cơ cấu công ty xăng dầu nhà nước Son Angon. Song Son Angon đã sử dụng 7 tỷ đô la Mỹ để trả trước một số khoản nợ tồn đọng của Trung Quốc từ giai đoạn 2010 đến 2014. Do đó, khoản nợ của Son Angon thực tế đã được chuyển thành khoản nợ quốc gia của Angola, khiến khoản nợ Trung Quốc tăng lên mức 21,3 tỷ đô la Mỹ, 1 phần 2 nợ quốc gia, vào năm 2017. Thêm vào đó, trong nhiều trường hợp Trung Quốc không trực tiếp giao tiền cho chính phủ Angola, mà chỉ cung cấp vốn cần thiết cho các doanh nghiệp Trung Quốc phát triển cơ sở hạ tầng và các dự án công nghiệp để đổi lấy dầu mỏ và khoáng sản. Các thách thức và mối quan ngại của các quốc gia Nợ và rủi ro tài chính Trong giai đoạn 2013 đến 2023, thông qua các khoản đầu tư tài chính và hợp đồng hợp tác, phần lớn được tài trợ bởi các khoản vai của Trung Quốc, Trung Quốc đã đầu tư 962 tỷ đô la Mỹ cho BRI. Để đầu tư và tài trợ cho các dự án BRI, Trung Quốc đã sử dụng và tạo lập ra nhiều định chế tài chính khác nhau để cung cấp vốn cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của mình. Ngay từ khi BRI được đề xướng, Trung Quốc đã ủy quyền cho hai ngân hàng chính sách của mình là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, GDP, và Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc, Xinbanh, thực hiện các chính sách viện trợ nước ngoài cho các nước đang phát triển. Tới năm 2014, Trung Quốc lập ra Quỹ con đường tư luộm SRF với giá trị vốn ban đầu là 40 tỷ đô la Mỹ, nhằm đẩy mạnh các hoạt động đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng tại các nước BRI với ưu tiên ban đầu tập trung vào khu vực Á-Âu. Sau khi Trung Quốc cam kết nhiều hơn tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Châu Phi, FOCAC, GDP, Xinbanh và SRF đã trở thành các định chế cung cấp nguồn cho vai chính cho các dự án cơ sở hạ tầng BRI tại Châu Phi. Nhằm mục tiêu cung cấp tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc tiếp tục thành lập định chế tài chính khác là Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á-AIEB vào cuối năm 2015, với số vốn ban đầu là 100 tỷ đô la Mỹ. Khác với hai ngân hàng chính sách quốc gia, AIEB được tạo lập theo thể chế đa phương dưới danh nghĩa là một tổ chức tài chính quốc tế. Nghĩa là ngoài các quốc gia tham gia BRI, AIEB cũng có nhiều thương vụ với các quốc gia ngoài khu vực BRI. Trong tổng vốn góp ban đầu, Trung Quốc góp hơn 30 tỷ đô la Mỹ và nắm giữ 26% quyền bỏ phiếu bầu và không có quyền phủ quyết. Trước khi chính thức thành lập, AIEB đã có 57 quốc gia tham gia ký kết thỏa thuận với tư cách là nước sáng lập. Tính tới tháng 5 năm 2023, AIEB có 92 thành viên, 47 quốc gia trong khu vực BRI và 45 quốc gia ngoài khu vực BRI, và 14 quốc gia thành viên tiềm năng. Từ năm 2016 tới 2021, AIEB đã phê diệt tổng cộng 160 dự án với tổng số vốn gần 32 tỷ đô la Mỹ, trong đó, số dự án đã tăng gấp 5 lần, từ 9 lên 51 dự án. Thông qua cơ chế của AIEB, Trung Quốc tuyên bố tập trung cung cấp vốn chủ yếu vào các dự án giao thông vận tải và năng lượng, đặc biệt cam kết việc xây dựng cơ sở hạ tầng xanh là một ưu tiên quan trọng. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, vấn đề về nợ đã trở nên nghiêm trọng. Từ năm 2017 đến năm 2019, Trung Quốc đã phải đàm phán lại và hoặc xóa các khoản vai trị giá 17 tỷ đô la Mỹ. Từ năm 2020 đến tháng 3 năm 2023, con số tăng lên 78,5 tỷ đô la Mỹ số tiền được đầu tư vào các dự án nổi bật về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Trung Quốc cũng đã cắt giảm mạnh tốc độ tài trợ cho các dự án BRI, đặc biệt là khi COVID-19 ảnh hưởng đến tâm trường kinh tế toàn cầu. Việc đàm phán hoặc xóa bỏ các khoản vai là một biện pháp bổ sung cho chính sách cung cấp các khoản vai giải cứu nhằm giúp đỡ các quốc gia BRI tránh khỏi khả năng vỡ nợ. Trong giai đoạn 2008 đến 2021, Trung Quốc đã trì hơn 240 tỷ đô la Mỹ để cứu trợ 22 nước đang phát triển. Giá trị các khoản giải cứu tăng theo cấp số nhân khi nhiều quốc gia gặp khó khăn trong việc trả nợ, đặc biệt sau khi Trung Quốc mở rộng việc cho vai đối với các nước thu nhập trung bình từ 2016 tới 2021. Các ngân hàng Trung Quốc có động cơ đảm bảo các quốc gia này vẫn có đủ thanh khoản để tiếp tục thanh toán các khoản nợ của BRI. Việc này đồng nghĩa với rủi ro gia tăng cho chính Trung Quốc khi các khoản nợ ngày càng lớn, tuy nhiên, trước mắt, điều Bắc Kinh có thể làm là cố gắng giải cứu các ngân hàng của mình, dù cho đây chỉ là mục tiêu ngắn hạn. Ngoài ra, phải kể đến những đặc điểm chung của các quốc gia vai nợ Trung Quốc là đều có xếp hạng tín dụng xấu và hiện hầu như đang thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Điều này thúc đẩy các khoản vai hoán đổi, swap lending, của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, PBOC, khi PBOC thực hiện các giao dịch hoán đổi đồng nhân dân tệ với đồng tiền nội tệ của nước đi vai. Việc cung cấp các khoản vai hoán đổi giúp cung cấp thanh khoản cho các khoản nợ từ BRI thông qua đồng nhân dân tệ, đồng thời cũng được coi là một hình thức quốc tế hóa đồng tiền này. Việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ cũng đã từng được PBOC đẩy mạnh qua một chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng đồng nhân dân tệ cho các giao dịch xuyên biên giới vào năm 2018. Chính sách này cũng hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp sử dụng đồng nhân dân tệ để đầu tư vào Trung Quốc. PBOC lý giải cho chính sách của mình sẽ giúp cải thiện chính sách đối với hoạt động kinh doanh xuyên biên giới bằng đồng nhân dân tệ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và phục vụ sáng kiến vành đai và con đường. Chính sách ngoại giao bẫy nợ và lợi ích của quốc gia tham gia BRI Khái niệm chính sách ngoại giao bẫy nợ cũng được bàn luận rộng rãi với hàm ý Trung Quốc đang cố tình gây sức ép cho các quốc gia tham gia BRI, tạo nên quyền lực mềm của mình. Bằng cách lôi kéo các nước tham gia vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khổng lồ, Trung Quốc đã tạo ra sự phụ thuộc của các nước đó đối với chính sách của mình khi các nước mất đi khả năng trả nợ. Khi đó, họ bắt buộc phải nhượng lại cổ phần hoặc mất đi quyền khai thác đối với dự án cho Trung Quốc. Các điều khoản để vay Trung Quốc không phức tạp như các yêu cầu mà IMF đặt ra cho các nước đi vay nợ. Chính vì lý do vậy mà các nước đang gặp khó khăn về kinh tế đều tìm đến các khoản cho vay của Trung Quốc. Tất nhiên, việc vay dễ dàng đi kèm với điều kiện là chi phí vay không hề rẻ. Các khoản vay giải cứu của Trung Quốc có lãi suất trung bình khoảng 5%, trong khi một khoản vay giải cứu của IMF đã tạo ra ránh nặng cho tài chính quốc gia và khiến các nước càng trở nên phụ thuộc vào Bắc Kinh. Tại các quốc gia mắc nợ Trung Quốc nhiều nhất như Pakistan, Kenya, Zambia, Lào và Mông Cổ, ránh nặng từ các khoản nợ được đặt lên vai người dân thông qua thuế. Dự trữ ngoại tệ quốc gia cũng dần cạn kiệt khi các nước dùng ngoại tệ để thanh toán lãi cho các khoản vay. Thống kê cho thấy 50% tổng các khoản nợ nước ngoài của các nước này là từ Trung Quốc và họ phải sử dụng một phần ba tổng thu nhập công để trả nợ. Như trường hợp của Lào, nợ vai Trung Quốc được ước tính khoảng 12,2 tỷ đô la Mỹ hay 64,8% GDP Lào vào năm 2021. Riêng dự án đường sát Bò Tần – Viên Chân có chi phí 6,9 tỷ đô la Mỹ, trong đó Exim banh cho vai 60%, chính phủ Trung Quốc và chính phủ Lào lần lượt góp khoảng 30% và 10%. Tuy nhiên, trong số 10% này, tương đương 730 triệu đô la Mỹ, Lào chỉ góp được 250 triệu đô la Mỹ và phải vai thêm của Exim banh 480 triệu đô la Mỹ. Lào đã phải cam kết lấy thu nhập từ một mỏ Bauxite và ba mỏ Cali làm tài sản thế chấp cho khoản vai. Chính phủ Lào lạc quan rằng, tuyến đường sát sẽ xin lời vào năm 2027. Nhưng mô hình kinh tế cho thấy đường sát Trung Quốc, Lào không có khả năng mang lại lợi ích kinh tế lớn và có khả năng là một khoản nợ tiềm ẩn rất lớn đối với Lào. Ở một dự án khác, Lào đã phải nhận quyền cho một công ty Trung Quốc quyền xây dựng và quản lý lưới điện quốc gia trong vòng 25 năm để đổi lấy việc xóa nợ. Mặc dù dự án phát triển lưới điện là lên danh giữa Lào và Trung Quốc, nhưng các quan chức Lào đã tuyên bố rằng họ không có khả năng quản lý và vận hành đường dây điện, đồng thời ca ngợi tài chính, năng lực công nghệ và nhân lực của Trung Quốc. Tính hiệu quả của các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc cần phải được đánh giá lại. Theo mô hình tăng trưởng cũ, sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào bất động sàn, xuất khẩu và đầu tư cơ sở hạ tầng. Đây là mô hình mà chính quyền Trung Quốc luôn thực hiện trong các thời kỳ suy thoái suốt nhiều thập kỷ qua đây cũng là khẳng định của Trung Quốc đối với sự tăng trưởng kinh tế cổ của các nước khi tham gia vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của GUI. Mặc dù sự phát triển thần kỳ của Trung Quốc từ thập niên 80 được quy cho các khoản đầu tư mạnh tay vào xây dựng cơ sở hạ tầng tại nội địa, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chính quá trình tự do hóa kinh tế táo bạo và những cải cách thể chế, đặc biệt là cải cách nông nghiệp vào đầu những năm 1980, đã tạo ra sự cạnh tranh và nuôi dưỡng doanh nghiệp tư nhân. Thông qua so sánh và đánh giá 95 siêu dự án trị giá tổng cộng 52 tỷ USD trong giai đoạn 1984-2008 của Trung Quốc với 806 dự án của các nước phát triển, kết quả chỉ ra chi phí xây dựng của Trung Quốc đội giá trung bình 30,6% so với dự toán và 55% dự án của Trung Quốc có chi phí cao hơn so với lợi ích kinh tế nó đem lại. Phản ứng của các quốc gia Từ khi GUI được đề xướng tới khi triển khai, nhiều quốc gia đã có phản ứng và động thái nhằm đối trọng với sáng kiến của Trung Quốc. Bên lề hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 tại Thái Lan năm 2019, Hoa Kỳ cùng Nhật Bản và Australia đã khởi xướng mạng lưới dấu xanh, BDN. Mạng lưới BDN không phải là một tổ chức tài chính, mà đúng hơn là một chương trình chứng nhận để đánh giá và chứng thực các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng dựa trên các nguyên tắc nhằm đề cao các tiêu chuẩn cao về chất lượng, tính minh bạch và trách nhiệm xã hội. Đây được coi như là một cách tiếp cận nhằm thay thế sự ảnh hưởng của sáng kiến BRI, với Hoa Kỳ là nước đề xuất và đóng vai trò chính. Mạng lưới BDN xuất hiện khi mối quan ngại về sự thiếu minh bạch hoàn toàn về nguồn tài chính và các điều khoản của các dự án BRI ngày càng tăng. Nhiều nước nhận ra các dự án BRI phục vụ lợi ích địa chính trị của Trung Quốc nhiều hơn là nhu cầu cơ sở hạ tầng của nước chủ nhà. Các khoản nợ lớn đã đe dọa tới chủ quyền quốc gia của một số nước BRI, như trường hợp Sri Lanka phải cho Trung Quốc thuê Cảng Hambantota với thời hạn 99 năm để trả món nợ 1,2 tỷ USD. Việc kiểm soát Cảng có thể là sự khởi đầu cho việc Trung Quốc triển khai quân sự tại khu vực này. Vì vậy, sự minh bạch và tính hiệu quả cho các dự án cơ sở hạ tầng đã trở thành điểm mấu chốt mà phương Tây muốn tập trung vào để xây dựng một sân chơi mới đối trọng với BRI, ở đó các nguyên tắc BDN là trọng tâm của các sáng kiến trong tương lai. Để hiện thực hóa các nguyên tắc của BND, nhóm G7 và Hoa Kỳ công bố sáng kiến xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn, B3WAS, vào ngày 12 tháng 6 năm 2021. Một năm sau, sáng kiến này được đổi tên thành đối tác vì đầu tư vào cơ sở hạ tầng toàn cầu BGEE để thể hiện rõ hơn mục tiêu hướng đến của nó. Trong 5 năm đầu tiên, sáng kiến này đặt mục tiêu huy động 600 tỷ USD, trong đó Hoa Kỳ chiếm 1 phần 3. 4 lĩnh vực chính mà BGEE muốn tập trung vào là năng lượng sạch, hệ thống y tế, bình đẳng giới, công nghệ truyền thông và thông tin. Ngoài BGEE, vào cuối năm 2021 khối EU cũng đề xứng sáng kiến riêng của khu vực mang tên sáng kiến cửa ngõ toàn cầu với mục tiêu huy động dự kiến đạt 300 tỷ USD. Đây là nền tảng mà khối EU tin rằng sẽ thúc đẩy một mạng lưới thương mại lớn hơn, dân chủ hơn và bền vững hơn cho châu Âu và các đối tác của mình. Giới quan sát cũng coi đây là một sáng kiến nhắm chủ đích tới BRI. Cơ hội và thách thức trong tương lai Vào tháng 10 năm nay, Trung Quốc sẽ tổ chức diễn đàn BRI lần thứ ba. Theo thông tin chính thức từ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Úng Văn Bân, sự kiện này không chỉ để đánh dấu chặng đường 10 năm của BRI, mà còn là một nền tảng quan trọng để tất cả các đối tác lên kế hoạch hợp tác BRI với chất lượng cao. Ông nhấn mạnh về những tác động tích cực của các dự án cơ sở giao thông BRI, nếu được triển khai đầy đủ, dự kiến sẽ tăng thu nhập thực tế toàn cầu từ 0,7 đến 2,9%, đưa 7,6 triệu người thoát khỏi tình trạng nghèo cùng cực và 32 triệu người khỏi tình trạng nghèo vừa phải. Trung Quốc coi diễn đàn này như một cơ hội để đánh giá những gì đã đạt được và vạch ra lộ trình cho tương lai, mở ra chương mới cho con đường tơ lụa với những lợi ích chung và đôi bên cùng có lợi giữa các quốc gia. Tuy vậy, diễn đàn lần thứ ba của BRI sẽ đối mặt với thử thách vô cùng lớn khi đây được coi là cơ hội để Trung Quốc tái định vị vị trí của BRI. Với hơn 60% các khoản cho vai của Trung Quốc nằm tại các quốc gia gặp khó khăn với việc trả nợ, một vài nội dung tại diễn đàn lần này có thể xoay quanh việc xóa hoặc tái cơ cấu nợ. Ngoài ra, các vấn đề kinh tế quốc nội của Trung Quốc cũng là một trong những yếu tố làm chậm lại tiến trình của BRI. Nền kinh tế Trung Quốc đã trải qua thời kỳ giảm tốc trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng giảm và mức nợ ngày càng tăng. Sau ba năm với chính sách đóng cửa đất nước Zero Covid của mình, tăng trưởng GDP của Trung Quốc chỉ đạt 2,7% vào năm 2022, một trong những số liệu về tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1978. Cuộc cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung cũng đẩy các doanh nghiệp quốc gianh trong nước, vốn được giao trọng trách quan trọng trong sáng kiến BRI, tập trung đầu tư vào chuỗi công nghiệp và cung ứng ở trong nước, thay vì cho các dự án tại nước ngoài. Các khó khăn cả trong nước và ngoài nước đang đặt một dấu chấm hỏi cho tính bền vững của BRI và khả năng Trung Quốc tiếp tục đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn tại nước ngoài. Trong những năm qua, Trung Quốc đã liên tục túc đẩy BRI trong khuôn khổ đa phương để củng cố tính hiệu quả và các ràng buộc pháp lý đối với cơ cấu lỏng lẻo của sáng kiến BRI. Từ đó, Trung Quốc hy vọng thông qua cơ chế đa phương sẽ đảm bảo sự bình vững của những khoản vay và tăng cường phạm vi tiếp cận đối với sáng kiến BRI. Như cơ chế của AIEB, ngoài Trung Quốc, các quốc gia khác đều đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định. Việc thể chế hóa BRI theo cơ chế hợp tác đa phương với ví dụ điển hình của AIEB sẽ giúp chứng minh tính cởi mở của dự án cũng như cho phép nó được biến nổi, nho nặn và đánh bóng bởi ý tưởng của các quốc gia khác, cả lớn lẫn nhỏ. Việc thu hút các cường quốc phương Tây cùng tham gia vào BRI cũng sẽ tạo nên nhiều ảnh hưởng tốt đối với hình ảnh của sáng kiến này. Nhưng ảnh hưởng sẽ phản tác dụng khi việc quốc gia G7 duy nhất tham gia vào BRI như Italy đòi rút khỏi sáng kiến cũng tạo ra tiếng xấu, thể hiện sự thất vọng về những lời hứa không được đáp ứng của sáng kiến. Ngoài việc chỉ tập trung nỗ lực của mình xung quanh sáng kiến BRI, Trung Quốc đã đưa ra một số sáng kiến toàn cầu khác để thúc đẩy ảnh hưởng của mình trong năm năm trở lại đây. Các sáng kiến nổi trội có thể kể đến như sáng kiến phát triển toàn cầu, GDI, sáng kiến an ninh toàn cầu, GSI, và gần đây nhất là sáng kiến văn minh toàn cầu, GCE. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc mô tả những sáng kiến cho tương lai chung này là những giải pháp mới, hết sức cần thiết và ưu việt cho những căn bệnh của thế giới về phát triển và quản trị toàn cầu. Có ý kiến cho rằng, những sáng kiến với khái niệm về tương lai chung này có phần mơ hồ và thực chất thể hiện một tầm nhìn nhằm thể hiện tính ưu việt của hệ thống độc tài của Trung Quốc so với các hệ thống dân chủ. Câu hỏi đặt ra là, các sáng kiến này phục vụ mục đích địa chính trị của Trung Quốc nhưng nó có thực sự đáp ứng được nhu cầu và mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Việc hình thành các cực đối trọng với mục tiêu chính sách đối ngoại và kinh tế của Trung Quốc cũng có khả năng làm chậm lại tiến trình phát triển của BRI trong tương lai. Mỹ và đồng minh hiện đang tích cực xây dựng những khuôn khổ và sân chơi mới nhằm hạn chế cách ảnh hưởng của Trung Quốc. Các sáng kiến này của Mỹ mới trong giai đoạn khởi đầu, chưa thực sự có nhiều tác động rõ rệt nhưng phía Trung Quốc đã lường chức về một cuộc đối đầu trực diện trong tương lai. Khi sáng kiến BRII vừa được chính thức công khai, Nhật báo China Daily đã phản bác lại ý tưởng này và một cách mỉa mai những thành tựu mà sáng kiến B3O đã thực hiện được trong năm qua khi mới chỉ đầu tư 6 triệu đô la Mỹ. Tờ báo này khẳng định một công cụ có mục đích xấu để cạnh tranh chính trị chống lại Trung Quốc sẽ khó mang lại bất cứ lợi ích nào có thể ganh đua với các dự án vành đai và con đường vốn tập trung vào sự kết nối và lợi ích chung. Rồi tai nhấn mạnh, điều đúng đắn cần làm là gạt bỏ thành kiến chính trị sang một bên và chung tay với Trung Quốc để làm những gì thực sự có thể mang lại lợi ích cho các nước đang phát triển và sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. 48. Có thể thấy rằng Bắc Kinh nhận thức rõ các động thái hiện nay trên thế giới đều hướng vào mình. Nhưng liệu Trung Quốc có thể chứng minh với thế giới về tính hiệu quả của các dự án B3O trong tương lai hay không đều dựa vào khả năng giải quyết những thách thức còn tồn động? Hàm ý cho Việt Nam Việt Nam là một quốc gia nằm ở vị trí đắc địa nối Trung Quốc với Đông Nam Á, nên ngay từ đầu, Trung Quốc đã đặt Việt Nam ở một vị thế đặc biệt. Việt Nam cũng đã luôn ủng hộ nhật thành sáng kiến BRI, tuy nhiên thực tế cho thấy Việt Nam vẫn còn dè chừng với sáng kiến này. Một thập kỷ trôi qua nhưng sáng kiến BRI vẫn chưa có tiến triển gì ở Việt Nam. Các ví dụ trên thế giới cũng cung cấp cho Việt Nam nhiều bài học về tính hiệu quả của BRI, đặc biệt từ trường hợp thực tiễn về tuyến đường sát các Linh Hà Đông tại Hà Nội cũng nhận nhiều phản ứng không tích cực từ xã hội. Ngoài ra, việc Việt Nam chưa thực sự tham gia vào BRI cũng có thể xuất phát từ những xung đột lâu đời giữa hai nước, vốn đã hình thành nên tâm lý bài Trung Quốc từ trước. Trong tương lai, nếu như Trung Quốc lựa chọn một hướng đi mà có thể cải thiện và giải quyết được những vấn đề hiện có của BRI, Việt Nam có thể cân nhắc, nhưng phải thấu đáo về các dự án này. Vì nếu không, Việt Nam cũng có thể trở thành nạn nhân của bẫy nợ khi đầu tư quá nhiều cho các dự án không mang lại một chút hiệu quả kinh tế nào. Trước mắt, Trung Quốc đang có những nước đi nhằm nâng cao hiệu quả và tái khẳng định lại danh tiếng cho BRI. Các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á cũng đang đánh giá lại những tác động, cả tích cực lẫn tiêu cực, của các dự án BRI nhằm sử dụng nguồn lực của sáng kiến này để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu sót ở khu vực. Việt Nam có thể tận dụng cơ chế đa phương của định chế tài chính như AIEB, trong đó đề cao các dự án chất lượng cao. Hà Nội cần hiểu rõ rằng, Việt Nam là một quốc gia quan trọng tại khu vực vì nơi đây có vị trí trọng yếu cả ở các tuyến con đường tơ lụa trên bộ lẫn trên biển. Tuy rằng, nếu không có Việt Nam tham gia vào sáng kiến này, Trung Quốc vẫn có thể triển khai BRI bình thường tại khu vực Đông Nam Á, nhưng chắc chắn BRI sẽ phải chịu một tổn thất lớn. Việt Nam vì vậy có thể sử dụng vị thế của mình để đàm phá những dự án mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của đất nước. Ngoài ra, khi các cực đối trọng được hình thành xung quanh BRI, Việt Nam cũng là một trong nhiều quốc gia sẽ được hưởng lợi rất lớn. Đặc biệt với sáng kiến của PGEE, Việt Nam có thể đầu tư vào những dự án quan trọng đối với các mục tiêu chính sách của đất nước. Tuy nhiên, những dự án này phải đảm bảo các yêu cầu về tính hiệu quả kinh tế, tác động môi trường, lợi ích xã hội, minh bạch tài chính và tuân thủ các tiêu chuẩn quản trị. Nhưng nhờ đáp ứng được các quy định này, Việt Nam sẽ tránh được rủi ro tiềm ẩn và phát triển các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng một cách hiệu quả. Tất nhiên, để chọn được một hướng đi thích hợp cho Việt Nam thì cần phải dung hòa các yếu tố chính trị, kinh tế và đối ngoại trong một bối cảnh cụ thể. Việc này sẽ cần một sự xem xét kỹ càng để lựa chọn một phương hướng, tuy không phải tốt nhất, nhưng cũng tối ưu các nguồn lực hiện có của đất nước.

Listen Next

Other Creators