The Digital Silk Road (DSR) is one of the main pillars of China's Belt and Road Initiative (BRI), aimed at making China a global technology powerhouse. The DSR seeks to establish high-speed information highways, cross-border communication networks, and international space communication to expand information exchange and cooperation. China has invested in various sectors in Southeast Asia, including telecommunications, 5G, data centers, fintech, and e-commerce. Chinese tech companies like Huawei, Alibaba, and Tencent are leading investors in DSR projects in the region. The development of DSR is supported by various mechanisms and agreements between China and ASEAN countries. Huawei and ZTE have made significant progress in expanding their businesses in the Southeast Asian market, particularly in 5G. Chinese tech companies are also leading in e-commerce, cloud computing, and building 5G networks in the region. They have invested in infrastructure, data centers, and undersea cables. China
Con đường tơ lụa kỹ thuật số, DSR, là một trong ba trụ cột chính nằm trong sáng kiến vành đai và con đường, BRI, của Trung Quốc, bên cạnh con đường tơ lụa trên bộ và con đường tơ lụa trên biển, nhằm mục đích đưa Trung Quốc trở thành siêu cường về công nghệ trên toàn cầu. Sáng kiến DSR được công bố lần đầu tiên vào tháng 3 năm 2015 trong sách trắng Vành đai Con đường, nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng đường cao tốc thông tin giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, kêu gọi thúc đẩy xây dựng các quang xuyên biên giới và các mạng lưới đường trục truyền thông khác, kêu gọi thúc đẩy liên lạc quốc tế và các đường truyền thông tin không gian để mở rộng trao đổi thông tin và hợp tác.
Trong bài phát biểu của ông Tập Cận Bình vào tháng 5 năm 2017 tại lễ khai mạc diễn đàn BRI ở Bắc Kinh, thuật ngữ con đường tơ lụa kỹ thuật số cuối cùng đã được sử dụng để thể hiện khía cạnh kỹ thuật số trong sáng kiến BRI. Ông tuyên bố chúng ta nên theo đuổi sự phát triển dựa trên đổi mới và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực tiên phong như kinh tế kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano và điện toán lượng tử, thúc đẩy sự phát triển của dữ liệu lớn, điện toán đám mây và thành phố thông minh để biến chúng thành con đường tơ lụa kỹ thuật số.
Nếu như BRI từng dựa vào nguồn tài chính rồi rào từ các ngân hàng nội địa thì con đường tơ lụa kỹ thuật số, DSR, với sự tham gia của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Huawei, Tencent và Alibaba với các nền tảng như Taobao, JD, Com & WeChat nhằm cung cấp các giải pháp công nghệ trong bối cảnh công nghệ kỹ thuật số đóng vai trò chủ đạo cho tăng trưởng kinh tế chung.
Đến nay, đã có 17 quốc gia ký cam kết tham gia DSR. Đông Nam Á là nơi có nhiều dự án sáng tiến vành đai và con đường, BRI, nổi bật nhất của Trung Quốc. Trong đó không thể không kể đến DSR khi các công ty công nghệ Trung Quốc coi khu vực này là cơ hội để thâm nhập thị trường mới nhờ vào các gói hỗ trợ tài chính từ chính phủ Trung Quốc. Vào tháng 11 năm 2020, trong bài phát biểu khai mạc hội trợ triển lãm Trung Quốc-ASEAN lần thứ 17 và hội nghị thượng đỉnh kinh doanh và đầu tư Trung Quốc-ASEAN, ông Tập nhấn mạnh thành phố thông minh, 5G, AI, thương mại điện tử, dữ liệu lớn, chuỗi khối và y học từ xa.
Bảo vệ dữ liệu phối hợp và liên lạc về chính sách và an ninh là các lĩnh vực hợp tác khi Trung Quốc làm việc với ASEAN trên cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN để thúc đẩy kết nối kỹ thuật số và xây dựng con đường tư lộ kỹ thuật số. Thực tiễn triển khai DSR ở Đông Nam Á Một phân tích về tập dữ liệu China Condex của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế EESS cho thấy 1.
Tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều nhận được đầu tư DSR của Trung Quốc từ năm 2017 đến năm 2020. 2. Đầu tư DSR của Trung Quốc vào Đông Nam Á tập trung vào 5 lĩnh vực, viễn thông, 5G, trung tâm dữ liệu, fintech và thương mại điện tử, và 3. Huawei, Alibaba và ZTE là những nhà đầu tư lớn vào các dự án DSR của Trung Quốc trong khu vực. Các công ty công nghệ Trung Quốc đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc đầu tư vào 5G.
Các quan và thương mại điện tử xuyên biên giới ở Đông Nam Á từ năm 2020 đến năm 2023 cùng các sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp nhờ sự hỗ trợ của chính phủ tỷ dân. Thể chế hợp tác DSR tại Đông Nam Á Để tạo điều kiện cho sự phát triển của DSR trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc đã tìm cách thể chế hóa DSR thông qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm các cơ chế hợp tác đa phương, khu vực và song phương bằng cách tổ chức các cuộc họp, đàm phán biên bản ghi nhớ, mô, tổ chức các sự kiện liên quan đến DSR, và cung cấp các buổi đào tạo công nghệ.
Chính quyền Trung ương ở Bắc Kinh đóng vai trò hỗ trợ bằng cách cung cấp các hôn khổ liên chính phủ về các khía cạnh khác nhau của hợp tác kinh tế kỹ thuật số, đặc biệt là thông qua các cơ chế ASEAN Trung Quốc. Ngay từ năm 2014, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, MIIT, của Trung Quốc đã ban hành kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho các nước láng giềng, trong đó đề xuất các tiêu chuẩn cho đường cao tốc thông tin giữa Trung Quốc và ASEAN.
Năm 2016, Trung Quốc đã phê duyệt kế hoạch xây dựng cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN, tiếp theo là kế hoạch tổng thể cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN, Khu vực Thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN, năm 2019. Cho đến nay, Trung Quốc đã thiết lập nhiều cơ chế và thể chế để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư DSR trong khu vực. Các cơ chế chính về vấn đề này bao gồm Sáng kiến ASEAN-Trung Quốc về tăng cường hợp tác về thương mại điện tử, 2023, Kế hoạch hành động triển khai quan hệ đối tác ASEAN-Trung Quốc về hợp tác kinh tế kỹ thuật số, 2021-2025, 2022, Kinh tế kỹ thuật số Trung Quốc-ASEAN Sáng kiến hợp tác, 2020, Cơ chế đối thoại mạng ASEAN-Trung Quốc, 2020-2022, và Sáng kiến hợp tác thành phố thông minh ASEAN-Trung Quốc, 2019.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đang đàm phán với các nước ASEAN để nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, ACFTA 3.0, trong đó sẽ tập trung vào ba lĩnh vực mới nổi, nền kinh tế kỹ thuật số, nền kinh tế xanh và các ngành công nghiệp chuỗi cung ứng. Một ví dụ điển hình về mặt thể chế là gần đây, nhiều công ty và tổ chức phi chính phủ từ Trung Quốc và ASEAN đã cùng nhau thành lập liên minh tinh tanh con đường tơ lụa kỹ thuật số theo định hướng ASEAN vào tháng 9 năm 2022 để tăng cường hợp tác ASEAN-Trung Quốc về chuyển đổi kỹ thuật số.
Vào tháng 4 năm 2023, công ty đầu tư mạo hiểm Cairo Capital có trụ sở tại Malaysia đã công bố thành lập hội đồng hợp tác kỹ thuật số Malaysia-Trung Quốc nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác xuyên biên giới lâu dài giữa các công ty Malaysia và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới. Ngoài ra, Trung Quốc đã tổ chức nhiều hội thảo và diễn đàn để hỗ trợ sự phát triển của DSR ở Đông Nam Á.
Vào tháng 6 năm 2020, Đại học Chiếc Giang đã tổ chức hội thảo trực tuyến con đường tơ lụa kỹ thuật số với sự tham dự của các quan chức chính phủ, học giả và giới tinh hoa doanh nghiệp từ 16 quốc gia, gồm Indonesia, Singapore, Malaysia và Thái Lan. Các nhà đầu tư trong khuôn khổ DSR tại Đông Nam Á Từ năm 2013 đến 2017, dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, ODI, của Trung Quốc chảy vào ASEAN cho các dịch vụ truyền dữ liệu, phần mềm và công nghệ thông tin đã ghi nhận mức tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 70%.
Các công ty tư nhân của Trung Quốc, chẳng hạn như Huawei, Alibaba và SenseTime, đang đi đầu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ và đặt các trung tâm kinh doanh trên khắp Đông Nam Á. Những gá khổng lồ công nghệ của Trung Quốc là những nhà đầu tư lớn vào lĩnh vực khởi nghiệp và thương mại điện tử ở Đông Nam Á. Đáng chú ý, Alibaba điều hành công ty thương mại điện tử Lazada Group có trụ sở tại Singapore, nơi có số lượng người dùng hoạt động hàng tháng cao nhất ở Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Tencent và Didi Chuxin, cùng với nhiều công ty khác, đã đầu tư vào mảng xe công nghệ, bao gồm Grab và Gojeka, trước ngôi dịch vụ gọi xe hàng đầu của Hoa Kỳ Uber ở Đông Nam Á. Alipay của Jack Ma gần đây đã thâm nhập vào thị trường thanh toán điện tử ở Campuchia, Laos, Philippines và Myanmar, ban đầu phục vụ khách du lịch Trung Quốc, trước đó đã ra mắt tại Singapore, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Huawei và ZTE tham gia nhiều nhất vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đặc biệt là việc lắp đặt các quang. Huawei Marine đã hoàn thành hơn chục dự án cáp dưới biển ở Đông Nam Á và gần 20 dự án khác đang được xây dựng, chủ yếu ở Indonesia và Philippines. Tương tự, các nhà sản xuất điện thoại di động Trung Quốc Oppo, Huawei và Vivo đã vượt qua công ty dẫn đầu thị trường lâu năm là Samsung tại khu vực này.
Trong cuộc đua xây dựng hệ thống kết nối Internet di động tiếp theo của khu vực, các công ty công nghệ thông tin Trung Quốc đang dẫn đầu nỗ lực phát triển mạng 5G và điện toán đám mây dành cho thị trường Đông Nam Á. Bên cạnh đó, mặc dù các công ty Mỹ như Facebook, Google và Twitter có sự hiện diện rộng rãi ở Đông Nam Á và Apple vẫn giữ được thị phần lớn ở một số quốc gia, công ty công nghệ thông tin Trung Quốc vẫn hoạt động mạnh mẽ hơn các công ty Mỹ trong việc cạnh tranh về thanh toán điện tử, điện toán đám mây, và xây dựng mạng 5G.
Sự phát triển gần đây của DSG ở Đông Nam Á 2020-2023 Huawei và ZTE đã có những bước tiến đáng kể trong việc mở rộng doanh nghiệp tại Đông Nam Á trong thị trường 5G đang phát triển nhanh chóng kể từ năm 2020. Những thành tựu chính của Huawei bao gồm 1. xây dựng bệnh viện thông minh 5G đầu tiên của ASEAN tại Thái Lan. 2. Cung cấp giải pháp đường sát thông minh cho đường sát Trung Quốc, Lào.
3. Ký nhiều biên bản ghi nhớ với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông địa phương ở Indonesia. 4. Ra mắt trung tâm dữ liệu 3AZ đầu tiên ở Indonesia. Và 5. Lên kế hoạch xây dựng một trung tâm an ninh mạng ở Malaysia. Tương tự, ZTE đã ký nhiều mô liên quan đến 5G với các nhà cung cấp dịch vụ 5G địa phương ở Malaysia và Indonesia, đồng thời ra mắt một trung tâm dữ liệu mới ở Indonesia.
Ngoài ra, China Mobile, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất thế giới, và GDS, nhà điều hành trung tâm dữ liệu hàng đầu của Trung Quốc, cũng đã đặt chân vào thị trường 5G của Đông Nam Á. Các quan đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo truyền tín hiệu viễn thông. Do đó, các công ty công nghệ Trung Quốc như HMN Tech và China Unicom đã đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng các tuyến cáp xuyên đất liền và cáp ngầm trên toàn cầu.
Trung Quốc được cho là đã xây dựng 34 tuyến cáp đất liền và nhiều tuyến cáp ngầm với các nước láng giềng. Vào tháng 5 năm 2022, cáp ngầm dưới biển Seahead 2X, một dự án do China Unicom khởi xướng, đã khởi công xây dựng và dự kiến vận hành vào năm 2024. China Unicom cũng đầu tư vào cáp trực tiếp châu Á, ADC, bắt đầu xây dựng vào năm 2020. Sau khi hoàn thành, những tuyến cáp này sẽ giúp hội nhập các quốc gia Đông Nam Á vào mạng cáp châu Á-Thái Bình Dương.
HMN Tech, trước đây thuộc sở hữu của Huawei, cũng đã tích cực tham gia xây dựng cáp ngầm dưới biển ở Đông Nam Á. Bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, các công ty Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực tham gia vào thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á. Vào tháng 7 năm 2023, Alibaba, công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, đã đầu tư 845 triệu đô la Mỹ vào Lazada, một công ty bán lẻ trực tuyến có trụ sở tại Singapore.
TikTok, một ứng dụng video ngắn thuộc sở hữu của ByteDance, đã công bố kế hoạch đầu tư vào ứng dụng mua sắm trực tuyến TikTok shot tại Indonesia. Tuy nhiên, TikTok đã phải đối mặt với một bước thuật lùi lớn sau khi chính phủ Indonesia cấm bán hàng trên các nền tảng truyền thông xã hội. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình tại Indonesia, TikTok gần đây tiết lộ rằng họ sẽ đầu tư 1,5 tỷ đô la Mỹ để mua lại Tokopedia, trang thương mại điện tử lớn nhất Indonesia thuộc sở hữu của PT Goto Gojek Tokopedia.
Triển vọng và thách thức của DSR tại khu vực Đông Nam Á Trong bối cảnh hiện nay, các sản phẩm công nghệ thông tin do các công ty Trung Quốc thiết kế đã trở nên rất hấp dẫn dựa trên giá cả và khả năng giảm thiểu chi phí. Hơn nữa, một số công ty Trung Quốc đang cung cấp dịch vụ với mức trích khấu hoặc thậm chí miễn phí. Theo các chuyên gia Nga trong lĩnh vực này, các nhà cung cấp Trung Quốc, không giống như các công ty có trụ sở tại châu Âu và Mỹ, không bị gánh nặng bởi những ràng buộc chính trị liên quan đến nhân quyền và các giá trị dân chủ.
Mặt khác, nền kinh tế Internet của Đông Nam Á được định giá khoảng 50 tỷ đô la Mỹ vào năm 2017 và dự kiến tăng gấp 4 lần vào năm 2025, chắc chắn sẽ mang đến những cơ hội thương mại lớn cho các công ty công nghệ thông tin Trung Quốc. Bằng cách tăng tốc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, thương mại điện tử và các lĩnh vực khác, DSR có tiềm năng tác động mạnh mẽ đến tương lai việc làm trong khu vực ASEAN.
DSR kết nối ASEAN với thị trường khổng lồ Trung Quốc, đồng thời tạo các chuỗi giá trị mới cho các quốc gia thành viên. Có thể thấy, thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn, con đường tơ lụa kỹ thuật số sẽ biến Internet thành một nguồn tài nguyên hữu ích để mở rộng hiệu ứng mạng lên phạm vi rộng hơn, tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng phần cứng của Internet. Tuy nhiên, việc thúc đẩy DSR tại Đông Nam Á đã tạo cơ hội cho Trung Quốc phổ biến hệ thống quản trị mạng của riêng mình, hệ thống này đi ngược lại các nguyên tắc quản trị tự do và có trách nhiệm.
Thay vì thúc đẩy một mạng Internet mở và an toàn, Trung Quốc ủng hộ các chính sách bản địa hóa nhằm thực thi cách lưu trữ, xử lý và truyền dữ liệu cũng như luật mạng tạo điều kiện kiểm soát chặt chẽ nội dung Internet. Về chủ đề này, Tập Cận Bình đã đặt nền móng thông qua chính sách quyền phát biểu hay quyền diễn thuyết của Trung Quốc nhằm nâng cao khả năng của Trung Quốc trong việc ảnh hưởng đến các giá trị toàn cầu, đặc biệt bằng cách định hình chật tự mới nổi trên không gian mạng.
Sự gia tăng các hoạt động DSR cũng sẽ mang lại các lùng dữ liệu xuyên biên giới thở xuyên hơn, đặt ra những thách thức chính sách mới trong các lĩnh vực quyền riêng tư, bảo mật, cạnh tranh và thuế. Điều này sẽ yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN để cùng nhau hợp tác về mặt pháp lý liên quan đến truyền dữ liệu xuyên biên giới, cơ chế giải quyết tranh chấp, cảnh báo rủi ro và an ninh mạng cũng như thống nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Về phía Trung Quốc, nước này phải hòa giải những căng thẳng ngày càng tăng giữa các công ty công nghệ nhà nước và tư nhân, xuất phát từ việc Bắc Kinh thắt chặt các hạn chế đối với khu vực công nghệ tư nhân và việc các công ty công nghệ tư nhân tìm kiếm lợi nhuận trong khi tuân thủ và tận dụng các chính sách của nhà nước. Những bâu thuẫn như vậy càng rõ ràng hơn trong bối cảnh DSR, do nó có liên quan đến dòng vốn và công nghệ xuyên biên giới.
Về phía các quốc gia Đông Nam Á có sự hiện diện của các công ty công nghệ Trung Quốc, mối lo ngại của họ có thể trở nên trầm trọng hơn khi các công ty Trung Quốc hỗ trợ và hợp tác với công tác tình báo nhà nước tuân thủ luật tình báo quốc gia của Trung Quốc, có thể liên quan đến việc chuyển dữ liệu quan trọng về Trung Quốc và có khả năng làm suy yếu an ninh mạng của các nước sở tại.
Mặc dù Bắc Kinh gần đây đã dỡ bỏ một số hạn chế nhằm vực dậy lĩnh vực công nghệ, nhưng những tác động thực tế của sự hỗ trợ chính sách đó vẫn còn phải xem xét. Việc Trung Quốc kiểm soát lượng dữ liệu khổng lồ là rủi ro chiến lược rõ ràng nhất vì các quang vận chuyển lượng lớn dữ liệu cá nhân, chính phủ và tài chính, có lẽ sẽ được chia sẻ với chính phủ Trung Quốc nếu do các công ty Trung Quốc kiểm soát.
Các nước Đông Nam Á nhìn chung ngày càng nhận thức rõ hơn về những rủi ro do các khoản đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số gây ra từ hoạt động gián điệp và an toàn dữ liệu nói chung, điều này phù hợp với sự cảnh giác của họ trước ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc nói chung. Kết quả là, mặc dù ngày càng áp dụng phần mềm do Trung Quốc cung cấp, các nước Đông Nam Á vẫn còn ngần ngại trong việc sử dụng phần cứng do Trung Quốc.
Ở các độ khu vực, Trung Quốc cần công nhận vai trò mà các nước Đông Nam Á thực hiện trong việc điều hướng các cam kết DSR của mình. Trên thực tế, các nước Đông Nam Á đã áp dụng các cách tiếp cận khác nhau để xử lý sự tham gia kỹ thuật số ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, và những quyết định như vậy được định hình nhiều hơn bởi những lo ngại về kinh tế và an ninh trong nước hơn là các yếu tố địa chính trị bên ngoài.
Sự phản đối pháp lý gần đây của Indonesia chống lại sự can thiệp của phương tiện truyền thông xã hội và thương mại điện tử là một ví dụ điển hình. Điều này có nghĩa là khi sự hiện diện kỹ thuật số của Trung Quốc được coi là mối đe dọa lớn hơn là sự bổ sung mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế địa phương, các quốc gia trong khu vực có đòn bẩy để hạn chế sự tham gia kỹ thuật số của Trung Quốc thông qua các kênh pháp lý và chính trị.
Trên bình diện quốc tế, tương lai của DSR ở Đông Nam Á sẽ được xác định bởi khả năng của Trung Quốc trong việc đảm bảo vị trí thống trị trong các công nghệ tiên phong như 5G và AI, đồng thời tăng thị phần trên thị trường kỹ thuật số của khu vực trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ Mỹ-Trung ngày càng gia tăng. Bất chấp sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trong một số cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế bao gồm dự án đối tác thế hệ thứ 3, 5G, và ISO-IEC-JTC-1SC41, AI, các nước phương Tây nhìn chung vẫn thống trị việc tiêu chuẩn hóa các công nghệ tiên phong.
Hơn nữa, các công ty công nghệ Trung Quốc phải tiếp tục cạnh tranh với các đối tác Hoa Kỳ, nơi có thị phần chung chiếm khoảng 70% thị trường kỹ thuật số của khu vực. Về phía Mỹ và các nước phương Tây đối phó với DSR, nhìn chung triển vọng của DSR ở Đông Nam Á còn phức tạp do Mỹ ngày càng phong tỏa các công nghệ quan trọng đối với Trung Quốc trước bước đột phá về chip gần đây của Huawei.
Cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ngày càng gia tăng làm tăng nguy cơ phân chia công nghệ và những tình huống khó xử mà các nước Đông Nam Á phải đối mặt trong các lựa chọn công nghệ chiến lược của mình. Bên cạnh đó, những nỗ lực liên tục của chính phủ Hoa Kỳ nhằm giúp các quốc gia ASEAN hiểu được những rủi ro liên quan đến việc áp dụng công nghệ, Trung Quốc cũng đang góp phần khiến chính phủ các nước Đông Nam Á cân nhắc kỹ lưỡng các quyết định liên quan đến kế hoạch mạng 5G.
Cuối cùng, các nước Đông Nam Á sẽ phải đối mặt với thách thức phải lựa chọn giữa chi phí và rủi ro. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam Trong bối cảnh các quốc gia ASEAN rất ủng hộ và trò đón sáng kiến vành đai và con đường của Trung Quốc, Việt Nam với tư cách là một thành viên có vị thế trong ASEAN khó có thể đứng ngoài. Giáo sư David Merr, Lemton Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế cao cấp SAIS thuộc trường Đại học John Hopkins nhận xét, sẽ rất bất lợi với Việt Nam nếu không gia nhập vành đai kéo dài từ Côn Minh, Lào, Thái Lan, Malaysia cho tới Singapore trên đất liền và con đường tơ lụa trên biển.
Một điều dễ nhận thấy, khi tham gia vào vành đai và con đường, Việt Nam sẽ có cơ hội kết nối, hội nhập khu vực và quốc tế một cách sâu rộng, toàn diện hơn. Mặc dù các tập đoàn công nghệ Trung Quốc thường được trò đón nồng nhiệt từ các công ty đối tác trong khu vực, nhưng tại Việt Nam và Singapore các công ty viễn thông nội địa dường như vẫn né tránh các nhà cung cấp Trung Quốc.
Tuy nhiên, với mức độ phủ sóng của DSG tại các nước láng giềng, Việt Nam khó mà ngăn cản dòng chảy công nghệ Trung Quốc vào nội địa, chủ yếu qua các thương vụ mua lại hoặc sắp nhập, gọi tắt là MA Mergers and Acquisitions. Năm 2017, Alibaba rót 2 tỷ USD để sở hữu 83% của phần Lazada sàn giao dịch thương mại điện tử của Đức đang hoạt động tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác.
Còn nhiều giữa năm 2018 đã xuất hiện sự việc đáng ngại, đó là công cụ thanh toán trực tuyến Alipay, Alibaba, WeChat, Tencent được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam bởi khách du lịch Trung Quốc. Hai ứng dụng này thâu tóm các trung gian thanh toán như ngân hàng, fintech, chuyển tiền về Trung Quốc đại lục. Bằng cách nào đó, các máy post song ngân hàng Trung Quốc phát hành được cài chui tại Việt Nam kết nối trực tuyến với Alipay và WeChat.
Không quá khó khăn để nhận thấy những thách thức tiềm ẩn khi DSG lún sâu vào thị trường Việt Nam. Về kinh tế, để phát triển hạ tầng ở Việt Nam, nếu áp dụng hình thức vai vốn từ các định chế tài chính lớn của Trung Quốc, gánh nặng nợ vai và bài toán nợ công sẽ trở thành vấn đề rất đáng lo ngại. Hơn thế, sự thiếu công khai, minh bạch trong quá trình đấu thầu và tính hiệu quả thấp trong các dự án của Trung Quốc cũng là điều cần đặc biệt quan tâm.
Thực tế, rất nhiều công trình xây dựng hạ tầng mà Trung Quốc thắng thầu và vai vốn Trung Quốc đã bị đội vốn so với dự toán ban đầu, thậm chí gấp 3 đến 4 lần. Công nghệ của các dự án thường lạc hậu, các khoản vai trong dự án thường đi kèm với điều kiện sử dụng vật tư và nhân công từ Trung Quốc khiến công dân Việt Nam bị mất việc làm. Ngoài ra, với nguồn lực tài chính dồi dào, Trung Quốc đủ sức đánh bại mọi start-up công nghệ non trẻ, thiếu vốn tại Việt Nam, có nguy cơ dẫn đến sự phụ thuộc rất đáng lo ngại.
Về an ninh, đối ngoại, vành đai và con đường gây chia rẽ nội bộ ASEAN tác động bất lợi cho Việt Nam về việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc muốn thông qua khôn khổ hợp tác này túc đẩy hợp tác kinh tế song phương với từng nước ASEAN và lôi kéo ngày càng nhiều các nước ASEAN vào quỹ đạo ảnh hưởng của mình. Về môi trường, các dự án hạ tầng đường sắt, đường bộ và đường thủy trong vành đai và con đường khi được triển khai tại Việt Nam và các nước trong khu vực, vùng biên giới sắt Việt Nam nếu như không được quan tâm đúng mức đến các chuẩn mực về môi trường, các tiêu chuẩn xã hội sẽ gây ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng.
Như vậy, có thể thấy, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thời cơ và thách thức với tư cách là quốc gia thành viên tham gia vào sáng kiến vành đai và con đường hay con đường tơ lụa kỹ thuật số. Bởi sáng kiến này nằm trong xu thế liên kết khu vực và hội nhập quốc tế nhưng ẩn sau nó là sự thể hiện sức mạnh mềm của Trung Quốc nhằm hướng các nước xây trục về phía Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, một thái độ dứt khoát của chính phủ Việt Nam là điều cần thiết nhất vào lúc này để hạn chế mặt trái của con đường tơ lụa kỹ thuật số. Nhà nước cần tăng cường năng lực quản trị, kiểm tra chất lượng và chi phí của các dự án để tránh tình trạng không kiểm soát được nguồn vốn. Công nghệ Trung Quốc không xấu nếu biết cách đối phó, thậm chí tạo điều kiện rất thuận lợi cho thị trường Internet Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
Điều đáng lo ngại là khả năng bảo mật thông tin người dùng và vấn đề an ninh quốc gia. Giới chuyên gia cho rằng Việt Nam nên từng bước tự chủ công nghệ, đầu tư phát triển là tối ưu hơn cả bởi giảm phụ thuộc vào Trung Quốc nhưng dựa vào phương Tây không khác nhau nhiều. Chiến tranh thương mại leo thang là cơ hội lý tưởng để Việt Nam giảm bớt phụ thuộc vào công nghệ Trung Quốc.
Bởi công nghệ Trung Quốc đang chịu sự giám sát cao độ từ phương Tây và phơi bày yếu điểm phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. Có thể lấy ví dụ như tháng 4 năm 2019, Viettel đã tuyên bố hoàn thành thử nghiệm chạm phát sóng 5G tốc độ tương đương với nhà mạng Verizon của Mỹ. Bên cạnh đó, Vinaphone và Mobifone đang gấp rút hoàn thành thủ tục chính thức bước vào cuộc đua 5G, lần lượt chọn lựa công nghệ của Phần Lan và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, từng bước tự chủ công nghệ, đầu tư phát triển 5G là giải pháp tối ưu hơn cả, bởi giảm phụ thuộc vào Trung Quốc nhưng dựa vào phương Tây cũng không khác nhau là mấy. Bằng chứng là Trung Quốc rất mạnh về công nghệ, nhưng vẫn bị Mỹ làm khó. Trước mắt, Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thành các hợp đồng công nghệ với đối tác tin cậy hơn, đồng thời giả sát lại tình trạng mở A trong lĩnh vực công nghệ có liên quan đến dòng vốn Trung Quốc.
Ngoài ra, cần những quy định thông minh hơn để sàng lọc xuất xứ nguồn vốn đầu tư. Cụ thể, cần làm rõ như thế nào là công nghệ mới. Dựa trên quy chuẩn Trung Quốc, Việt Nam hay châu Âu, Ý. Đây là vấn đề tối quan trọng, bởi kinh nghiệm cho thấy công nghệ Trung Quốc được bây giờ rất tốt, song thực tế không nhiều mong muốn. Về phía Trung Quốc, BRI hay DSR chỉ có thể thành công thực sự khi Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, đặt nền kinh tế của mình trong nền kinh tế thế giới, dung hòa lợi ích quốc gia dân tộc với lợi ích của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
Điều mà các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam, mong đợi đó là, với tư cách một nước lớn có dân số đông nhất thế giới và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc sẽ ứng xử có trách nhiệm, tôn trọng luật pháp quốc tế, thực hiện nguyên tắc hòa bình, đôi bên cùng có lợi chứ không chỉ có Trung Quốc hưởng lợi và trỗi dậy.