Details
Bạo lực đỉnh điểm, băng đảng tiếm quyền và khủng hoảng nhân đạo đã một lần nữa “giúp” Haiti thu hút ánh nhìn từ khắp nơi trên thế giới.
Big christmas sale
Premium Access 35% OFF
Details
Bạo lực đỉnh điểm, băng đảng tiếm quyền và khủng hoảng nhân đạo đã một lần nữa “giúp” Haiti thu hút ánh nhìn từ khắp nơi trên thế giới.
Comment
Bạo lực đỉnh điểm, băng đảng tiếm quyền và khủng hoảng nhân đạo đã một lần nữa “giúp” Haiti thu hút ánh nhìn từ khắp nơi trên thế giới.
Since mid-February 2024, there has been a deep and prolonged crisis in Haiti, and the international media has been reporting on it with increasing intensity. The prime minister, Ariel Henry, who took over after the assassination of President Jovenel Moise, resigned on March 11 and is currently in Puerto Rico. External intervention, both armed and humanitarian, seems inevitable in the short term, as discussions about the future of the country are taking place with the help of the Caribbean community, CARICOM, and under pressure from the United States. However, to truly understand the current situation in Haiti, it is necessary to analyze it in three steps, unraveling the misconceptions and inaccuracies in the narrative being spread, and examining the key factors at play. The media's portrayal of Haiti is often sensationalized and lacking in accuracy and comprehensive analysis. The country is not solely defined by violence and crime, and there are regions that continue to function, work, Kể từ trung tuần tháng 2 năm 2024, cuộc khủng hoảng sâu sắc và kéo dài tại đảo gốc Caribe này và cả tin tức về nó trên các phương tiện truyền thông thế giới tăng tốc đáng kinh ngạc, báo chí quốc tế không thiết dùng những tính từ ảm đạm nhất để mô tả thảm họa Haiti như một thất bại hoàn toàn và vô vọng. Thủ tướng mà trên thực tế là Tổng thống tạm quyền Ariel Henry, người thay tế cố Tổng thống bị ám sát Jovenel Moise cuối cùng đã từ chức ngày 11 tháng 3 và tạm thời ở lại Puerto Rico. Về ngắn hạn, hoạt động can thiệp từ bên ngoài cả vũ trang và nhân đạo dường như là không thể tránh khỏi, trong khi các cuộc thảo luận lịnh đoạt tương lai đất nước đang diễn ra tại Haiti với trợ giúp của cộng đồng Caribe, CARICOM, và dưới áp lực của Mỹ. Nhưng nếu đặt sang một bên chủ nghĩa duy cảm và sự tò mò trước những điều kỳ lạ, để hiểu đúng quy mô và bối cảnh của tình thế Haiti hiện tại, cần có cái nhìn phân tích theo ba bước. Giải ảo những điểm giật gân nhưng thiếu chính xác về câu chuyện Haiti đang được lan truyền, tái lập lại các sự kiện cũng như hệ quả liên quan và phân tích những yếu tố quyết định cuộc chơi ngày hôm nay. Nói cách khác là đưa ra ánh sáng những vấn đề và thách thức chung nhất mà Haiti đang đối mặt đằng sau hình ảnh về tính ngoại lệ thường thấy. Giải ảo những sai lịch. Thói quen của truyền thông quốc tế mô tả Haiti theo lối kể chuyện dân gian, thiếu nghiêm túc và nhận định toàn diện, và thậm chí thiếu cả thông tin đáng tin cậy. Đó không phải là điều mới mẻ. Trong những tuần qua, đất nước Caribe này hiện lên trên những tiêu đề của báo chí thế giới như một xứ sở hỗn loạn nơi tình trạng băng đảm mưa bãi khiến khoảng 5.000 người bị sát hại mỗi năm. Các phương tiện truyền thông này tương thuộc kỹ càng từng chi tiết và đăng tải những hình ảnh tác động mạnh về những hành vi thái quá của các băng đảm tội phạm đang kiểm soát 80% thủ đô Port-au-Prince. Theo họ, tầng suất và cường độ của các cuộc tấn công này không còn mang tính ngẫu nhiên, mà các băng đảm đột kích theo một lịch trình có hệ thống vào các trụ sở công, trại giam, bệnh viện, trường học và các cơ sở đầu não kinh tế như cảng biển hay sân bay. Phản ứng trước tình trạng này, một phần của các phái đoàn ngoại giao, bao gồm của cả liên minh châu Âu và Mỹ, đã rời bỏ Haiti dưới danh nghĩa sơ tán. Sau vài tuần kết minh, các băng đảm chủ chốt tại Haiti đã ra tuyên bố thủ tướng Ariel Henry là nhân vật không được hoan nghênh, tự quảng bá là những thế lực ép buộc nhân vật này ra đi, thậm chí đe dọa tiến hành nội chiến và thảm sát nếu ông không từ chức. Cuộc xung đột hiện tại được giới thiệu chủ yếu như cuộc đối đầu giữa các băng đảm tội phạm những nhóm đã tiến hành một vài cuộc ám sát hàng loạt, được chính phủ tạm quyền ngó lơ khi những hành vi công độ thái quá này có lợi cho họ trong việc trấn áp các phong trào đấu tranh quần chúng thực sự, đồng thời kiểm soát thủ đô và một số vùng gần cận với một chính phủ khiếm khuyết và đã tăng rã từ ngày 7 tháng 2 vừa qua. Đúng lúc này, các tuyên bố của một trong những thủ lĩnh băng đảm khác tiếng nhất, cựu sĩ quan cảnh sát Jimmy Jerry Seale, biệt danh BBQ, cho thấy mục đích mà các nhóm tội phạm này hướng tới lại đột nhiên măng tính cách mạng và rằng họ muốn bảo vệ Haiti trước bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Và như vậy, họ đềm nhiên thay thế nhà nước đã biến mất của Haiti, và hình mẫu kiểu Robin Hood thời hiện đại này lại trở thành truyền thuyết mới được khai thác cho những người tò mò. Trên thực tế, không khó để vạch trần những cách thức trình bày bấp néo và dối trá này về các sự kiện và tình hình tại Haiti, cho dù điều này cũng kèm theo nguy cơ giảm nhẹ mực độ nghiêm trọng và quy mô của cuộc khủng hoảng mà đất nước Caribbean này đang trải qua. Đơn cử nhưng không có bất cứ cuộc tấn công nào vào các trụ sở công được mô tả biến thành việc phá hủy hay chiếm đóng lâu dài các tòa nhà và cơ quan công quyền này, và nhiều phái đoàn ngoại giao và nhân viên các tổ chức quốc tế hoàn toàn có thể ở lại Haiti mà không bất phải nguy hiểm lớn nào. Hơn nữa, Haiti không chỉ có Bob Owens và hơn 7 triệu người dân, trong tổng dân số 11,5 triệu người, không sống tại thủ đô vẫn tiếp tục sản xuất, lao động và đấu tranh bất chấp những khó khăn khi không lưu thông thuận tiện được với thủ đô và cũng là đầu não kinh tế đất nước. Nhưng trên hết, phải nhấn mạnh rằng, ngay từ thời điểm ra đời vào đầu thế kỷ 21, các băng đảng tội phạm đã luôn tấn công, sát hại, cướp bóp và xua đuổi khỏi khu phố hầu như chỉ những thành phần quần chúng và nghèo đó nhất Haiti. Sẽ không bao giờ có nội chiến trong bối cảnh mà chỉ có bạo lực và giành dập địa bàn là động cơ của các băng đảng, những kẻ không có một ý thức hệ nào khác ngoài tư tưởng tội phạm. Thêm nữa, cũng không còn gì là bí mật rằng những nhân vật hùng mạnh nhất trong giới tư nhân, giai cấp chính trị gia và cả mafia là nguồn gốc của quá trình phát triển và nguồn cung vũ khí dồi dào của cho các nhóm tội phạm này. Tới thời điểm này, với chỉ một số các thế lực tru cấp tài chính cho các băng đảng này bị giới chức các nước có liên quan hoặc có lợi ích, Mỹ, Canada, Cộng Hòa, Dominica, trừng phạt. Do vậy, không thể coi những bày đàn luôn nghe theo lệnh chủ nhân này cho dù gần đây chúng có được những người chi trả cho mình nới lỏng đôi chút là một phần cho giải pháp nghiêm túc tại Haiti. Nhiêm trọng hơn, có thể nhận thấy xu hướng công cụ hóa và khôi phục với mục đích chính trị lời kêu gọi mang tính dân tộc chuyển dĩa về một giải pháp nội tại cho cuộc khủng hoảng Haiti. Lời tuyên truyền này trong lập luận của giới băng đảng không hề là ngẫu nhiên hay bột phát. Lập luận này bỏ qua hoàn toàn lịch sử những người từng ủng hộ một giải pháp Haiti cho cuộc khủng hoảng và những vấn đề thêm chốt đang được đàm phán xung quanh khả năng can thiệp từ bên ngoài. Phần khác của đồng tiền là những lời kêu gọi liên tục về nhu cầu nhân đạo ngày càng tăng tại đảo quốc này, hiện đã tới mức nguy kịch mà Liên Hợp Quốc ước tính trị giá gói hỗ trợ lên tới 700 triệu USD, một con số trên thực tế cũng tương đương với nguồn tài chính cho một lực lượng an ninh đa quốc gia thực hiện nhiệm vụ tại Haiti. Trong tổng quan này, Haiti hiện lên như một vùng đất ưu tiên cho một đợt sung phong giải cứu quốc tế cả về nhân đạo lẫn an ninh. Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bảo an của Thể chế Toàn cầu này, tổ chức các nước châu Mỹ, OAS, cộng đồng Caribbean và thậm chí cả G20 đã phân tích cuộc khủng hoảng Haiti và đưa ra nhiều quan điểm theo những cách khác nhau, nhưng với đặc điểm chung là không bên nào cam kết dứt điểm hồ sơn Haiti. Để hiểu cuộc khủng hoảng Haiti hiện tại, cần nhớ lại những giai đoạn khác nhau của quá trình nhà nước Haiti sợt đổ, vì thực sự ngày hôm nay cơ chế đó đã tan tành. Không một thể chế then chốt nào còn hoạt động, thậm chí ngay cả chính phủ vừa giải tán cũng không hề có tính chính danh và hợp pháp nào. Tuy nhiên, thực trạng này là hệ quả của một quá trình lịch sử, mà ở đây chỉ xin nhắc lại một số sự kiện then chốt. Giới truyền thông thường đánh dấu ngày khởi đầu của cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện tại của Haiti là ngày 7 tháng 6 năm 2021 khi Tổng thống Moisey bị ám sát một cách dã man tại dinh thự của mình. Trên thực tế, quá trình hủy hoại nhà nước Haiti đã bắt đầu từ 2011, khi một mệnh lệnh quốc tế đã đưa ca sĩ Nyssen Martelly lên cương vị Tổng thống. OAS, Đại sứ quán Mỹ và Phái đoàn Liên Hợp Quốc tại Haiti đã can thiệp để điều chỉnh kết quả của cả hai vòng bầu cử theo hướng có lợi cho Martelly. Cách hành xử hoàn toàn xem thường những dĩa vụ, lịch trình và thậm chí cả những nghi lễ liên quan tới công tác điều hành của nhà nước ngày càng lan rộng và tất nhiên đối với tất cả những gì liên quan tới công quyền. Khi nhiệm kỳ Martelly kết thúc, Haiti đã không còn đủ điều kiện để thực hiện lịch trình bầu cử thông thường. Đó là lúc cuộc khủng hoảng thứ hai nổ ra trong cuộc bầu cử và lần tiến hành lại bắt buộc vào các năm 2015-2016, với kết quả là Jovenel Moiselein cầm quyền. Đó cũng là cuộc bầu cử gần nhất được tiến hành tại Haiti, các cuộc bầu cử nghị viện và địa phương được ấn định lần lượt vào các năm 2019 và 2020, cùng cuộc bầu cử Tổng thống lẽ ra phải tiến hành vào năm 2020 đều không được thực hiện. Vụ sát hại Tổng thống từng làm rúng động thế giới năm 2021 đã mở ra một giai đoạn mới cho quá trình tăng rãi nhà nước Haiti. Đầu tiên, đó là việc nhân vật dân cử cuối cùng cầm quyền cho dù với quyền lực kiếm khuyết đã không còn. Cái đó là tội ác này đã khiến bùng phát cuộc chiến kế vị trong đó, vai trò của các nhà bảo trợ quốc tế tự gọi là nhóm hạt nhân, Co-Group, đã thể hiện quyền lực của mình, với việc chỉ định thông qua một thông điệp Twitter. Nhóm quyền lực này bao gồm Đức, Brazil, Canada, Tây Ban Nha, Mỹ, Pháp, Liên minh châu Âu, OAS và chính phái đoàn Liên hợp quốc tại Haiti. Cuối cùng, trong vòng 32 tháng kể từ tháng 7 năm 2021 tới nay, các yếu tố của bối cảnh hỗn loạn ngày hôm nay từng bước hình thành quyền lực nhà nước hao mòn và bị xóa bỏ hoàn toàn với việc tiếng nói chính thức cuối cùng của nó Thủ tướng tạm quyền Henry bước ra khỏi vũ đài, hoạt động tội phạm, được thả lỏng từ thời cựu Tổng thống Mattelly, giờ đây vượt mọi khuôn khổ trước sự thủ động mang tính hệ thống của cảnh sát và hành chính công. Tần lớp chính trị tăng vỡ trong những cuộc đấu đá nội bộ hoặc đảng phái, rất nhiều lần chỉ thuần túy từ quyền lợi nhóm hoặc cá nhân. Sông sông với đó, từ năm 2020, một mặt trận các tổ chức xã hội dân sự cũng thành hình, nỗ lực kích thích đời sống chính trị tích cực và tìm kiếm một chỗ đứng trong cuộc tìm kiếm một lối thoát cho đất nước. Tháng 3 năm 2021, Bỉ ban tìm kiếm lối thoát Haiti cho khủng hoảng CRSC ra đời và vài tháng sau tổ chức này đưa ra thỏa thuận 30 phần 8 hay thỏa thuận Munkada. Hội nhóm này rõ ràng là một tiếng nói mạnh mẽ từ xã hội và đã soạn thảo không ít đề xuất thực tiễn có thể đặt lên bàn đàm phán. Trên thực tế, nỗ lực khởi động một tiến trình chính trị mà CRICUM thúc đẩy tại Haiti dựa trên những đề xuất của CRSC, điển hình là đề xuất trong thỏa thuận Munkada về một cương vị tổng thống tập thể bước đầu lấp chỗ trống trong bộ máy hành pháp. Một điều hiển nhiên là sự suy kiệt của mô hình cầm quyền và các cấu trúc xung quanh mô hình đó chính là tâm nhiễm của cuộc khủng hoảng toàn diện hiện tại. Nếu nhìn thẳng vào sự thật, trong bối cảnh tăng rã về xã hội và suy kiệt về tổ chức, chỉ có sự kiểm soát quyền lực từ nhóm hạt nhân, đặc biệt là Mỹ, mới giải thích được sự duy trì tới hơn 2 năm rưỡi một chính quyền hành pháp vừa bất hợp pháp, không có nhân lực và tài lực, vừa bị cả xã hội tẩy chay như tại Haiti. Những vấn đề thêm chốt Tình trạng bế tắc hiện tại bắt đầu. Xét theo sự việc cụ thể, từ yêu cầu mà cựu Thủ tướng Henry trình Liên Hợp Quốc ngày 2 tháng 10 năm 2023, quyết định tổ chức một sứ mệnh đa quốc gia để hỗ trợ an ninh Haiti được thông qua tại Thể chế toàn cầu này. Sáng kiến này đã gây ra hai luồn phản ứng mà cuối cùng đã bớt nghẹt các cơ sở ủng hộ vốn đã yêu kém của chính phủ tạm quyền. Đầu tiên là sự phản đối của đa số người dân Haiti đối với sự can thiệp của các lực lượng vũ trang nước ngoài, như đã được phản ánh trong thỏa thuận Munkada, thậm chí từ chính những đồng minh của chính phủ. Thứ hai là hệ lụy của một lời kêu gọi can thiệp là sự xen ngang công khai từ bên ngoài vào các quyết định mang tính quốc gia. Cũng ngay lập tức, nảy sinh vấn đề ai sẽ là người đảm trách thực hiện nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Mỹ, bên thúc đẩy thực sự nghị quyết này, ban đầu tiến hành tham vấn với Canada, sau đó hướng tới cả nước Caribe và Mỹ Latin để tìm người đồng hành và cuối cùng là Kenya. Tại Haiti, nổi lên các cuộc tranh luận nội bộ về sự can dự của lực lượng cảnh Kenya, trong tình trạng an ninh và bạo lực băng đảng liên tục gia tăng với tốc độ chống ập và dường như không thể kiềm hảm trong bối cảnh nhà nước bị xóa sổ. Với tình trạng lan tràn các vụ tấn công, bắt cóc, sát hại trong các khu đông dân cư, Ben-E, Carre Fulfiller, La Plaine, Toseu là những khu phải hứng chịu các hành vi tấn công đặc biệt đậm máu, nhằm xua đuổi đồng thời hàng trăm gia đình đang phải ẩn nấu trong các tòa nhà công vốn không có chức năng tiếp đón họ, và quá trình mở rộng theo cấp số nhân các nhóm tội phạm cùng sự bành trước của chúng ra các khu vực xung quanh Port-au-Prince. Thủ đô Haiti đang bị tê liệt một phần và ngày càng bị cô lập với phần còn lại của đất nước. Điều đáng nói là những kẻ gangster này kiểm soát số lượng súng đạn lồ sổ. Trước quá trình phân rã xã hội này, nối cộng thái độ bất động toàn diện và đáng ngờ của giới tư bản đầu sỏ, cho dù họ cũng là bên chịu tác động. Điểm đáng chú ý nhất là sự yếu kém đai chiều của giai cấp chính trị, những người ngày hôm nay phải đối diện trong trạng thái chia rẽ quá trình chuyển tiếp sau khi vị thủ tướng tạm quyền rời bỏ đất nước. Sự chuyển tiếp từng là đề tài thường trực kể từ khi nền độc tài của gia đình Duvalier kết thúc quá trình gần ba thập kỷ cầm quyền của mình vào năm 1986. Cho dù ở cùng khu vực và chia sẻ bầu không khí văn hóa chính trị của những cuộc chuyển tiếp và điều chỉnh khác với các xã hội cùng châu lục với các vấn đề tương tự, Haiti không xây dựng và ổn định được một hệ thống chính trị theo chu kỳ và với nhiệm vụ ràng buộc đối với các lực lượng chính trị cầm quyền. Ngày nay, đây là vấn đề trọng yếu nhất trong các mối bận tâm của các nước can thiệp vào Haiti, trong đó ngoài các cường quốc truyền thống còn có cả Cộng hòa Dominica, Mexico, Brazil và một vài quốc gia Caribe khác. Như vậy, vấn đề chuyển tiếp đặt ra hai nghi vấn để thấu hiểu trường hợp Haiti. Đầu tiên, là cách thức giàn xếp giữa các thế lực liên quan để đạt được nhân đồng thuận tối thiểu để có thể tiến hành chuyển tiếp. Chính trường Haiti vốn bao gồm một nhóm đông các chính đảng nhỏ, có định hướng tư tưởng nhất định nhưng rất yếu kém về tổ chức. Đây vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của xu hướng phân nhỏ bối cảnh chính trị và giữ nguyên hiện trạng vốn có lợi cho giới tư bản đầu sở, và cho phép các thế lực bên ngoài kiểm soát dễ dàng hệ thống chính trị, đặc biệt là cơ chế bầu cử của Haiti. Từ năm 2000, thái độ chắn ghét của giới cử tri là khá rõ ràng, và từ năm 2011 không có cuộc bầu cử nào diễn ra mà không có các làn sóng biểu tình ồ ạc đi kèm. Tình trạng bất ổn chính trị, và trạng thái định đúng của các dự án công, tính đứt đoạn và thiếu sự liên tục các chính sách công thức đo rõ ràng của mức độ bình vững của hệ thống chính trị, do đó luôn bám riết toàn bộ xã hội Haiti. Điểm mới trong khung cảnh chính trị đó là sự vương lên của xã hội dân sự trong giai đoạn 2018-2024. Các tổ chức nhân quyền, nông dân và đoàn thể ngành nghề khuyến khích tranh luận và hòa chung tiếng nói về những đòi hỏi xã hội và chính trị chính đáng. Tuy nhiên, sự thiếu hụt bên tiếp nhận và đối thoại đầy đủ chức năng từ hệ thống nhà nước khiến cho các tổ chức này chưa thể vượt qua những hạn chế căn bản đặc biệt là khả năng bám rễ vào quần chúng chưa sâu rộng, và ngăn cản tác động tích cực tiềm năng của chúng, thậm chí còn đặt một số tổ chức trong số này trước nguy cơ bị biến thành công cụ cho các nhóm chính trị truyền thống. Tuy nhiên, cho dù bị các chính trị gia và thế lực bảo trợ nước ngoài cố tình bỏ qua và gạt ra rìa, sức nặng chính trị của các nhóm hạt động xã hội này vẫn đang tăng, như được ghi nhận với vai trò khá nổi bật trong các cuộc tranh luận chính trị hiện tại. Tái quy nạp các thành tố nhà nước. Vòng tranh luận bắt đầu từ trung tuần tháng 3 vừa qua dưới sự bảo trợ của CRICUM, và đề xuất mà cộng đồng khu vực này công bố sau đó về một đối thoát cho cuộc khủng hoảng đai chịu đang đè nặng lên Haiti đang được các bên bảo hộ nước ngoài của Haiti, từ lớn tới nhỏ, thương lượng và phiên chuyển thành công cụ để đang xem lợi ích và quan điểm của chính mình. Cho tới nay, đề xuất này chưa mang lại giải pháp nào, nhưng là một nỗ lực đáng kể nhằm đạt được sự hòa hoảng giữa các thủ lĩnh chính trị, trong bối cảnh các ưu tiên bất thiết hiện tại là tái lập an ninh thực trật tự, an ninh xã hội và kinh tế của một cả một dân tộc đang thẳng thốt kinh hoàng trước các băng đảng tội phạm, và khôi phục các thể chế nền tảng của nhà nước, chính quyền ca cấp, nghị viện và hệ thống tư pháp. Quá trình hiện thực hóa các ưu tiên này, theo logic, sẽ đặt lại nền móng cùng với sự đồng hành khá chặt chẽ của các đối tác bên ngoài cho công cuộc tái thiết nhà nước. Sẽ có những nhiệm vụ to lớn phải tiến hành, phục hồi cương vị tổng thống đã biến mất từ ba năm qua, thay thế một chính phủ và thủ tướng vốn mất hợp pháp ngay từ con đường và cách thức nhậm chức, và củng cố các bộ máy an ninh và tư pháp để sớm trả lại sự bình yên, dù là tương đối, và bảo đảm sinh mạng cho người dân. Đa phần các tác nhân có vai vế đã kịp lên tiếng chỉ trích công thức CRICOM, tuy nhiên may mắn là các cuộc thảo luận giữa các nhân tố trong nước của Haiti vẫn tiếp tục và đi tới một công thức đồng thuận cơ bản. Công thức này bao gồm việc hình thành một cương vị tổng thống tập thể sẽ mang tên Hội đồng Tổng thống với sự tham gia rộng rãi của xã hội dân sự, các lưu phái chính trị và doanh nghiệp tư nhân. Những cái tên cụ thể ban đầu được ấn định lịch trình chốt lại vào ngày 19 tháng 3 nhưng tới nay vẫn chưa được công bố, tuy vậy vấn đề đáng xem hơn từ các thỏa thuận này là cơ chế bảo đảm quá trình triển khai ra sao. Một lần nữa, bóng đen quá khứ về sự kình địch về ý thức hệ và lợi ích cá nhân từng cản trở nhiều thập kỷ phát triển của Haiti lại ám ảnh các cuộc tranh luận. Có lẽ, như điều may mắn trong bất hạnh, lại dường như các tác nhân đều ý thức được rằng tình trạng đã chạm đáy và rằng đất nước cần một chút trưởng vọng tăng trưởng cụ thể và do đó, kể cả đại diện của giới tư bản, đều có thiện chí hướng tới một giải pháp chung thực sự. Một điểm cuối cùng không thể bỏ qua, đại giới tội phạm đang tìm kiếm đảm bảo được miễn tuy tố thông qua những đe dọa vũ lực và nhân dân thì đã khô kiệt. Một thỏa thuận, cho dù là tầm thường, nhưng khi và chỉ khi phản ánh được các giá trị tươi sáng và không cho phép thỏa hiệp với những tên tội phạm và những kẻ tham nhũng, sẽ hữu ích trong thời điểm này để tìm ra một lối thoát. Mặt khác một cuộc can thiệp quân sự nhân đạo từ bên ngoài vẫn đang chờ đợi hiệu định xuất phát. Tuy nhiên, tái thiết nhà nước theo nghĩa nhất định cũng là định nghĩa lại con đường phát triển của đất nước, một mục tiêu ngoài tầm với trong ngắn hàng nhưng là thiết yếu để Haiti có một tương lai thực sự.