Home Page
cover of Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

00:00-27:34

Kể từ đầu năm 2024 đến nay, Biển Đông đã chứng kiến nhiều diễn biến mới phức tạp và căng thẳng, chủ yếu giữa một bên là Trung Quốc và một bên là Philippines và các đồng minh của họ. Các căng thẳng trên biển đã kéo dài từ năm 2023 đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong tương lai gần khi không có bên nào tỏ ý thiện chí xuống thang.

Podcastspeechspeech synthesizerfemale speechwoman speakingnarration
37
Plays
0
Downloads
11
Shares

Transcription

Since the beginning of 2024, the South China Sea has experienced increasing tensions between China, the Philippines, and their allies. There have been numerous clashes and intrusions, with both sides asserting their territorial claims. The Philippines has sought international support and condemnation of China's actions. They have also strengthened their security network and conducted joint exercises with the US and other allies. The US has reaffirmed its commitment to protecting the Philippines and has criticized China's aggressive actions. Other countries, such as Japan and France, have expressed support for the Philippines and condemned China's actions as well. The situation in the South China Sea remains tense and potentially dangerous, with ongoing disputes over territory and resources. Kể từ đầu năm 2024 đến nay, Biển Đông đã chứng kiến nhiều diễn biến mới phức tạp và căng thẳng, chủ yếu giữa một bên là Trung Quốc và một bên là Philippines và các đồng minh của họ. Các căng thẳng trên biển đã kéo dài từ năm 2023 đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu hại nhiệt trong tương lai gần khi không có bên nào tỏ ý thiện chí xuống thang. Diễn biến trên thực địa, các hoạt động vùng xám ngày càng gia tăng. Hiện trạng trên biển đang đứng trước nhiều thách thức có cấp độ cao hơn, các thế lực đã sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng tăng của mình để thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ lâu dài. Số lượng các cuộc vai chạm đã tăng lên song song với số lượng kỷ lục các cuộc thâm nhập mà các bên cho là đối phương đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của mình. Từ cuối năm 2023 đến nay, căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines đã leo thang nghiêm trọng liên quan đến các vụ vai chạm ở khu vực gần Bãi Cỏ Mây, thù quần đảo Trường Sa và bãi cảng Scarborough. Giữa hai nước đã liên tục xảy ra các cuộc chạm mặt và răng đe lẫn nhau nhau bằng các cuộc tuần tra và tập trận. Đầu tháng 1 năm 2024, Philippines đã phối hợp với Mỹ trong hoạt động hợp tác hàng hải là cuộc tuần tra chung kéo dài hai ngày bắt đầu từ ngày 3 tháng 1. Cuộc tuần tra chung có sự tham gia của bốn tàu hải quân Philippines và bốn tàu của Mỹ, bao gồm một tàu sân bay, một tàu tuần dương và hai tàu khu trục. Ngay sau khi Philippines thông báo tuần tra chung với Mỹ, Bộ Tư lĩnh Chiến khu miền nam Trung Quốc đã thông báo lực lượng hải quân và không quân nước này tiến hành cuộc tuần tra thường lệ ở Biển Đông. Sau đó, quân đội Philippines cho biết hai tàu hải quân Trung Quốc đã bám sát và theo dõi các phương tiên tham gia hoạt động hợp tác hàng hải này. Ông Saucis Vinidad, người đứng đầu phòng truyền thông của quân đội Philippines đã lên tiếng hy vọng Trung Quốc và các nước khác sẽ tôn trọng chủ quyền và quyền của chúng tôi khi tiến hành các hoạt động tuân theo luật pháp quốc tế. Trong khi đó, Bộ Tư lĩnh Chiến khu miền nam Trung Quốc cho biết hoạt động tuần tra Biển Đông này nhằm răn đe các hoạt động gây cản trở và tạo điểm nóng trong khu vực. Tháng 2, Philippines tiếp tục cáo buộc tàu hải cảnh Trung Quốc cản trở tàu công vụ của Manila bằng các động tác cơ động nguy hiểm, tuy cản tàu tuần tra của nước này. Manila đã thông báo lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines và các tàu của Cục Thủy sản, và nguồn lợi thủy sản Philippines sẽ được cử tới bãi cản Scarborough từ tháng 2 để bảo vệ quyền và sự an toàn của ngư dân Philippines ở vùng biển này. Sau đó, tờ South China Morning Post đưa tin lực lượng hải cảnh Trung Quốc ngày 22 tháng 2 rằng họ đã xua đuổi một tàu của Cục Thủy sản và nguồn lợi thủy sản Philippines ở gần bãi cạn Scarborough. Tuy nhiên, Philippines đã bác tuyên bố của Trung Quốc và khẳng định tàu BRB Datu sáng giây vẫn đang tuần tra ở vùng biển gần bãi cạn. Đến ngày 25 tháng 2, cảnh sát biển Philippines đã cáo buộc hải cảnh Trung Quốc dùng hai xuồng hơi để chăn đoạn dây phao hình vòng cung chắn ngang lối vào bãi cạn Scarborough, ngăn cản tàu công vụ của nước này tiếp tế nhiên liệu cho ngư dân hoạt động tại đây. Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo Luzon của Philippines khoảng 220 km, 120 hải lý về phía Tây và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 1.000 km, 590 hải lý về phía Đông. Trung Quốc đã chiếm đóng bãi cạn này từ năm 2012. Trước đó, Mỹ và Philippines đã tổ chức cuộc tuần tra chung trên biển Đông vào ngày 9 tháng 2 với sự tham gia của các tàu chiến nhằm thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ hơn nhằm nâng cao hơn nửa khả năng hàng hải của hai nước. Ngày 19 tháng 2, các máy bay chiến đấu của Philippines và máy bay ném bom của Mỹ tiếp tục cùng nhau bay qua biển Đông nhằm tăng cường khả năng tương tác của lực lượng vũ trang Mỹ và Philippines, đồng thời nâng cao khả năng của lực lượng không quân của Manila trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ, quyền chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam của Trung Quốc cũng ngay lập tức tổ chức các lực lượng hải quân và không quân để giám sát chặt chẽ cuộc tập trận chung này. Trung Quốc và Philippines gần đây cũng liên tục đối đầu gần bãi cỏ mây. Trong tháng 3, Philippines hai lần tố hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng cản trở tàu tiếp viện của nước này tới gần bãi cỏ mây vào ngày 5 tháng 3 và ngày 23 tháng 3 khiến tàu tiếp viện bị hư hại và làm bị thương các thủy thủ. Philippines đã trự tập đại sứ của Bắc Kinh để phản đối hành động của lực lượng hải quân Trung Quốc. Sau đó, ngày 28 tháng 3, Tổng thống Philippines Marcos tuyên bố rằng chúng tôi không tìm kiếm xung đột với bất kỳ quốc gia nào. Hơn thế nữa các quốc gia có ý định và tuyên bố là bạn của chúng tôi nhưng chúng tôi sẽ không bị buộc phải im lặng và phục tùng. Bãi cỏ mây là một thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tuy nhiên quân đội Philippines sử dụng tàu chiến cũ BRB Sierra Madga đã mắc cạn như một tiền đồn để duy trì hiện diện trái phép ở khu vực này từ năm 1999. Trung Quốc cũng đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với thực thể này. Trên tàu có đơn vị thủy quân lục chiến đồn trú và phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tiếp tế từ đất liền. Đầu tháng 4, trước chuyến thăm Washington của Tổng thống Philippines Marcos, Philippines đã tổ chức tập trận chung cùng với Mỹ, Nhật Bản và Australia ở Biển Đông. Trung Quốc cũng tuyên bố tổ chức tuần tra chiến đấu ở Biển Đông cả hải quân và không quân ở Biển Đông cùng thời điểm. Sau chuyến công du đến Mỹ và có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên, ba bên Mỹ-Nhật Philippines cùng với Tổng thống Mỹ Biden và Thủ tướng Kishida ngày 11 tháng 4, ba bên đã cam kết thúc đẩy hợp tác quốc phòng, bao gồm thông qua huấn luyện hải quân kết hợp và các cuộc tập trận giữa ba nước cũng như các đối tác bổ sung, và bằng cách phối hợp hỗ trợ giữa Mỹ và Nhật Bản cho các ưu tiên hiện đại hóa quốc phòng của Philippines. Ngay sau đó, ngày 22 tháng 4, Mỹ, Philippines khởi động tập trận chiến đấu tại Biển Đông. Cuộc tập trận Bali-Katan năm nay diễn ra không chỉ ở vùng biển Philippines, mà còn ở vùng biển quốc tế ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền. Khoảng 16.700 binh sĩ Philippines và Mỹ đã tham gia cuộc tập trận này. Cuộc tập trận là phản ứng của Manila đối với các hành động cứng rắn của Bắc Kinh tại khu vực. Các cuộc tập trận bắt đầu cùng ngày với một hội nghị chuyên đề hải quân cấp cao kéo dài 4 ngày được tiến hành tại thành phố Cảng Thanh Đảo của Trung Quốc. Đây là hội nghị cung cấp cho các sĩ quan cao cấp của Mỹ và các đồng minh một cơ hội hiếm hoi để thảo luận về các nỗ lực giảm bớt căng thẳng khu vực trực tiếp với các Trung Quốc và Nga. Các cuộc đụng độ thường xuyên giữa Trung Quốc và Philippines đã làm dấy lên lo ngại về sự leo thang nguy hiểm trên biển, trong đó có nguy cơ cao dẫn đến xung đột trực tiếp. Bên cạnh các cuộc vai chạm với Philippines, Trung Quốc cũng tiến hành nhiều hành động xâm phạm chủ quyền các nước khác trong đó có Việt Nam. Trong tháng 2, dữ liệu từ trang Marine Traffic cho thấy tàu hải cảnh 5901 của Trung Quốc đã bật hệ thống nhận dạng tự động, AIS, tại vị trí gần bãi tư chính của Việt Nam và hiện diện tại khu vực trong nhiều ngày. Mặc dù không có cuộc đụng độ trực tiếp nào, nhưng việc điều tàu hải cảnh đến bãi tư chính là một phần thêm lục địa của Việt Nam và được xác lập hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển UNCLOS năm 1982 đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam theo một cách ít ồ mào như vậy. Tháng 5 năm 2023, Trung Quốc cũng đã điều tàu khảo sát hướng Dương Hồng 10 cùng tàu hải cảnh Hộ Tống và một số tàu cá đến khu vực bãi tư chính. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc rút nhóm tàu khỏi vùng biển Việt Nam và nhóm tàu này rời khỏi vùng biển Việt Nam vào đầu tháng 6 năm 2023. Những hành động này của Trung Quốc nhằm dần bình thường hóa những điều phi pháp của Trung Quốc. Trung Quốc đang gia tăng hiện diện trên biển Đông nhưng không gây hấn với các quốc gia khác để dần bình thường hóa sự hiện diện phi pháp của mình trong vùng biển thuộc chủ quyền của nước khác, nhằm lấy tư liệu lịch sử cho các hoạt động của Trung Quốc trên vùng biển mà nước này đơn phương tuyên bố chủ quyền. Nhà nghiên cứu Ray Paul O, giám đốc nhóm hải đăng của Trung Tâm Đổi Mới An ninh Quốc gia Guardian North thuộc Đại học Stanford chuyên nghiên cứu vùng xám hàng hải mô tả chiến lược đằng sau của Trung, quốc rằng các tàu hải cảnh Trung Quốc tiến hành tuần tra xâm nhập sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng rồi bình thường hóa quyền tài phán của Trung Quốc, với các khu vực thuộc quyền tài phán của các nước láng giềng theo luật pháp quốc tế. Về chính trị ngoại giao, Philippines và Trung Quốc tích cực thực hiện các biện pháp ngoại giao, chính trị để củng cố các yêu sách của mình. Philippines đã nỗ lực thực hiện một đoạt hành động chính trị và ngoại giao để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình. Khi từng suốt cuộc đụng độ giữa lực lượng của Manila và Bắc Kinh ngày một tăng lên, Philippines liên tục cáo buộc các hành động của Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế. Những nỗ lực này đã giúp Manila giành được những chú ý và cả sự ủng hộ của các quốc gia, tổ chức công mối quan hệ truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, Australia, EU. Liên minh châu Âu và các quốc gia trong liên minh đã tham gia lên án hành động của Trung Quốc là những hành động này gây nguy hiểm đến tính mạng con người, làm suy yếu sự ổn định khu vực và các cưỡng mực quốc tế, đe dọa an ninh trong khu vực và hơn thế nữa. Philippines cũng đang tích cực mở rộng mạng lưới an ninh của mình trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông. Đáng chú ý là hội nghị thượng định chính thức đầu tiên với Tổng thống Biden và Thủ tướng Kishida tháng 4 vừa qua, Washington đã khẳng định bọc thép mối quan hệ đồng minh với Manila và tái củng cố cam kết bảo vệ nước này trước bất kỳ sự tấn công từ Bắc Kinh. Ngày 26 tháng 4 vừa qua, Đại sứ Pháp tại Philippines Mary Fontaineau cho biết Pháp và Philippines sẽ bắt đầu đàm phán vào tháng tới về một hiệp ước quốc phòng thỏa thuận lực lượng thăm viến để cho phép quân đội từ mỗi nước tổ chức các cuộc tập trận trong lãnh thổ của bên kia. Tháng 1, Philippines và Vương quốc Anh cũng đã ký một biên bản ghi nhớ mô, phát thảo các cam kết quốc phòng dự định của hai quốc gia trong 5 năm tới, bao gồm các lĩnh vực như tập trận quân sự và huấn luyện tập trung nhằm tăng cường hợp tác an ninh hàng hải. Đối với Trung Quốc, mặc dù có những hành động cứng rắn với các tàu của Philippines trên biển Đông, tại nhiều vị trí thuộc lãnh hải của Philippines, tuy nhiên Trung Quốc sau đó thường sẽ im nặng cho đến khi Manila lên tiếng tố cáo, sau đó quay lại đổ lỗi cho các lực lượng Philippines đã xâm phạm lãnh hải của mình, lấy đó làm nguyên nhân liện hộ cho các hành động bảo vệ lợi ích trên biển, đồng thời khẳng định Trung Quốc đang làm đúng theo luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS 1982. Và mặc dù chỉ mới chiếm đóng bãi cạn Scarborough từ năm 2012, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố khẳng định bãi cạn này đã luôn là lãnh thủ của Trung Quốc, tuân thủ luật pháp quốc tế, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp kiên quyết để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các quyền và lợi ích hàng hải của mình. Bắc Kinh cũng chỉ trích Manila lôi kéo các nước bên ngoài biển Đông để phô trương sức mạnh và gây ra sự đối đầu trong khu vực, làm gia tăng căng thẳng và làm suy yếu sự ổn định khu vực. Bên cạnh Philippines và Trung Quốc, Việt Nam cũng tích cực lên tiếng về các sự kiện tại Biển Đông. Ngày 28 tháng 3 năm 2024 trả lời phóng viên tại Hợp báo Thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng cho biết Việt Nam rất quan ngại về những căng thẳng gần đây ở Biển Đông. Việt Nam kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế, thực hiện nghiêm túc tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, đóc giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. Mọi yêu sách và hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982, Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, không có các hành động làm phức tạp tình hình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nghiêm túc thực hiện đốc cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Về pháp lý, sự thực thi luật pháp quốc tế tại Biển Đông tiếp tục có nhiều hạn chế, Trung Quốc tiếp tục áp dụng và ban hành các nội luật của mình về Biển Đông dù vi phạm luật pháp quốc tế. Các hành động xâm lấm, hiện diện trái phép cùng các hành động khiêu khích của Trung Quốc tại Biển Đông là vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia khác trong khu vực, được quy định tại Công ước UNCLOS 1982 mà Trung Quốc đã tham gia ký kết. Trung Quốc cũng đã vi phạm hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, tác của ASEAN, trong đó kêu gọi tôn trọng lẫn nhau đối với độc lập, chủ quyền, bình đẳng, hoàn vẹn lãnh thủ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia. Trung Quốc cũng đã vi phạm cam kết được ghi trong tác để giải quyết và quản lý các tranh chấp quốc tế một cách hòa bình. Bắc Kinh chính là lý do chính kiến việc thực thi pháp luật lại Biển Đông gặp nhiều khó khăn, từ đó, họ có thể là cơ sở để giải quyết các bất đồng giữa các quốc gia trong khu vực. Hằng năm, Trung Quốc đều tuyên bố đặt lệnh cấm bắt cá ở Biển Đông bắt đầu từ ngày 1 tháng 5 đến 16 phần 9 trong phạm vi từ vùng biển phía bắc Biển Đông đến 12 độ vị Bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng nêu rõ lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo UNCLOS 1982. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam, không làm phức tạp thêm tình hình, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và trật tự ở khu vực Biển Đông. Tất cả những động thái này đều hướng tới một mục tiêu cụ thể trong tình trạng hỗn loạn hàng hải thay đổi hiện trạng, lãnh thổ dựa trên khẳng định của Trung Quốc, không phù hợp với trật tự hiện hành của luật pháp quốc tế. Dự báo tình hình trong thời gian tới Nhìn lại năm 2023 và những gì xảy ra trong những tháng đầu năm của 2024, Biển Đông đang nóng lên do sự tác động qua lại phức tạp giữa các nỗ lực ngoại giao, kế trận quân sự, hợp tác khu vực, và vi phạm pháp lý. Trong thời gian sắp tới, Biển Đông có thể sẽ tiếp tục chứng kiến tình trạng căng thẳng kéo dài với các vai chạm giữa các lực lượng hải quân và các cuộc tập trận quân sự thường xuyên hơn. Tình trạng căng thẳng này sẽ khiến việc đàm phán giải quyết những bất đồng quan điểm về lãnh thổ không thể diễn ra, đồng thời, quá trình đàm phán cọc cũng dễ rơi vào bế tắc. Vì không bên nào tỏ ra sẵn sàng nhượng bộ, tuyên bố rằng hành động của họ là hợp pháp trong các khu vực thuộc chủ quyền mà họ tuyên bố, nên mâu thuẫn này khó có thể được giải quyết một cách hòa bình thông qua đàm phán hoặc trọng tài như trong trường hợp các giải pháp khác nhau đạt được giữa Malaysia, Indonesia, và Singapore trong những thập kỷ qua. Căng thẳng sẽ tiếp tục tồn tại và có thể leo thang đến mức nguy hiểm. Tuy nhiên, các quốc gia có yêu sách cũng sẽ tiếp tục theo đuổi các con đường pháp lý để giải quyết các mâu thuẫn. Các cơ chế pháp lý quốc tế sẽ vẫn cần thiết trong việc xác định tính hợp pháp của các yêu sách và thúc đẩy việc tuân thủ các quy tắc đã được thiết lập. Trung Quốc vẫn sẽ là nhân tố chính quyết định sức nóng tình hình và biến động tại Biển Đông. Bắc Kinh sẽ tăng cường phản đối sự hiện diện của Mỹ và các đồng minh tại Biển Đông, tiếp tục có những động thái cứng rắn và răng ghê đến Philippines nói riêng và các quốc gia khác nói chung nhằm thể hiện lập trường cứng rắn và tham vọng yêu sách của mình. Trung Quốc cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động thâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác để duy trì sự hiện diện của họ trên Biển Đông. Ở phía bên kia, sự chủ động của Philippines trong việc mở rộng liên kết an ninh và chỉ trích Trung Quốc ở cấp độ quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ và các đồng minh can dự vào Biển Đông thông qua việc hợp tác và danh nghĩa ủng hộ Philippines. Các cuộc tập trận, tuần tra chung sẽ xuất hiện nhiều hơn với sự tham gia của các lực lượng bên ngoài. Và với sự hậu thuẫn từ Mỹ cùng khả năng quốc phòng đang được gia tăng, Philippines sẽ tự tin hơn trong việc hiện diện tại các khu vực lãnh hại của mình với nguy cơ chạm giá không trong lực lượng tư sẽ diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ mà kết quả của nó có thể chi phối đến sự can thiệp của nước này và các đồng minh đến Biển Đông. Một chính quyền mới có thể sẽ xem xét lại thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của Biển Đông trong lợi ích an ninh quốc gia, và từ đó có những đối sách đối với sự cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc trong vùng biển này. Cùng với đó, bối cảnh chính trị toàn cầu phức tạp với xung đột ở Ukraine và Israel sẽ đặt ra thách thức cho Mỹ khi phải chia sẻ nguồn lực để tham gia trận địa tại Biển Đông. Thực tế là kể từ khi cuộc xung đột ở Israel nổ ra, Mỹ đã phải chia sẻ sự chú ý và nguồn lực vào cả châu Âu và Trung Đông, đã tạo cơ hội cho Trung Quốc tăng cường các hành động cứng rắn của mình ở trên biển. Tuy nhiên, Biển Đông vẫn sẽ là địa bàn cạnh tranh nước lớn, Mỹ-Trung sẽ tăng răng đe và tập hợp lực lượng nhưng không trực tiếp đối đầu. Katie N. Yang, trợ lý giáo sư an ninh quốc tế tại Đại học George Mason và là tác giả của cuốn sách China Escapist The Calculus of Cursing, cho rằng Mỹ có thể giúp hỗ trợ Philippines xây dựng một lực lượng bảo vệ bờ biển có năng lực hơn. Nhưng nếu không có một cuộc tấn công vũ trang vào các tài sản của Philippines ở Biển Đông, không có khả năng Mỹ sẽ tham gia quân sự. Nhìn chung, tình hình Biển Đông trong thời gian sắp tới sẽ vẫn duy trì ở mức độ căng thẳng, tuy nhiên sẽ chưa gây gác đến mức độ xung đột hoặc chiến tranh. Trong nắng hạn, Trung Quốc sẽ tìm cách kiểm soát trên thực tế các thực thể trong vùng 10 đoạn đồng thời xây dựng những dấu chân lịch sử để làm tư tiệu hợp pháp hóa việc này trong tương lai. Những hành động của Trung Quốc đang dần biến một Biển Đông hòa bình, không có tranh chấp, vùng biển chủ quyền hợp pháp của các quốc gia được xác lập phù hợp với UNCLOS trở thành một vùng biển có tranh chấp. Về lâu dài, Trung Quốc mục đích đạt được sự kiểm soát về mặt pháp lý và sự công nhận chính thức đối với các quyền chủ quyền của Trung Quốc đối với các yêu sách bành trướng ở Biển Đông. Một số lưu ý đối với Việt Nam Biển Đông, với ý nghĩa chiến lược quan trọng, vẫn là tâm điểm của các động lực địa chính trị, đặc trưng bởi những phức tạp về ngoại giao, sự quyết đoán về quân sự và sự phức tạp về pháp lý. Thời gian sắp tới, vùng biển này khó tránh khỏi sự biến động liên tục. Việc giải quyết các thách thức ở Biển Đông sẽ đòi hỏi phải có chính sách ngoại giao đa sắc thái, các nỗ lực hợp tác trong khu vực và cam kết duy trì các chủng mực quốc tế. Là một bên liên quan trực tiếp, những biến động tại Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích tối cao của dân tộc là an ninh, chủ quyền quốc gia. Do đó, Việt Nam cần lưu ý một số vấn đề để chủ động đưa ra đối sách, đảm bảo tối đa lợi ích của mình trên Biển Đông. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo là quá trình đấu tranh lâu dài, cần phải kết hợp sức mạnh nỗ lực của quốc gia, kết hợp sự ủng hộ từ quốc tế và quan trọng là đảm bảo giữ vững hòa bình, ổn định trên thực địa và tuân thủ các cơ sở pháp lý quốc tế. Việt Nam kiên trì theo đuổi chính sách ở là tôn trọng đầy đủ, thiện chí thực thi các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và hiến chương Liên Hợp Quốc, thúc đẩy hợp tác biển dựa trên UNCLOS. Thiếu tướng, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Hồng Quân, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng khẳng định sức mạnh bảo vệ tổ quốc phải là sức mạnh nỗ lực của dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại, sức mạnh của độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. Cho nên, với Việt Nam, bảo vệ tổ quốc phải bằng chính bản lĩnh, trí tuệ, thực lực, sức mạnh nội sinh của đất nước, kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Không thể dựa vào bất kỳ liên minh quân sự nào, càng không thể trông chờ vào nước ngoài. Việt Nam cần ngày càng đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng một nền kinh tế giàu mạnh, tự cường, tạo nền tảng sức mạnh bảo vệ tổ quốc. Và không thể thiếu là kiên quyết theo đuổi chính sách Quốc phòng 4.0 theo sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019. Việt Nam kiên trì với việc tuân thủ luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền lãnh thủ trên biển, duy trì hòa bình ổn định, không làm phức tạp tình hình và không sử dụng vũ lực làm thay đổi hiện trạng. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận Việt Nam trong sự so sánh tương quan lực lượng với các bên liên quan. Trung Quốc đã trở thành cường quốc với lực lượng quân sự hàng đầu thế giới và không ngừng gia tăng sức mạnh. Philippines cũng có những kế hoạch của riêng mình khi tư lệnh quân đội Manila Romeo Bronner cho biết ngày 15 tháng 1 năm 2024 rằng họ có kế hoạch phát triển, nâng cấp các thực thể, các đảo và rặng san hô ở Biển Đông, đồng thời quân đội Philippines cũng có kế hoạch mua thêm tàu, radar và máy bay khi Manila chuyển trọng tâm từ phòng thủ nội bộ sang bảo vệ lãnh thổ. Đồng thời có kế hoạch hiện đại hóa quân sự với ngân sách 35 tỷ đô la Mỹ mục tiêu tăng cường khả năng hải quân và không quân trong những năm tới để trực tiếp đối phó với các mối đe dọa an ninh bên ngoài. Đếu không tiến lên, Việt Nam sẽ bị tục lại đằng sau. Trong khi cam kết duy trì hòa bình tại Biển Đông, Việt Nam cũng nên có những phương án giữ phòng cho các trường hợp xấu nhất xảy ra trong tương lai, có thể vẫn còn xa. Song song với đó, cũng cần thúc đẩy các biện pháp ngoại giao để xử lý tình hình trong thời điểm hiện tại, nhằm giữ nguyên hiện trạng, giữ vẫn hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Có thể nhìn thấy rằng Philippines đang cố gắng dựa vào sự sức mạnh lớn hơn từ Mỹ. Tuy nhiên, bài học về bãi cạn Scarborough vẫn còn đó. Khi Trung Quốc chiếm được bãi cạn này, Mỹ thực tế đã không làm gì cho đồng minh thân cận ở Đông Nam Á của mình. Rama Chailani, giáo sư danh dự về nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách có trụ sở tại New Delhi, và là thành viên tại Học viện Robert Bush ở Berlin nói rằng mặc dù các hạt động của Trung Quốc ở Biển Đông cố thành một sự vi phạm luật pháp quốc tế rất rõ ràng, bao gồm phán quyết năm 2016 của Tòa án trọng tài tại dưa hết vô hiệu hóa các yêu sách của Trung Quốc, nhưng đã có rất ít sự phản đối từ ba chính quyền Mỹ liên tiếp. Kết quả là Trung Quốc đã đơn phương mở rộng biên giới trên biển mà không cần bắn một phát súng nào. Trong khi việc đẩy Philippines ra khỏi bãi cạn hay chiếm được các thực thể Biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Trung Quốc là sự khẳng định chủ quyền trong khu vực đường Mười Đoạn, việc này lại được sách hạng khá thấp trong số các lợi ích quốc gia cốt lõi của Mỹ. Mặc dù có thể gây thất vọng, không có gì sẽ đảm bảo cho sự bảo vệ từ một quốc gia cách xa nửa vòng trái đất nếu có xung đột leo thang lại Biển Đông. Việc duy trì chính sách cân bằng giữa các nước lớn sẽ giúp Việt Nam tránh phu thuộc vào một tác nhân duy nhất, hạn chế các lợi ích của mình. Hợp tác quốc tế là cần thiết và quan trọng để giải quyết vấn đề Biển Đông, nhưng không phải là hợp tác quân sự. Biển Đông là khu vực quan trọng trong hàng hải quốc tế với dòng chảy thương mại đạt 3,6 nghìn tỷ đô la Mỹ. Việc đảm bảo tự do hàng hải có ý nghĩa chiến lược đến tương lai tự do hàng hải quốc tế. Đồng thời Biển Đông cũng có một chữ lượng dầu mỏ đáng kể và có thể mang lại lợi ích cho các quốc gia tại khu vực này nói riêng, và các nước tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới nói chung về việc bổ sung nguồn cung nhiên liệu trong khi khủng hoảng đang xảy ra ở Nga và Trung Đông. Tuy nhiên trình độ của các quốc gia ven Biển Đông vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên này. Thông qua hợp tác quốc tế, các quốc gia đồng thời khẳng định chủ quyền hợp pháp của mình thông qua sự hiện diện trên vùng biển đặc quyền kinh tế, đồng thời có thể nhận lại giá trị kinh tế cũng như sự công nhận chủ quyền từ các quốc gia tham gia hợp tác. Hiện tại, Việt Nam có những dự án hợp tác thăm dò dầu khí cùng Nga, các tập đoàn Yarubech Nafs và Gabrum, tại Biển Đông. Các mỏ dầu khí mà các công ty Nga hợp tác khai thác nằm trong số những mỏ xa bờ biển Việt Nam nhất. Chi nhánh ở nước ngoài của Tập đoàn Dầu Khí Tự nhiên của Ấn Độ, ONGC Vides, cũng có hợp tác đầu tư vào các dự án thăm dò dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các liên quan tương tự khác không chỉ gắn lợi ích kinh tế của các quốc gia đó trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, mà còn ủng hộ nguyên tắc tự do thăm dò, khai thác tại nguyên liển trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, thúc đẩy việc thực thi pháp luật quốc tế tại Biển Đông. Việt Nam nên tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hơn nửa sự hợp tác kinh tế biển này. Trong thời gian gần đây, vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các mâu thuẫn ở Biển Đông đang dần mời nhạt dần. Các quốc gia ASEAN đã không áp dụng một lập trường chung khi đối mặt với yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. ASEAN thậm chí đã phải nhận sự chỉ trích khi im lặng khi Philippines phải đối mặt với sự gây hứng của Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây vừa qua. Điều này đã thúc đẩy Philippines tích cực tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài là Mỹ và các đồng minh. Việc này làm phức tạp cấu trúc an ninh tại Đông Nam Á với sự hiện diện của các thế lực lớn hơn như Mỹ, Úc, Nhật Bản. Vốn không liên quan trực tiếp đến các vấn đề trên Biển Đông, ngày càng làm suy yếu vai trò trung tâm của ASEAN mà các nước Đông Nam Á đang cố gắng thúc đẩy. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là sự thiếu hụt lòng tin và tinh thần hợp tác, nhất là đối với luật pháp quốc tế giữa các bên. Do đó, Việt Nam cần thúc đẩy việc tiếp tục tương thủ các quy tắc, chứng mực, duy trì, củng cố lòng tin và hợp tác giữa các thành viên ASEAN, từ đó xây dựng một ASEAN đoàn kết, ủng hộ lẫn nhau và có tiếng nói trong khu vực của mình. Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật quốc tế ở Biển Đông vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là lý do Việt Nam và các nước ASEAN cần tích cực hơn trong việc thúc đẩy thực thi pháp lý tại khu vực này và đẩy nhanh tiến trình đàm phán hoàn hiện bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, cộng. Việc nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á tại Indonesia nói, do không có tính ràng buộc về mặt pháp lý, tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông đốc vẫn chưa phát huy hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển. Đó là lý do tại sao cần có một công cụ có tính ràng buộc pháp lý, mang hiệu quả thực chất là bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, cộng, dựa trên UNCLOS năm 1982. Trong khi đó, Biển Đông vẫn đang tiếp tục chứng kiến những hành động đi ngược lại với quyền lợi hợp pháp của các quốc gia ven biển cũng như luật pháp quốc tế, làm xói mòn nghiềm tin, gia tăng căng thẳng, không tạo bầu không khí thuận lợi cho các cuộc đàm phán. Việc không tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế có thể gây xói mòn dần trực tự quốc tế. Cuối cùng, lĩnh vực thông tin và truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và bảo vệ lãnh thổ. Cần phải lưu ý một điều quan trọng khi sử dụng từ tên chấp dispute, vì nó có ý nghĩa rằng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các thực thể trên Biển Đông là ngang hàng với Việt Nam và các nước khác như Philippines, điều này là không đúng. Đây là lãnh thổ của Việt Nam và Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền phi pháp đối với lãnh thổ này. Việc lên tiếng phản đối các yêu sách phi lý và hành động phi pháp của Trung Quốc là cực kỳ quan trọng trong việc chống lại sự khẳng định chủ quyền của Trung Quốc. Nếu chúng ta không phản ánh nghiêm túc về các thông tin sai lệch, họ sẽ coi đó là một sự chấp nhận. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng việc tuyên truyền của Việt Nam chưa thực sự nhận được nhiều chú ý, nhất là từ cộng đồng quốc tế. Đây sẽ là một lĩnh vực cần sự quan tâm để bên cạnh phản đối yêu sách của Trung Quốc đối với chủ quyền của mình, Việt Nam đồng thời có thể nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Một điều quan trọng khác là Việt Nam đang phải đối mặt với việc các bản đồ chính xác với đầy đủ chủ quyền của mình đang bị thiếu hụt trên nguồn dữ liệu điện tử. Trong thời đại thông tin điện tử này, không chỉ người Việt Nam, mà tất cả mọi người trên thế giới, khi tìm kiếm thông tin về Việt Nam thông qua Internet, bản đồ mà họ nhìn thấy thường không ngô gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoặc là bản đồ mà các phương tiện truyền thông đặt tên là tranh chấp ở Biển Đông. Trong truyền thông, khi thông tin được trình bày trên các phương tiện truyền thông phổ biến và thường xuyên, khán giả sẽ tin điều này là thật. Việt Nam cần chú trọng về phương diện này không chỉ là trong nước mà cả ngoài nước. Việc phát hành các bản đồ điện tử, ảnh, phép tờ với đầy đủ chủ quyền của mình cần được thúc đẩy hơn nữa.

Listen Next

Other Creators